Ngân hàng TMCP Sài Gòn tiền thân là Ngân hàng TMCP Quế Đô được thành lập năm 1992 theo giấy phép hoạt động số 00018/NH-GP ngày 06/06/1992 của Thống đốc Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam và giấy phép thành lập số 308/GP-UB ngày 26/06/1992 của Ủy ban nhân dân TP Hồ Chí Minh, đến ngày 08/04/2003, chính thức đổi tên thành Ngân hàng TMCP Sài Gòn.
Sau hơn 11 năm hoạt động, đến ngày 08/04/2003, ngân hàng chính thức đổi tên thành Ngân hàng TMCP Sài Gòn theo quyết định số 336/QĐ-NHNN của Thống đốc Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam.
Ngày 26/12/2011, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chính thức cấp giấy phép số 283/GP-NHNN về việc thành lập và hoạt động Ngân hàng TMCP Sài Gòn trên cơ
sở hợp nhất tự nguyện 3 ngân hàng: Ngân hàng TMCP Sài Gòn, Ngân hàng TMCP Việt Nam Tín Nghĩa, Ngân hàng TMCP Đệ Nhất. Từ ngày 01/01/2012, Ngân hàng TMCP Sài Gòn (Ngân hàng hợp nhất) chính thức đi vào hoạt động.
Đây được xem như một bước ngoặt quan trọng trong lịch sử phát triển của cả ba ngân hàng, đánh dấu sự thay đổi toàn diện về quy mô tổng tài sản, mạng lưới giao dịch, công nghệ thông tin và hệ thống nhân sự... Trên cơ sở kế thừa những thế mạnh vốn có của
3 ngân hàng, cùng sự quyết tâm của cán bộ lãnh đạo và toàn thể nhân viên, đến nay, Ngân
hàng TMCP Sài Gòn đã không ngừng phát triển lớn mạnh, vươn lên vị thế Top 5 ngân hàng TMCP có quy mô lớn nhất Việt Nam với tổng giá trị tài sản hơn 566.834 tỷ đồng và vốn điều lệ hơn 15.231 tỷ đồng tính đến cuối năm 2019. Hiện nay mạng lưới hoạt động của SCB với 239 điểm giao dịch đang phủ rộng khắp 28 tỉnh thành thuộc các vùng kinh tế
trọng điểm của cả nước, cùng đội ngũ nhân sự hơn 6.700 người là lợi thế giúp SCB trở thành ngân hàng lớn trong hệ thống ngân hàng tại Việt Nam.
7 8
Với tầm nhìn và chiến lược nền tảng được xác định rõ ràng, SCB đã và đang chú trọng triển khai thực hành Bộ giá trị cốt lõi trong từng hoạt động. Đây được xem là một hàng động quan trọng trong lộ trình xây dựng văn hóa doanh nghiệp chuyên nghiệp, thân thiện, minh bạch và hiệu suất cao tại SCB, tạo nền tảng vững chắc cho những bước phát triển nhanh và bền vững trong những năm tới.
SCB hướng tới mục tiêu mang đến những trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng và đối tác khi sử dụng sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng, ngoài việc liên tục nâng cao nền tảng công nghệ, SCB thường xuyên đưa ra các sản phẩm chương trình mới nhằm gia tăng lợi ích cộng thêm. Đối với khách hàng cá nhân, SCB là ngân hàng của gia đình, là nơi không chỉ cung cấp lợi ích cho khách hàng mà còn cho cả người thân, bạn bè của họ qua các gói sản phẩm được thiết kế tối ưu dựa trên nhu cầu thực tế của từng nhóm khách hàng. Đối với khách hàng doanh nghiệp, SCB là ngân hàng chuỗi, là đơn vị cung cấp tài chính cho cả doanh nghiệp và đối tác của họ nhằm giúp tối ưu hóa hiệu quả kinh doanh, hướng tới cùng đồng hành phát triển mạnh mẽ và bền vững.
SCB Chi nhánh Hai Bà Trưng có trụ sở tại 37 Nguyễn Đình Chiểu, Phường Lê Đại Hành, Quận Hai Bà Trưng, Thành phố Hà Nội là một trong bốn chi nhánh lớn tại Hà Nội, có chức năng nhiệm vụ chính là kinh doanh tiền tệ, tín dụng và dịch vụ ngân hàng. Với lợi
thế về nguồn vốn lớn và sự đầu tư phát triển mảng dịch vụ ngân hàng, SCB đã, đang và sẽ
mang đến những sản phẩm, dịch vụ tốt nhất, hài lòng nhất cho khách hàng.
Qua nhiều năm đặt nền móng phát triển với lượng khách hàng hiện hữu trung thành,
SCB Hai Bà Trưng đã có những phát triển vượt bậc, trở thành chi nhánh có tiềm lực mạnh
trên địa bàn với quy mô và phạm vi hoạt động kinh doanh ngày càng mở rộng, chất lượng
dịch vụ ngày càng được đánh giá cao.
Bên cạnh hoạt động huy động vốn, cho vay, SCB Hai Bà Trưng còn đặt trọng tâm chiến lược phát triển các dịch vụ ngân hàng, đặc biệt là dịch vụ ngân hàng điện tử. Trong những năm gần đây, SCB đã không ngừng nỗ lực trong việc nghiên cứu, triển khai các sản
phẩm công nghệ mới, đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng phục vụ hoạt động thanh toán, chuyển
tiền, giao dịch trực tuyến thông qua các kênh hiện đại như Mobile banking, Internet banking nhằm gia tăng thêm các tiện ích vượt trội cho khách hàng.
Những năm qua, giai đoạn 2017-2019, đặc biệt là 6 tháng đầu năm 2020, được đánh
giá là nhiều khó khăn thách thức đối với nền kinh tế và hệ thống ngân hàng, hoạt động kinh doanh của chi nhánh gặp không ít khó khăn. Tuy nhiên với sự quyết tâm và nỗ lực của Ban lãnh đạo và cán bộ nhân viên, SCB Chi nhánh Hai Bà Trưng đã đạt được những kết quả nhất định, các chỉ tiêu kinh doanh như huy động, dịch vụ đều đạt kết quả được giao, chất lượng hoạt động được nâng cao. SCB Chi nhánh Hai Bà Trưng đang ngày càng
phát triển ổn định và tiếp tục khẳng định vị thế của mình trên địa bàn, góp phần không nhỏ
trong quá trình phát triển kinh tế của thành phố cũng như sự lớn mạnh của hệ thống ngân hàng TMCP Sài Gòn.
2.1.2. Ket quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng TMCP Sài Gòn - Chi nhánh Hai Bà Trưng
2.1.2.1. Tình hình huy động vốn
Bảng 2.1: Tình hình huy động vốn tại SCB Hai Bà Trưng
Ngắn hạn 4.124,6 4.415,2 4.798,3 107% 108,7%
Trung và dài hạn 1.734,1 1.778,2 1.468,1 102,5% 82,6%
-Theo đối tượng KH
Cá nhân 4.989,5 5.242,3 5.256,1 105% 100,3%
thấy tình hình huy động vốn trong các năm gần đây có sự tăng trưởng đều, năm 2018 tăng
Chỉ tiêu Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 _______So sánh_______ Số tiền (Tỷ đ) Tỷ trọng (%) Số tiền (Tỷ đ) Tỷ trọng (%) Số tiền (Tỷ đ) Tỷ trọng (%) 2018/201 7 2019/2018 Dư nợ cho vay 120,9 100 214,9 100 184,7 100 177,75% 85,9%
5,7% so với năm 2017. Năm 2019, huy động vốn của chi nhánh có sự tăng trưởng mạnh, đạt 6.266,4 tỷ đồng, tăng 1,2% so với năm 2018. Điều này xuất phát từ một số nguyên nhân như kênh đầu tư vào ngân hàng là một kênh đầu tư an toàn, lơi nhuận ổn định. Những năm gần đây, SCB với các chính sách tiền gửi hấp dẫn đã thu hút được lượng tiền gửi lớn. Với nhu cầu mở rộng quy mô hoạt động, tạo sự ổn định cho nguồn vốn huy động,
giảm bớt sự phụ thuộc vào Hội sở chính, SCB Hai Bà Trưng đã đặt huy động làm mục tiêu
trọng tâm phát triển. Do vậy, công tác huy động vốn được quán triệt và khuyến khích tới tất cả các cán bộ nhân viên của chi nhánh. Nhờ sự huy động vốn từ tất cả các nguồn lực và
các điều kiện thuận lợi từ bên ngoài, trong năm 2019, chi nhánh đã có sự tăng trưởng mạnh
về quy mô nguồn vốn.
Xem xét cụ thể cơ cấu nguồn vốn theo kỳ hạn và đối tượng khách hàng, có thể thấy, nguồn vốn huy động khách hàng chủ yếu tâp trung ở kỳ hạn ngắn và chủ yếu từ đối tượng
khách hàng cá nhân. Dân cư là đối tượng có lượng tiền nhàn rỗi lớn nhất, đối tượng này gửi tiền mục đích chủ yếu là lãi suất và an toàn, đây cũng là nguồn vốn có tính chất ổn định và dễ quản lý hơn nguồn huy động từ khách hàng doanh nghiệp. Năm 2019, SCB là một trong 5 ngân hàng TMCP có tổng tài sản lớn nhất cả nước, có được nguồn tiền gửi lớn
như vậy là do ngân hàng đã có nhiều chính sách khuyến khích, thu hút khách hàng như lãi
suất hấp dẫn, có nhiều chương trình khuyến mại dự thưởng, tích điểm đổi quà,.. .và chính sách chăm sóc tri ân khách hàng như tặng quà nhân ngày sinh nhật, Lễ, Tết,. Điều này cũng chứng tỏ rằng, trong lĩnh vực ngân hàng bán lẻ, những nỗ lực phát triển, mở rộng
Bảng 2.2: Tình hình cho vay tại SCB Hai Bà Trưng
Tổng thu nhập
638.348 805.025 665.488 126,1% 82,7%
Tổng chi phí 482.208 755.880 586.098 156,8% 77,5%
Lợi nhuận 156.140 49.145 79.390 31,5% 161,5%
(Nguồn: Báo cáo của Ngân hàng TMCP Sài Gòn -Hai Bà Trưng)
Qua bảng số liệu dư nợ tín dụng trên ta có thể thấy :
- Nhu cầu vay vốn tại SCB Chi nhánh Hai Bà Trưng giai đoạn 2017-2019 có sự biến động lớn qua các năm, cụ thể: năm 2018 tăng 94 tỷ đồng so với năm 2017, tương ứng tăng 77,75 %, nhưng năm 2019 lại giảm 30,2 tỷ đồng, tương ứng giảm 14,05 % so với năm 2018. Trong năm 2018, dư nợ cho vay đạt 214,9 tỷ đồng, đây là mức tăng đáng kể so với 2017. Năm 2019, dư nợ cho vay đạt 184,7 tỷ đồng, đây là do một số khoản vay đến hạn thanh toán nên dư nợ vay năm 2019 giảm so với năm 2018.Mặc dù vậy nhưng tình hình cho vay tại SCB Hai Bà Trưng đã có sự tăng trưởng hơn so với giai đoạn trước Nhờ các chính sách khuyến khích hỗ trợ tăng trưởng tín dụng cho vay, SCB Hai Bà Trưng đã từng bước nâng cao chất lượng tín dụng cũng như quy mô về dư nợ cho vay của chi nhánh.
Hoạt động cho vay của SCB Hai Bà Trưng có sự mất cân đối về kỳ hạn vay, tập trung chủ yếu vào cho vay ngắn hạn, chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ của chi nhánh, đặc biệt năm 2019, tín dụng ngắn hạn chiếm 79,7%. Trong những năm gần đây, bên cạnh việc thắt chặt và thận trọng hơn trong các chính sách cho vay trung dài hạn, SCB tập trung chủ yếu cho vay ngắn hạn, mục đích nhanh chóng thu hồi vốn, đẩy nhanh chu trình luân chuyển vốn cho ngân hàng, gia tăng hiệu quả hoạt động cho vay. Với các chính sách hấp dẫn ưu đãi vay cầm cố sổ tiết kiệm, vay mua nhà, mua xe,...năm 2018 dư nợ tín dụng ngắn hạn của SCB Hai Bà Trưng tăng
trưởng mạnh, tăng 109,25% so với năm 2017, nhưng năm 2019 dư nợ ngắn hạn 29,2 tỷ đồng, tương ứng giảm 16,55% so với năm 2018. Tình hình nợ xấu của chi nhánh cũng được cải thiện một cách tích cực qua các năm và chất lượng tín dụng là một trong các mục tiêu hàng đầu chi nhánh đặt ra.
2.1.2.3. Kết quả hoạt động kinh doanh
Bảng 2.3: Bảng kết quả hoạt động kinh doanh của SCB Hai Bà Trưng
độ tăng chi phí vẫn cao hơn tốc độ tăng trưởng của thu nhập dẫn đến lợi nhuận giảm rõ rệt. Năm 2019, tổng thu nhập và chi phí đều giảm so với 2018 nhưng lợi nhuận tăng khá đáng kể, đạt 79.390 triệu đồng. Chi nhánh Hai Bà Trưng đã nỗ lực tiết giảm chi phí hoạt động và chi phí nhân viên nhưng do việc ngân hàng nâng cấp các phần mềm, cơ sở hạ tầng và đẩy mạnh huy động vốn để đáp ứng mục tiêu kế hoạch đề ra nên tổng chi phí năm 2019 dù giảm so với năm 2018 nhưng vẫn tăng so với các năm trước. SCB Hai Bà Trưng cần có các biện pháp, chính sách tăng các nguồn thu, đặc biệt là thu ngoài lãi và tiết kiệm chi phí.
2.2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN - CHI NHÁNH HAI BÀ TRƯNG GIAI ĐOẠN 2016-2020
2.2.1. Khái quát quá trình hình thành và phát triển của sản phẩm ngân hàngđiện tử tại Việt Nam điện tử tại Việt Nam
Tại Việt Nam, dịch vụ ngân hàng điện tử ra đời từ năm 1994, nhưng phải đến năm 2002 trình độ công nghệ thông tin của Việt Nam mới đủ sức thích ứng với việc triển khai
loại hình dịch vụ này. Sự phổ biến của Internet và điện thoại thông minh những năm gần
đây mở ra một thị trường tiềm năng cho việc cung cấp dịch vụ ngân hàng điện tử tại Việt
Nam. Theo số liệu báo cáo của Digital Việt Nam 2020 cho thấy, tính đến tháng 1 năm 2010 có hơn 68 triệu người đang sử dụng dịch vụ internet (tăng hơn 10% so với cùng kỳ
năm 2019). Một con số đáng kinh ngạc khác khi chúng ta có tới 145,8 triệu kết nối mạng
dữ liệu di động tại Việt Nam tính tới tháng 1 năm 2020 (tăng hơn 2,7 triệu lượt tương ứng với 1,9% so với cùng thời điểm năm 2019) . Điều đó có nghĩa là mỗi người có thể sử dụng nhiều thiết bị di động khác nhau để luân phiên làm một số điều như: công việc, giải trí, .. .Đây là một tiềm năng lớn cho việc phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử.
Bên cạnh đó, Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước Việt nam đã ban hành các bộ luật,
thông tư, nghị định, quyết định, hướng dẫn nhằm tạo hành lang pháp lý khuyến khích các
ngân hàng phát triển của dịch vụ ngân hàng điện tử. Trong đó đáng chú ý là tháng 11 năm
2005, luật Giao dịch điện tử số 51/2005/QH11 đã được Quốc hội thông qua và chính thức
đưa vào áp dụng ngày 01/03/2006. Bộ luật này đã tạo hành lang pháp lý cơ bản cho các giao dịch điện tử. Luật gồm 8 chương với 54 điều bao gồm hầu hết các yếu tố liên quan đến giao dịch điện tử như: chữ ký điện tử, chứng thực chữ ký điện tử, giá trị pháp lý của
chữ ký điện tử, giá trị pháp lý của hợp đồng ký bằng chữ ký điện tử, trách nhiệm của các
bên liên quang trong bảo mật thông tin, giải quyết tranh chấp, tố tụng liên quan đến giao
dịch điện tử và quy định về giao dịch điện tử trong hoạt động của cơ quan nhà nước. Theo Ngân hàng Nhà nước, Việt Nam có tốc độ tăng trưởng về Mobile Banking là 200% và hiện có khoảng 30 triệu người sử dụng hệ thống thanh toán ngân hàng mỗi ngày. Thống kê cho thấy, Việt Nam hiện đã có khoảng 70 tổ chức
tín dụng đã triển khai cung ứng các dịch vụ thanh toán qua Internet, cung ứng các dịch vụ thanh toán qua điện thoại di động.
Cùng với việc cung cấp các dịch vụ ngân hàng điện tử, các ngân hàng ngày càng đa dạng hóa các phương thức, phương tiện thanh toán mới. Hiện nay các phương tiện thanh toán mới, hiện đại như thẻ ngân hàng, ví điện tử, tiền điện tử,... xuất hiện ngày càng nhiều và dần đi vào đời sống của người dân. Các phương tiện thanh toán điện tử phát triển tạo cơ sở cho dịch vụ ngân hàng điện tử ngày càng nhiều cơ hội để mở rộng thị trường và tiếp cận với người tiêu dùng.
Theo Thời báo ngân hàng, đến cuối tháng 4 năm 2019, trên toàn quốc có hơn 18.700 ATM, hơn (tăng tương ứng 4,25% so với cùng kỳ năm ngoái), số POS đạt được 266.700 POS và hiện đã được lắp đặt tại hầu hết các cơ sở, chuỗi phân phối, bán lẻ, khách sạn lớn, đang mở rộng đến các đơn vị cung cấp dịch vụ công. Cùng với thẻ ngân hàng tiếp tục phát triển, số lượng và giá trị giao dịch thẻ tiếp tục tăng. Đến 31/3/2019, số lượng giao dịch thanh toán nội địa qua thẻ ngân hàng đạt hơn 65 triệu giao dịch (tăng 18,45% so với cùng kỳ năm 2018) với tổng giá trị giao dịch hơn 171 nghìn tỷ đồng (tăng 18,82% so với cùng kỳ năm 2018), nhiều tính năng, tiện ích đã được tích hợp vào thẻ ngân hàng để sử dụng thanh toán hàng hóa, dịch vụ, đồng thời, nâng cao chất lượng dịch vụ, độ an toàn, bảo mật trong thanh toán thẻ.
Ngân hàng điện tử là xu hướng phát triển tất yếu của tất cả các ngân hàng không chỉ riêng ở Việt Nam, nó đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy và phát triển nền kinh tế. Chính nhờ điều này giúp ngân hàng điện tử có một vị trí vững chắc không thể thay thế trên thị trường tài chính ngân hàng tại Việt Nam.
Bảng 2.4. Các mốc thời gian của sự phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử
2008
banking” như Vietcombank, Techcombank, Eximbank, ACB,...
và 2 ngân hàng nước ngoài là Citibank và ANZ
Dịch vụ Mobile Banking: có ngân hàng Đông Á, Techcombank,
TPB, ACB,.
Dịch vụ Phone Banking: Các ngân hàng cung cấp là Vietcombank,
Techcombank, ACB, HSBC, Citibank và ANZ,.