Kiến nghị đối với Ngânhàng Nhà nướcViệt Nam

Một phần của tài liệu 1036 phát triển dịch vụ NH bán lẻ tại NHTM CP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh hoàn kiếm luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 113 - 115)

Thứ nhất, hoạch định chiến lược phát triển chung cho hệ thống NHTM

NHNN có vai trò quan trọng trong việc định hướng phát triển dịch vụ NHBL, đề ra các chính sách hỗ trợ cho việc phát triển dịch vụ mới của các NH trong nền kinh tế.Chẳng hạn như nếu có sự chỉ đạo ngay từ đầu của NHNN thì sẽ không xảy ra tình trạng thiếu sự đồng bộ trong việc thanh toán thẻ như hiện nay tại các NHTM.

Sự định hướng chung của NHNN sẽ giúp cho các NHTM cập nhật những thông tin tài chính nhanh nhất, cùng kết hợp với nhau trong một số lĩnh vực, tránh đầu tư trùng lặp, lãng phí. NHNN với tư cách là nhà hoạch định chiến lược phát triển chung cho hệ thống ngân hàng sẽ tạo ra môi trường pháp lý đầy đủ và những định hướng cụ thể, góp phần tạo ra một sự cạnh tranh lành mạnh giữa các ngân hàng. NHNN cần kiểm soát chiến lược phát triển dịch vụ NHBL chung của các NHTM ở tầm vĩ mô, đảm bảo kiến trúc tổng thể hài hòa trong toàn ngành, đảm bảo mục đích chung về lợi nhuận cho mỗi ngân hàng.

NHNN với vai trò là cơ quan điều phối các hoạt động của các thành viên nên có sự hỗ trợ cần thiết bằng các hình thức tranh thủ hỗ trợ của tư vấn quốc tế, tổ chức hội thảo hoặc các khóa học cho các cán bộ lãnh đạo, quản lý, và các bộ phận liên quan trong hệ thống ngân hàng để cung cấp các kiến thức về lý thuyết và kinh

nghiệm quốc tế, kinh nghiệm trong nước liên quan đến tổ chức hoạt động và quản lý đối với hoạt động NHBL.

Thứ hai, hoàn thiện các văn bản pháp quy về dịch vụ NHBL

Một khung pháp lý chưa đầy đủ sẽ gây rất nhiều trở ngại, lúng túng cho các thành viên tham gia hoạt động.Sự quá nghèo nàn các văn bản pháp quy về dịch vụ ngân hàng bán lẻ khiến cho các ngân hàng rất lúng túng khi xử lý các nghiệp vụ trong thực tế. Các ngân hàng đang rất cần các pháp lệnh về dịch vụ ngân hàng bán lẻ với những điều khoản chặt chẽ, thống nhất với những văn bản có liên quan đến quản lý ngoại hối, tín dụng chung. Phải kiện toàn hệ thống pháp lý, cơ chế chính sách đồng bộ, đổi mới kịp thời để phù hợp với yêu cầu phát triển cũng như phù hợp với thông lệ, chuẩn mực quốc tế để ngành dịch vụ ngân hàng nói chung và dịch vụ NHBL nói riêng có được môi trường phát triển lành mạnh, an toàn, hiệu quả.

Thứ ba, công nghệ ngân hàng: định hướng chung về chuẩn công nghệ ngân hàng, nhằm định hướng cho các ngân hàng phát triển phù hợp với xu thế, từ đó tạo sự thuận lợi và dễ dàng trong việc phối hợp, liên kết giữa các ngân hàng với nhau.

Thứ tư, hoàn chỉnh trung tâm chuyển mạch thẻ quốc gia: để có thể kết nối tất cả các giao dịch tại máy ATM và POS của các ngân hàng phát hành và của tất cả các liên minh thẻ hiện có, đồng thời có thể mở rộng liên minh thẻ.

Nâng cao chất lượng dịch vụ của các trung tâm thanh toán, phát triển dich vụ ví điện tử, thương mại điện tử.

Thư năm, thanh toán không dùng tiền mặt: ban hành quy định và có thông tư hướng dẫn cụ thể, thống nhất toàn quốc về việc thanh toán không dùng tiền mặt. Tiếp tục quán triệt các ban ngành về việc thực hiện chỉ thị 20, mở rộng đối tượng hưởng lương ngân sách nhà nước ở những nơi các tổ chức tín dụng có khả năng đáp ứng, mở rộng các đối tượng trả lương đến ngưới lao động ở các doanh nghiệp cũng như các đối tượng khác.

Thứ sáu, xác định việc lắp đặt POS ở các doanh nghiệp cung cấp hàng hóa bán lẻ là một tiêu chí bắt buộc.

Thứ bẩy, ban hành cơ chế chính sách về lãi suất và tỷ giá phù hợp và quán triệt trong toàn hệ thống ngân hàng, có biện pháp xử lý triệt để đối với những ngân

hàng thực hiện sai quy định làm cơ sở cho BIDV Hoàn Kiếm có thể cạnh tranh lành mạnh với các ngân hàng thương mại khác.

Một phần của tài liệu 1036 phát triển dịch vụ NH bán lẻ tại NHTM CP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh hoàn kiếm luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 113 - 115)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(119 trang)
w