Sự cần thiết phát triểndịch vụ ngânhàng bán lẻ

Một phần của tài liệu 1036 phát triển dịch vụ NH bán lẻ tại NHTM CP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh hoàn kiếm luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 30 - 32)

Thứ nhất, phát triển dịch vụ NHBL làm đa dạng hóa các loại hình dịch vụ, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của các chủ thể trong xã hội, thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng, phát triển bền vững.

Những năm gần đây, thị trường tiêu dùng từ vị trí thứ yếu đã trở thành lĩnh vực chiến lược, bởi do tính chất phân tán rủi ro và khả năng đa dạng hóa sản phẩm của thị trường này. Tiến bộ khoa học kỹ thuật trong lĩnh vực điện tử viễn thông cũng đã đem lại cho ngân hàng khả năng tiếp cận các khách hàng cá nhân vào mọi lúc mọi nơi thông qua các kêNHBL hiện đại. Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ giúp tập trung nguồn vốn cho nền kinh tế, khơi thông các luồng vốn khác nhau, thúc đẩy sản xuất và tiêu dùng, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế, tạo công ăn việc làm, cải thiện đời sống an sinh xã hội. NHTM huy động tập trung được nguồn vốn đáng kể từ nguồn tiền gửi tiết kiệm nhàn rỗi ổn định trong dân cư và cung ứng cho các hộ gia đình và doanh nghiệp nhỏ và vừa đầu tư sản xuất kinh doanh. Từ đó, thúc đẩy sản xuất, tạo công ăn việc làm, cải thiện đời sống xã hội

Thứ hai, phát triển dịch vụ NHBL, gia tăng quá trình luân chuyển vốn, góp phần thúc đẩy tăng trưởng, phát triển của nền kinh tế và đảm bảo an sinh xã hội.

Phát triển dịch vụ NHBL tại Việt Nam hiện nay trong bối cảnh bị ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới khiến các doanh nghiệp rơi vào cảnh lao đao, nhu cầu vay vốn khá hạn chế. Trong khi đó, nguồn tiền gửi vào vẫn dồi dào nhưng khả năng hấp thụ vốn của doanh nghiệp chưa được cải thiện nên tình trạng thừa tiền, thiếu vốn vẫn tiếp diễn ngay cả khi các ngân hàng đã tung ra nhiều chương trình cho vay ưu đãi.

Trước tình trạng trên, các ngân hàng không còn cách nào khác là phải mở rộng thị trường bán lẻ, chú trọng vào những sản phẩm như: phát hành thêm các loại thẻ, cho vay tiêu dùng... Mặc dù phải đối mặt sự cạnh tranh khốc liệt nhưng nhiều ngân hàng vẫn quyết tâm đẩy mạnh phát triển ngân hàng bán lẻ bởi dịch vụ ngân hàng bán lẻ vẫn còn nhiều tiềm năng chưa được khai thác đầy đủ. Hiện nay, Việt Nam đang có rất nhiều yếu tố để phát triển mô hình ngân hàng bán lẻ. Trong đó, cũng như nhiều nền kinh tế khác, Việt Nam có hơn 90% doanh nghiệp thuộc doanh nghiệp nhỏ và vừa. Đây chính là một hệ thống khách hàng tương thích tối ưu với các sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng bán lẻ. Ngoài ra, Việt Nam - một nền kinh tế có dân số lớn vừa cán mốc 90 triệu dân, trong đó, hơn 50% thuộc độ tuổi lao động với dân trí ngày càng cao cho thấy tiềm năng tiêu thụ của một thị trường phát triển ngân hàng bán lẻ rộng lớn. Những xu hướng tiêu dùng đã được hình thành rõ nét trong đời sống xã hội. Người dân tích lũy và tiêu dùng thông minh với những giải pháp tài chính cá nhân hết sức chủ động và hiện đại. Không chỉ có các ngân hàng thương mại cổ phần quy mô nhỏ, các ngân hàng lớn cũng đua nhau đưa ra nhiều sản phẩm phục vụ cho thị trường bán lẻ. Cùng với việc đưa ra các sản phẩm cho vay tiêu dùng, cho vay hộ gia đình sản xuất kinh doanh, phát triển dịch vụ thẻ cũng được các ngân hàng chú trọng.

Thứ ba, phát triển dịch vụ NHBL góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành, cơ cấu kinh tế vùng và các thành phần kinh tế theo hướng tiến bộ và hiện đại.

Đóng vai trò là trung gian tài chính giữa các luồng vốn, giữa các cá nhân, các tổ chức và các DN, ngành Ngân hàng có thể tác động mạnh đến mọi hoạt động, mọi ngành nghề khác trong nền kinh tế. Các gói tín dụng bán lẻ cung cấp cho các khách hàng cá nhân và DNVVN nguồn tài chính để triển khai đầu tư mới hoặc mở rộng sản xuất kinh doanh.

Thứ tư, phát triển dịch vụ NHBL góp phần thúc đẩy các doanh nghiệp SME phát triển, tạo nên tính năng động, hiệu quả trong phát triển loại hình doanh nghiệp này trong tương lai.

Tại Việt Nam, hiện có hơn 97% tổng số doanh nghiệp trên cả nước là doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME), góp phần quan trọng trong sự tăng trưởng kinh tế và ổn định xã hội. Việc hỗ trợ và tạo điều kiện tốt nhất để các doanh nghiệp SME phát triển mạnh mẽ và bền vững là trách nhiệm và nghĩa vụ chung của các cơ quan chức

năng, tổ chức tín dụng. Các doanh nghiệp SME đóng góp khoảng 40% GDP mỗi năm và thu hút 51% lực lượng lao động trên cả nước. Mỗi năm, nhóm doanh nghiệp này tạo ra thêm nửa triệu việc làm mới.

Do đó, nhiều ngân hàng đang cung cấp nhiều sản phẩm, dịch vụ phù hợp với từng nhóm phần khúc khách hàng. Đó là cho vay bổ sung vốn lưu động; cho vay cầm cố hàng hóa hình thành từ vốn vay; cho vay sản xuất kinh doanh điều, gạo, cafe, thủy sản; tài trợ xuất nhập khẩu...Các doanh nghiệp được vay tín chấp, kèm theo đó là ưu đãi về lãi suất cho vay và miễn phí sử dụng nhiều loại dịch vụ như dịch vụ chi lương qua thẻ, phí đăng ký và sử dụng dịch vụ thanh toán thuế điện tử...

Một phần của tài liệu 1036 phát triển dịch vụ NH bán lẻ tại NHTM CP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh hoàn kiếm luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(119 trang)
w