TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Hoàn Kiếm
Phát triển DVNHBL là xu huớng tất yếu của các NHTM trong tiến trình hội nhập. Từ kinh nghiệm của các NHTM bán lẻ hàng đầu trên thế giới, bài học kinh nghiệm rút ra cho BIDV Hoàn Kiếm là:
Thứ nhất, xây dựng chiến lược kinh doanh cụ thể đối với từng lĩnh vực.
Trong đó có dịch vụ ngân hàng bán lẻ; phân khúc khách hàng phù hợp với từng địa bàn theo độ tuổi hoặc theo thu nhập, tùy theo, từng sản phẩm, dịch vụ để có chính sách phù hợp với từng đối tuợng khách hàng. NH cần tập trung khai thác và huớng tới đối tuợng khách hàng cá nhân, phát triển mạnh dịch vụ cho vay tiêu dùng cá nhân. Không ngừng nghiên cứu vào ứng dụng và phát triển nhiều loại hình dịch vụ mới. Dịch vụ tu vấn tài chính cho khách hàng cũng là một loại hình dịch vụ NHBL mà hầu hết các NHTM Việt Nam còn chua quan tâm phát triển.
Thứ hai, phát triển DVNHBL phải trên nền tảng công nghệ hiện đại.
Mặt khác, cần nghiên cứu đua ra các sản phậm dịch vụ mang tính đặc trung riêng có của ngân hàng; thiết kế các sản phẩm phù hợp với yêu cầu quản lý của từng khách hàng. Chú trọng củng cố mạng luới các phòng giao dịch, hệ thống ATM, lắp đặt POS, hoàn thiện và phát triển các dịch vụ ngân hàng điện tử.
Bởi lẽ, đầu tu cho công nghệ là yếu tố dẫn đến sự thành công của nhiều NHTM bởi công nghệ liên quan chặt chẽ tới chất luợng dịch vụ của ngân
hàng.Vì vậy, cần đẩy mạnh đầu tư và áp dụng công nghệ hiện đại vào phát triển dịch vụ theo một quá trình liên tục nhằm tăng hiệu quả hoạt động nâng cao sức cạnh tranh phù hợp với xu thế hội nhập quốc tế.
Thứ ba, đào tạo nguồn nhân lực cho phát triển DVNHBL, bố trí đủ lực lượng cán bộ giao dịch với khách hàng.
Trình độ chuyên môn nghiệp vụ quyết định trực tiếp đến rủi ro của doanh nghiệp, tính cạnh tranh trong khả năng phục vụ khách hàng. Do đó, nguồn nhân lực ngân phải đáp ứng được về cơ cấu, số lượng, chất lượng do nhu cầu mở rộng nhanh mạng lưới kinh doanh. Không chấp nhận sự phát triển quá nóng của ngân hàng dẫn đến nguồn nhân lực chất lượng cao, có đạo đức nghề nghiệp thiếu, không đáp ứng được yêu cầu, trong khi đó công tác tuyển dụng, đào tạo lại chưa được coi trọng sẽ tạo ra rủi ro tác nghiệp và đạo đức gia tăng.
Thứ tư, chú trọng công tác quản trị rủi ro.
Hoạt động kinh doanh ngân hàng luôn gắn liền với rủi ro. Vì vậy, việc áp dụng các biện pháp quản trị rủi ro theo tiêu chuẩn quốc tế là cần thiết nhằm bảo vệ những thành quả đã đạt được do hoạt động kinh doanh mang lại. Phải tiếp cận chuẩn mực quản trị tiên tiến trên thế giới.Tuân thủ các chuẩn mực quản trị rủi ro của Ủy ban Basel như: Thực hiện Báo cáo phân tích chênh lệch áp dụng chuẩn mực vốn Basel II; khảo sát, đánh giá phân tích chênh lệch cơ sở dữ liệu/IT khi áp dụng chuẩn mực vốn; thành lập tổ công tác giám sát triển khai chuẩn mực vốn Basel II đối với ngân hàng thương mại..
TÓM TẮT CHƯƠNG 1
Trong những năm gần đây, dưới áp lực về cung cấp sản phẩm dịch vụ ngân hàng và sự phát triển nhanh chóng của công nghệ thông tin, các NHTM Việt Nam đã bắt đầu quan tâm đẩy mạnh hiện đại hóa, ứng dụng những tiến bộ của công nghệ vào khai thác thị trường bán lẻ. Các ngân hàng đang chạy đua nhau về chất lượng sản phẩm dịch vụ, cả về quy mô phát triển, tiềm lực về vốn, bề rộng hệ thống mạng lưới, cũng như chiều sâu công nghệ để tạo lập cơ sở hạ tầng cần thiết cho phát triển hoạt động ngân hàng bán lẻ nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng, chủ động đối mặt với những thách thức của tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế.
Chương 1 của luận văn đã nêu ra được những lý luận cơ bản nhất về dịch vụ NHBL, việc phát triển dịch vụ NHBL cũng như vai trò, nhân tố của việc phát triển dịch vụ NHBL ở các NHTM Việt Nam trong điều kiện nền kinh tế hội nhập với thế giới như hiện nay. Bên cạnh đó, luận văn cũng đề cập được phần nào về tình hình dịch vụ NHBL ở một số ngân hàng, qua đó, rút ra được một số bài học kinh nghiệm cho các hoạt động BIDV Hoàn Kiếm. Dựa trên những lý luận chung như vậy, vận dụng vào điều kiện thực tế, luận văn sẽ tiếp tục đi sâu vào phân tích thực trạng phát triển dịch vụ NHBL tại BIDV Hoàn Kiếm trong chương 2.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG BÁN LẺ TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM
CHI NHÁNH HOÀN KIẾM
2.1. KHÁI QUÁT HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH HOÀN KIẾM
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Hoàn Kiếm
Chi nhánh được thành lập theo quyết định số 469/QĐ-HĐQT ngày 27/05/2010 do Tổng Giám đốc Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam ký và bắt đầu đi vào hoạt động từ tháng 01/07/2010. Là một đơn vị hạch toán phụ thuộc, trong quá trình kinh doanh, chi nhánh BIDV Hoàn Kiếm đã mở thêm các phòng giao dịch nhằm chiếm lĩnh thị trường thủ đô Hà Nội, thuận tiện trong việc giao dịch với khách hàng.
Hiện nay biên chế của chi nhánh có 130 cán bộ, nhân viên. Giám đốc chi nhánh là người trực tiếp điều hành và chịu trách nhiệm trước Tổng Giám đốc Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam .
Ban Giám đốc gồm có: Giám đốc và 5 phó Giám đốc hàng ngày điều hành trực tiếp các hoạt động của chi nhánh. BIDV Hoàn Kiếm hiện có 11 phòng cụ thể:
- Phòng quan hệ khách hàng doanh nghiệp
- Phòng quan hệ khách hàng các nhân
- Phòng tổ chức hành chính
- Phòng tài chính kế toán
- Phòng kế hoạch tổng hợp
- Phòng quản lý rủi ro
- Phòng giao dịch khách hàng doanh nghiệp
- Phòng giao dịch khách hàng các nhân
- Phòng quản trị tín dụng
- Phòng quản lý và dịch vụ kho quỹ
Ngoài ra, BIDV Hoàn Kiếm còn có 5 Phòng giao dịch: Hàng Vôi, Hàng Giấy, Hàng Chiếu, Hàng Đậu, Thuốc Bắc.
Sơ đồ số 2.1: Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Hoàn Kiếm
Khối quân lý Khối quan hệ khách hàng Khối trực thuộc GlAM
Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban:
-Phòng quan hệ khách hàng: là phòng nghiệp vụ trực tiếp giao dịch với khách hàng là doanh nghiệp, cá nhân để khai thác vốn bằng VNĐ và ngoại tệ; thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến tín dụng, quản lý các sản phẩm dịch vụ tín dụng
phù hợp với chế độ, thể lệ hiện hành và hướng dẫn của ngân hàng BIDV. Trực tiếp quảng bá, tiếp thị, giới thiệu và bán sản phẩm dịch vụ ngân hàng cho các khách hàng.
-Phòng giao dịch khách hàng: trực tiếp quản lý tài khoản và giao dịch với khách hàng. Chịu trách nhiệm kiểm tra tính pháp lý, tính đầy đủ, đúng đắn của các chứng từ giao dịch.Trực tiếp thực hiện tác nghiệp các giao dịch tài trợ thương mại với khách hàng, phối hợp với các phòng liên quan để tiếp thị, tiếp cận phát triển khách hàng, giới thiệu và bán các sản phẩm về tài trợ thương mại.
-Phòng quản lý rủi ro: tham mưu đề xuất chính sách, biện pháp phát triển và nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng. Quản lý, giám sát, phân tích đánh giá rủi ro tiềm ẩn đối với danh mục tín dụng của chi nhánh.Đề xuất giám đốc kế hoạch giảm nợ xấu, phân loại và trích lập dự phòng rủi ro; đồng thời thực hiện quản lý nợ xấu.
-Phòng kế hoạch tổng hợp: tham mưu xây dựng kế hoạch phát triển và kế hoạch kinh doanh. Thu thập thông tin phục vụ công tác kế hoạch tổng hợp.Trực tiếp thực hiện nghiệp vụ kinh doanh tiền tệ với khách hàng.
-Phòng quản trị tín dụng: trực tiếp thực hiện tác nghiệp và quản trị cho vay, bảo lãnh đối với khách hàng theo quy định, quy trình của BIDV và của chi nhánh. Thực hiện tính toán trích lập dự phòng rủi ro.
-Phòng tài chính kế toán: thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến công tác quản lý tài chính, chi tiêu nội bộ tại chi nhánh. Phản ánh đầy đủ kịp thời các nghiệp vụ kế toán phát sinh.Quản lý và chịu trách nhiệm đối với hệ thống giao dịch trên máy tính, quản lý quỹ tiền mặt đến từng giao dịch viên.
-Phòng giao dịch: là đại diện theo ủy quyền của chi nhánh để thực hiện cung cấp các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng cho khách hàng, xử lý các vấn đề phát sinh trong giao dịch với khách hàng; đồng thời tư vấn cho khách hàng sử dụng các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng.
* Các hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam — Chi nhánh Hoàn Kiếm
Chi nhánh có các nhiệm vụ chính là:
- Trực tiếp kinh doanh tiền tệ, tín dụng và các dịch vụ ngân hàng trên địa bàn Hà Nội.
Chỉ tiêu Năm
1. Chỉ tiêu quy mô 2014 2015 2016
Tổng tài sản 6.756 7.056 8.702
Huy động vốn cuối kỳ 5.680 6.208 8.212
Trong đó HĐV: Bán lẻ 3.535 4.320 5.503
Các hoạt động kinh doanh của chi nhánh BIDV Hoàn Kiếm, cụ thể như sau:
Huy động vốn:
+ Khai thác và nhận tiền gửi tiết kiệm: Không kỳ hạn, có kỳ hạn, tiền gửi thanh toán của các tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế trong nước và nước ngoài bằng nội tệ và ngoại tệ.
+ Phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu, kỳ phiếu ngân hàng và thực hiện các hình thức huy động vốn khác theo quy định của BIDV VN.
+ Tiếp nhận các nguồn vốn tài trợ, vốn uỷ thác của Chính phủ và các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước.
+ Vay vốn các tổ chức tài chính, tín dụng trong nước theo quy định của BIDV VN.
Cho vay:
+ Cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn bằng nội tệ và ngoại tệ đối với khách hàng đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất, dịch vụ, đầu tư phát triển đời sống.
+ Tài trợ vốn cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu.
+ Thẩm định, tái thẩm định các dự án tín dụng, trực tiếp cho vay các dự án theo phân cấp uỷ quyền của Tổng giám BIDV VN.
Ngoài ra, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Hoàn Kiếm còn có các hoạt động:
+ Kinh doanh ngoại hối: mua bán ngoại tệ, thanh toán quốc tế và các dịch vụ khác về ngoại hối theo chính sách quản lý ngoại hối của Chính phủ, Ngân hàng Nhà Nước, BIDV VN.
+ Kinh doanh dịch vụ, máy rút tiền tự động, dịch vụ thẻ tín dụng, cho thuê két
sắt, nhận chiết khấu các loại giấy tờ có giá, thẻ thanh toán, uỷ thác cho thuê tài chính.
+ Thực hiện công tác tổ chức cán bộ, đào tạo theo sự phân cấp uỷ quyền và thực hiện các nhiệm vụ khác được Tổng giám đốc Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát
2.1.2. Khái quát tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Hoàn Kiếm
Bảng 2.1. Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Hoàn Kiếm 2014-2016
Trong đó: DN bán lẻ 442 938 1.285
Dư nợ tín dụng BQ 2.164 3.283 4.369
Trong đó: Dư nợ bán lẻ 385 660 1.176
2. Chỉ tiêu hiệu quả:
Thu ròng bán lẻ 60,50 86,24 124
Lợi nhuận trước thuế 104,86 164,26 227
3. Chỉ tiêu cơ cấu, chất lượng:
Dư nợ tín dụng TDH 1.531 1.785 1.969 Tỷ lệ TDH/TDNH (%) 54,,3 44,9 40,2
2014 là 19,48% ( trong đó năm 2014 là 6.756 tỷ đồng, năm 2015 là 7.056 tỷ đồng và đến năm 2016 là 8.702 tỷ đồng).
Tuy những năm qua có nhiều khó khăn song huy động vốn vẫn tăng qua các năm, năm 2016 so với 2014 tăng 44,58%. Trong đó, huy động vốn bán lẻ tăng dần qua các năm, năm 2016 tăng so với 2014 là 55,67%.
Dư nợ tín dụng, tuy có gặp một số khó khăn, song vẫn tăng đều qua các năm, lần lượt là năm 2014 là 2.818 tỷ; năm 2015 là 3.972 tỷ đồng và đến năm 2016 là 4.903 tỷ đồng. Trong đó đáng chú ý là tín dụng bán lẻ tăng nhanh qua các năm: năm 2014 là 442 tỷ, năm 2015 là 938 tỷ và năm 2016 là 1.285 tỷ đồng. Năm 2016 so với năm 2014 tăng 190,72%. Trong ba năm này, BIDV Hoàn Kiếm đã tăng cường các giải pháp để huy động vốn trên thị trường, theo chủ trương chỉ đạo BIDV Hoàn Kiếm đã nỗ lực, tích cực chủ động tăng cường huy động các nguồn vốn bên ngoài đặc biệt chú trọng nguồn khách từ dân cư, khách hàng là DNVVN.
Điều này chứng tỏ những năm gần đây chi nhánh đã chuyển hướng vào lĩnh vực phát triển tín dụng bán lẻ nhiều hơn. Cơ cấu tín dụng với xu hướng tín dụng trung và dài hạn giảm dần, điều này đồng nghĩa với tín dụng bán lẻ với xu hướng ngày càng phát triển. Năm 2014, tín dụng trung và dài hạn là 54,3%, tương ứng tiếp theo là 44,9% và năm 2016 chỉ có 40,2%. Tuy nhiên, nợ xấu cũng tăng dần, năm 2014 chỉ có 0,41%; 1,01% và 1,18% vào năm 2016. Mặc dù nợ xấu tăng nhưng các chỉ tiêu hiệu quả vẫn tăng.
Biểu đồ 2.1: Lợi nhuận trước thuế BIDV Hoàn Kiếm 2014-1016
Lợi nhuận trước thuế tăng đều qua các năm, năm 2014 là 104,86 tỷ đồng ; năm 2015 là 164,26 tỷ đồng và đến năm 2016 là 227 tỷ đồng. Năm 2016 tăng so với năm 2014 là 116,48%. Số lợi nhuận trước thuế tăng lên cùng với xu hướng tín dụng bán lẻ tăng. Thu nhập ròng cũng tăng đều qua các năm cụ thể năm 2014 là 60,5 tỷ đồng, năm 2015 là 86,24 tỷ đồng và năm 2016 là 124 tỷ đồng.
Qua khái quát kết quả hoạt động kinh doanh của BIDV Hoàn Kiếm ở trên cho thấy hoạt động kinh doaNHBL ngày càng đuợc mở rộng và đã đem lại những kết quả tích cực.
2.2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG BÁN LẺ TẠINGÂN NGÂN
HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH HOÀN KIẾM
2.2.1. Môi trường kinh doanh và hoạt động ngân hàng bán lẻ tại BIDV Hoàn Kiếm
Thứ nhất, về dân số
Những xu thế thay đổi về nhân khẩu học đuợc nghiên cứu bao gồm tổng dân số, tỷ lệ tăng dân số, những thay đổi về cấu trúc dân số, xu thế di chuyển dân cu... là căn cứ xác định thị truờng tiềm năng của hoạt động bán lẻ và năng lực của ngân hàng mình so với các đối thủ cạnh tranh để chiếm lĩnh từng phân đoạn thị truờng.
Xu huớng đô thị hóa đang làm tăng dân số tại các thành phố lớn một cách nhanh chóng với tốc độ mỗi năm. Đến năm 2016, dân số thuờng trú tại Quận Hoàn Kiếm khoảng 510 nghìn nguời, chiếm tỷ trọng trên 8,5% dân số Hà Nội, tỷ lệ nguời dân trong độ tuổi lao động lớn, chiếm 66% dân số (số liệu tại cục thống kê Hà Nội về dân số và lao động năm 2016). Với mật độ dân số đông, số luợng nguời trong độ tuổi lao động lớn, tạo điều kiện cho ngân hàng thu hút thêm nhiều khách hàng, mở rộng thị phần, tạo điều kiện cạnh tranh với các ngân hàng thuơng mại khác trên cùng địa bàn.
Thứ hai, về môi trường chính trị - pháp luật
Quận Hoàn Kiếm là một trong những quận có tình hình chính trị - pháp luật ổn
định trên địa bàn thành phố Hà Nội, là một quận nằm ở trung tâm thành phố. Vì vậy, không ít các ngân hàng thuơng mại trong nuớc và nuớc ngoài đã đầu tu vào đây để phát triển các dịch vụ ngân hàng nói chung và dịch vụ ngân hàng bán lẻ nói riêng. Kinh
doanh ngân hàng là một trong ngành chịu sự giám sát chặt chẽ của pháp luật, các quy
định của ngân hàng nhà nuớc, BIDV Hoàn Kiếm cần thực hiện đúng đắn các quy định
về pháp luật của các cơ quan chức năng trên địa bàn và NHNN, đảm bảo vận hành một
nơi hội tụ của nhiều ngân hàng NHTM. Điều mà BIDV Hoàn Kiếm có thể nhìn thấy đuợc là sự cạnh tranh gay gắt của các NHTM là rất lớn, trong đó đáng chú ý là hoạt