Các nhân tố chủ quan

Một phần của tài liệu 1055 phát triển dịch vụ NH điện tử tại NH liên doanh việt nga (Trang 28 - 31)

Định hướng chiến lược phát triển của ngân hàng

Không chỉ riêng ngân hàng, mỗi chủ thể kinh tế khi hoạt động cần phải đặt ra định hướng phát triển rõ ràng. Từ đó đề ra các bản kế hoạch cụ thể và chi tiết nhằm đi theo định hướng ban đầu ra đặt ra. Theo đó, mỗi bản kế hoạch phát triển được xây dựng dựa trên nguồn lực của tổ chức kinh tế bao gồm tài chính, tài sản, con người. Đồng thời, trong quá trình hoạch định chiến lược, các cấp lãnh đạo cũng phải dựa trên những điểm mạnh và điểm yếu nội tại của đơn vị nhằm đòn đầu cơ hội cũng như đương đầu với những thách thức trong quá trình kinh doanh. Trong quá trình cung cấp dịch vụ ngân hàng, các ngân hàng càng xây dựng được chiến lược phát triển cụ thể bao nhiêu thì càng dễ dàng hơn trong việc thực hiện hóa mục tiêu bấy nhiêu. Một chiến lược tốt, được xây dựng bài bản sẽ mang lại những lợi thế cạnh tranh không nhỏ so với đối thủ. Cùng với đó, giúp ngân hàng tập trung nguồn lực thực hiện kế hoạch để đạt được mục tiêu cuối cùng. Từ đó các cấp quản lý và đội ngũ nhân viên sẽ xác định rõ mục tiêu, nhận biết phương hướng hành động thúc đẩy tạo nên sự thành công của ngân hàng.

Nguồn nhân lực

Tại mọi tổ chức kinh tế, yếu tố con người luôn được xem là yếu tố then chốt dẫn tới thành công và tại các ngân hàng cũng không phải là ngoại lệ. Trong quá

trình tiếp thị, giới thiệu sản phẩm đến khách hàng, đội ngũ nhân viên chính là đối tượng tiếp xúc gần gũi và sát nhất với khách hàng, do đó, đội ngũ cán bộ của ngân hàng cần phải có năng lực nhất định để đáp ứng được yêu cầu công việc từ phía ngân hàng. Theo đó, năng lực của cán bộ được thể hiện trên nhiều phương diện, cụ thể: có kiến thức nghiệp vụ chuyên môn vững vàng, am hiểu sâu rộng về sản phẩm, khả năng tiếp thu cũng như không ngại thay đổi tư duy về sản phẩm .... Đồng thời, mỗi cán bộ cũng là những người sáng tạo, năng động đổi mới có tác phong chuyên nghiệp. Do sản phẩm dịch vụ là tương đối đặc thù, đòi hỏi việc phục vụ, chăm sóc khách hàng là ưu tiên hàng đầu. Ngoài ra, trong thời kỳ công nghệ số, khả năng tiếp thu, làm chủ về mặt công nghệ cùng với thái độ ứng xử với khách hàng, đạo đức nghề nghiệp tạo ảnh hưởng đáng kể tới chất lượng dịch vụ ngân hàng. Do đó, các ngân hàng cần xây dựng chiến lược đào tạo cụ thể, bồi dưỡng và chuẩn bị nguồn nhân lực chất lượng cao, đảm bảo năng lực hoàn thành tốt nhiệm vụ.

Nguồn lực về tài chính

Trong nỗ lực phát triển mở rộng dịch vụ NHĐT, các ngân hàng phải đầu tư mua sắm trang thiết bị, nâng cấp hạ tầng công nghệ cũng như đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Nếu nguồn vốn đầu tư hạn hẹp thì sẽ không đủ nguồn lực để thực hiện hóa đồng thời các nhiệm vụ đa dạng hoá sản phẩm dịch vụ cũng như nâng cao chất lượng, hiệu quả của dịch vụ. Chính vì lẽ đó, hệ thống ngân hàng cần phải có một chiến lược tăng vốn dài hạn, theo một trình tự thích hợp, phù hợp với nhu cầu phát triển đồng thời đảm bảo khả năng kiểm soát rủi ro, tiến độ trong từng giai đoạn nâng cấp dịch vụ.

Hạ tầng cơ sở công nghệ

Hệ thống cơ sở hạ tầng về công nghệ có ý nghĩa quyết định đến khả năng cung cấp dịch vụ NHĐT đến khách hàng. Theo đó, hiện nay, sự phát triển đa dạng các loại hình dịch vụ NHĐT có mối quan hệ chặt chẽ với nền tảng công nghệ mà ngân hàng đang sở hữu. Các ngân hàng sở hữu công nghệ càng cao thì khách hàng càng có nhiều cơ hội được sử dụng các dịch vụ cao cấp, tiện ích, đáp ứng tối đa nhu

cầu của mình. Ngoài ra, việc ứng dựng công nghệ thông tin vào quá trình vận hành tại ngân hàng giúp cải thiện đáng kể môi trường làm việc tại ngân hàng, tăng khả năng phối hợp giữa các bộ phận, nâng cao tính bảo mật thông tin nhằm mục đích cuối cùng là nâng cao chất lượng dịch vụ ngân hàng.

Hoạt động Marketing

Marketing ngân hàng được xem như là một quá trình tìm kiếm thị trường tiêu thụ cho các sản phẩm, dịch vụ do ngân hàng cung cấp. Thông qua quá trình này, ngân hàng có thể xây dựng được chiến lược mục tiêu cụ thể, những ưu điểm cũng như ràng buộc của mình và đưa ra phương pháp để đạt được mục tiêu với những ràng buộc đó. Marketing trong kinh doanh dịch vụ NHĐT trở thành công cụ đắc lực đối với các ban quản lý ngân hàng. Nhờ Marketing, các nhà quản trị ngân hàng có thể nắm bắt được cơ hội kinh doanh, đồng thời phòng tránh được rủi ro tiềm ẩn từ thị trường đồng thời cải thiện hiệu quả hoạt động kinh doanh.

Với đặc thù là sản phẩm vô hình do đó khách hàng khó có thể đánh giá toàn diện được chất lượng sản phẩm xuyên suốt quá trình từ trước khi mua đến sau khi sử dụng dịch vụ thành công. Từ đặc điểm này, đòi hỏi các ngân hàng phải gây dựng được tín nhiệm đối với khách hàng thông qua nghệ thuật Marketing.

Năng lực quản trị điều hành

Đây được xem là một trong những yếu tố có sự ảnh hưởng đáng kể đến sự phát triển của dịch vụ NHĐT. Trong công tác quản trị ngân hàng, các nhà quản lý cần thực hiện một cách có tổ chức, có hướng đích đồng thời sử dụng một cách hiệu quả nhất tiềm năng và cơ hội để hiện thực hóa những hoạt động kinh doanh nhằm đạt được mục tiêu đề ra theo đúng luật định và thông lệ xã hội.

Sự phát triển dịch vụ ngân hàng phải gắn liền với chất lượng điều hành của mỗi ngân hàng để đảm bảo các ngân hàng phát triển ổn định, bền vững và kiểm soát được. Để đạt được điều này, các nhà quản trị ngân hàng không chỉ phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định của pháp luật mà còn phải có kiến thức chuyên môn vững vàng về nghiệp vụ ngân hàng, phải biết phân tích, đánh giá các rủi ro có thể có của mỗi loại hình dịch vụ, xu hướng phát triển của mỗi loại dịch vụ, từ đó có những quyết định thích hợp.

Một phần của tài liệu 1055 phát triển dịch vụ NH điện tử tại NH liên doanh việt nga (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(109 trang)
w