Ngân hàng nhà nước là cơ quan chủ quản của Chính phủ đối với hoạt động ngân hàng. Ngân hàng nhà nước có chức năng quản lý và có tác động đến các ngân hàng thương mại. Vì thế, NHNN nên có các chính sách để thúc đẩy sự phát triển của các dịch vụ NHĐT, thúc đẩy sự đầu tư của các ngân hàng đặc biệt chú trọng đến việc hợp tác giữa các ngân hàng
Về việc điều hành, kiểm tra giám sát, NHNN cần có các quy định cụ thể và các cơ chế liên quan đến việc giải quyết tranh chấp phát sinh giữa các ngân hàng. Cần có quy chế rõ hơn về việc phát hành và sử dụng các phương tiện thanh toán điện tử
NHNN cũng hỗ trợ các ngân hàng thương mại về cho vay vốn để đầu tư cở sở hạ tầng và thiết bị công nghệ thông tin.
về mặt nhân lực, Ngân hàng nhà nước hỗ trợ các ngân hàng thương mại về đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao.
Hệ thống thanh toán bù trừ điện tử liên ngân hàng của NHNN tiếp tục nâng cấp, phát triển; rút ngắn thời gian xử lý giao dịch thanh toán để đảm bảo vận hành thanh toán giữa các ngân hàng thành viên đạt được hiệu quả tốt.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Qua chương này, ta thấy được triển vọng và xu thế phát triển dịch vụ NHĐT: xuất phát từ triển vọng phát triển của ngành công nghệ thông tin, triển vọng phát triển của hoạt động ngân hàng, sự phát triển dân số và nhu cầu chi tiêu tài chính cá nhân, sự phát triển của thương mại điện tử ở Việt Nam là những yếu tố nền tảng tạo nên xu thế phát triển các dịch vụ NHĐT hiện đại, chất lượng cao tại các Ngân hàng thương mại ở Việt Nam trong đó có VRB.
Từ những phân tích đánh giá thực trạng về cơ chế, chính sách cũng như kết quả và hoạt động phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử của NHLD Việt Nga giai đoạn 2016 - 2020 tại chương 2, đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại NHLD Việt Nga trong bối cảnh của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra mạnh mẽ. Trong đó, đã kiến nghị NHNN một số vấn đề về chủ trương, cơ chế, chính sách nhằm tạo hành lang pháp lý và điều kiện thuận lợi cho phát triển dịch vụ NHĐT của Ngân hàng thương mại nói chung và NHLD Việt Nga nói riêng, thúc đẩy lĩnh vực dịch vụ ngân hàng điện tử.
KẾT LUẬN
Như chúng ta đã biết, dịch vụ ngân hàng điện tử là cuộc cách mạng trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, mở ra cơ hội phát triển không chỉ cho ngành ngân hàng mà còn cho các ngành khác như du lịch, công nghệ thông tin, các sản phẩm dịch vụ tiêu dùng, ngân hàng điện tử là một phần của thương mại điện tử và tiến trình toàn cầu hoá.
Trong vòng hơn 10 năm hệ thống ngân hàng Việt Nam đã đưa ngân hàng điện tử trở thành kênh thanh toán phổ biến, mang lại những lợi ích đáng kể đóng góp quan trọng vào việc tăng nguồn thu cho ngân hàng, cũng như thực hiện mục tiêu phát triển các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt của Nhà nước Việt Nam. Dù chứa đựng những rủi ro nhưng với những lợi ích to lớn, các ngân hàng thương mại đã và đang nghiên cứu và triển khai nhiều giải pháp để phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử. NHLD Việt Nga cũng không nằm ngoài xu thế đó.
Luận văn “Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại Ngân hàng liên doanh
Việt Nga” đã tập trung làm rõ những nội dung:
Một là, hệ thống hoá những vấn đề lý luận cơ bản về phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử của các ngân hàng thương mại, quá trình phát triển của dịch vụ ngân hàng điện tử trên thế giới và ở Việt Nam cũng như tình hình phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử ở Việt Nam hiện nay.
Hai là, đánh giá thực trạng dịch vụ ngân hàng điện tử tại Ngân hàng liên doanh Việt Nga, những kết quả đạt được và những mặt còn hạn chế.
Ba là, trên cơ sở thực trạng quá trình phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại Ngân hàng liên doanh Việt Nga, tác giả xin đề xuất 6 nhóm giải pháp đồng thời có các kiến nghị thuộc thẩm quyền của chính phủ và hệ thống NHNN nhằm phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại Ngân hàng TMCP NHLD VIệt Nga trong thời gian tới.
Do thời gian nghiên cứu cùng với khả năng của tác giả có hạn nên luận văn không tránh khỏi những sai sót.
Rất mong nhận được sự góp ý từ quý thầy cô và bạn đọc để luận văn được hoàn thiện hơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh trong giai đoạn 2016 - 2020 của NHLD Việt Nga.
2. PGS.TS Nguyễn Đăng Dờn (2005), Tín dụng và nghiệp vụ ngân hàng, Nhà xuất bản thống kê.
3. ThS. Trần Văn Dũng (2020), “Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử ở Việt Nam hiện nay”, Tạp chí Tài chính, Kỳ 2 tháng 11/2020
4. PGS.TS Phan Thị Thu Hà (2009), Giáo trình: Quản trị Ngân hàng thương
mại, Trường ĐH Kinh tế quốc dân, Nhà xuất bản Giao Thông Vận Tải.
5. ThS. Vũ Hồng Thanh, ThS. Vũ Duy Linh (2016), “Hướng phát triển dịch vụ “mobile banking” cho các ngân hàng Việt Nam”, Tạp chí Ngân hàng, số 11
6. Trần Hoàng Ngân và Ngô Minh Hải (2004), “Sự phát triển dịch vụ Ngân hàng điện tử tại Việt Nam”, Tạp chí phát triển kinh tế, số 169, trang 13-14.
7. Phạm Thế Hùng, Trần Thị Lan Hương, Vũ Thị Tuyết Nhung (2020), “Thực trạng và giải pháp phát triển ngân hàng số ở Việt Nam”, Tạp chí Tài chính kỳ 2 tháng 12/2020
8. Trần Trung Dũng (2008), Phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt
tại các Ngân hàng thương mại Cổ Phần tại Việt Nam, Luận án Tiến sĩ Trường
Đại học Ngoại Thương Hà Nội.
9. Phạm Thị Hồng Ngọc (2019), Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại NH
TMCP Công thương Việt Nam Chi nhánh Sầm Sơn, Luận văn Thạc sĩ Trường
Đại học Kinh tế Quốc dân.
10. Nguyễn Phương Anh (2012), Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại Ngân
hàng TMCP A Châu, Luận văn thạc sĩ Trường Đại học Kinh tế Quốc Dân.
11. TS. Trần Minh Ngọc, ThS. Phan Thuý Nga (2006), “Thanh toán không dùng tiền mặt ở Việt Nam”, Tạp chí Ngân hàng, số 13.
Các website: 12. https://www.sbv.gov.vn 13. https://vrbank.com.vn 14.https://www.viecombank.vn 15.https://www.acb.com.vn 16.https://www.indovinabank.com.vn/vi 17.https://www.bidv.com.vn