2.2.1.1. Các loại hình dịch vụ ngân hàng điện tử
a. Internet banking/Mobile banking (IBMB)
Với dịch vụ Internet banking, VRB hiện cung cấp dịch vụ IBMB dành cho cả 2 đối tượng là khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp.
Trước năm 2017, các dịch vụ IBMB do VRB cung cấp đa phần là các dịch vụ tài chính cơ bản như tra cứu thông tin số dư, lãi suất, chuyển khoản liên ngân hàng... tuy nhiên các dịch vụ vẫn còn ở mức độ sơ khai, chưa có nhiều tiện ích đa dạng và tính năng ưu việt nổi trội. Với mục đích ngày càng phục vụ khách hàng tốt hơn, tiện lợi hơn, trong những năm gần đây, VRB đã phát triển mở rộng thêm nhiều dịch vụ và tiện ích ngân hàng điện tử mới cho khách hàng cá nhân và doanh nghiệp như dịch vụ thanh toán hóa đơn qua hệ thống IBMB, dịch vụ thanh toán trực tuyến (E-commerce), dịch vụ chuyển tiền 24/7, ví điện tử,...
Các tính năng hiện tại gồm có: Tài khoản:
• Tra cứu thông tin tài khoản.
• Truy vấn giao dịch tài khoản thanh toán. • Quản lý tài khoản thụ hưởng.
Chuyển khoản:
• Tra cứu thông tin tài khoản.
• Truy vấn giao dịch tài khoản thanh toán. • Quản lý tài khoản thụ hưởng.
Thanh toán trực tuyến: • Thanh toán khoản vay.
• Thanh toán hoá đơn: cước phí, hàng hóa/ dịch vụ viễn thông/internet, truyền hình/bảo hiểm/vé máy bay.
• Nạp tiền vào tài khoản dịch vụ trả trước Dịch vụ thẻ:
• Quản lý danh sách thẻ đang mở/thẻ đã đóng. • Thanh toán nợ thẻ VISA Credit.
Tiết kiệm trực tuyến:
• Mở tài khoản tiết kiệm trực tuyến. • Tra cứu tài khoản tiết kiệm.
• Tất toán sổ tiết kiệm trực tuyến. Truy vấn:
• Điểm đặt ATM • Điểm giao dịch • Tỷ giá
• Lãi suất tiết kiệm
Ngoài ra, khách hàng có thể đặt lịch giao dịch tại quầy
Thêm vào đó, VRB đã phối hợp với NAPAS hoàn thành triển khai thêm dịch vụ thanh toán hóa đơn trên IBMB và liên tục cập nhật, liên kết với các nhà cung cấp dịch vụ mới qua các năm. Một số nhà cung cấp cùng với dịch vụ VRB đã hợp tác trong năm 2020 như:
- VPBank Hồ Chí Minh: Dịch vụ thanh toán khoản vay cá nhân VPBank - AVG: CTCP nghe nhìn toàn cầu: Truyền hình MobiTV (An Viên cũ)
- VietCredit: Công ty tài chính có giấy phép hoạt động của NHNN hoạt động trong lĩnh vực huy động vốn, cấp tín dụng,...
- HAWACO: Công ty TNHH MTV nước sạch Hà Nội - HUEWACO: CTCP cấp nước Thừa Thiên Huế
- VNA: Hãng hàng không Quốc gia Việt Nam (Vietnam Airline) khai thác đến 21 tỉnh, thành phố và 28 điểm đến quốc tế tại 26 quốc gia và vùng lãnh thổ
- CTCP Giang Nam Logistics: là đơn vị chia sẻ tiện ích sử dụng Cảng Cát Lái chung với SNP (1/3 diện tích cảng)
- Công ty TNHH MTV Cảng Tân Cảng - Cái Mép Thị Vải có lưu lượng hàng hoá thông qua cảng hơn 1 triệu tấn/năm
- Công ty TNHH Cảng Quốc tế Tân Cảng - Cái Mép có lưu lượng hàng hoá thông qua cảng hơn 1,7 triệu tấn/năm
b. Dịch vụ thẻ
Hiện nay, VRB đã phát hành các loại thẻ với đa dạng tính năng hướng tới nhiều đối tượng khách hàng, bao gồm:
• Thẻ thanh toán nội địa VRB ATM
Thẻ VRB ATM là thẻ ghi nợ nội địa cho phép chủ thẻ thực hiện giao dịch thẻ trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam. Các tính năng và tiện ích của thẻ VRB ATM:
- Thực hiện giao dịch tại hơn 17.000 máy ATM của hơn 40 Ngân hàng trên lãnh thổ Việt Nam
- Thanh toán hàng hóa, dịch vụ tại các đơn vị chấp nhận thẻ của hơn 30 Ngân hàng trên toàn quốc
- Thanh toán trực tuyến tại gần 200 website thuộc các Đối tác có kết nối với hệ thống thanh toán trực tuyến của VRB và/hoặc đối tác của VRB
- Rút tiền VND trực tiếp từ tài khoản cá nhân VND hoặc USD; - Dịch vụ khách hàng 24/7
• Thẻ thanh toán quốc tế VRB Visa
Với thẻ này, khách hàng có thể thanh toán tại hàng chục triệu điểm chấp nhận thẻ, website và rút tiền tại hàng triệu cây ATM có biểu tượng Visa tại Việt Nam và trên toàn thế giới
Tiện ích thẻ gồm có:
- Sử dụng thẻ Chip chuẩn EMV, thông tin về tài khoản được bảo mật tuyệt đối, an toàn, chính xác;
- Bảo mật khi thanh toán trực tuyến với dịch vụ 3D Secured
- Tận hưởng lãi suất không kỳ hạn của VRB đối với tài khoản tiền gửi thanh toán VND
- Dịch vụ hỗ trợ khách hàng 24/7
Ngoài ra, đối với thẻ thanh toán quốc tế, VRB cũng đưa ra nhiều chương trình ưu đãi với chủ thẻ Visa với các dịch vụ du lịch, mua sắm, giải trí,... trên toàn thế giới
• Thẻ tín dụng Lợi ích thanh toán:
TỔNG QUAN Thẻ tín dụng VRB Visa Classic
Thẻ tín dụng VRB Visa Gold
Hạn mức tín dụng Tối đa 50 triệu VNĐ Tối đa 150 triệu VNĐ
Phí thường niên 200.000 VNĐ 300.000 VNĐ
Lãi suất/năm 20% 20%
Thời gian miễn lãi Tối đa 45 ngày Tối đa 45 ngày
Hạn mức rút tiền/ngày (Thay đổi tùy theo chính sách của VRB) 10 triệu VNĐ/ngày (KH có thể đề nghị điều chỉnh hạn mức theo quy định của VRB) 20 triệu VNĐ/ngày (KH có thể đề nghị điều chỉnh hạn mức theo quy định của VRB)
- Rút tiền mặt tại hơn 1 triệu máy ATM có biểu tượng Visa trên toàn thế giới. - Chấp nhận thanh toán hàng hóa, dịch vụ tại hơn 30 triệu điểm chấp nhận thanh toán Visa trên toàn thế giới.
- Thanh toán trực tuyến tại các website chấp nhận Visa trên toàn thế giới; - Thanh toán tối thiếu 05% dư nợ cuối kỳ sao kê
- Hình thức thanh toán đa dạng: bằng tiền mặt, chuyển khoản, trích nợ tự động, qua VRB mBanking / iBanking
Lợi ích dịch vụ:
- Dễ dàng, thuận tiện để theo dõi và quản lý việc chi tiêu thông qua sao kê được gửi hàng tháng tới email, chuyển phát nhanh; điện thoại di động;
- Bảo hiểm 24/24 trên phạm vi toàn cầu: Tặng bảo hiểm BIC cho chủ thẻ tín dụng VISA Gold trên phạm vi toàn cầu với số tiền bảo hiểm tối đa lên tới 60 triệu đồng/ người
- Dịch vụ hỗ trợ khách hàng 24/7
- Chủ thẻ được hưởng các chương trình ưu đãi mua sắm từ VRB và tổ chức thẻ Visa
Để phù hợp với từng đối tượng khách hàng, VRB có 2 hạng thẻ tín dụng: Visa Classic và Visa Gold:
sách của VRB) căn cứ vào hạn mức tín dụng được cấp (KH có thể đề nghị điều chỉnh hạn mức theo quy định của VRB) căn cứ vào hạn mức tín dụng được cấp (KH có thể đề nghị điều chỉnh hạn mức theo quy định của VRB)
bề dày kinh nghiệm. VRB vẫn luôn phát huy lợi thế riêng của mình. Năm 2019, tuân thủ theo Thông tư 41/2018/TT-NHHH của NHNN, VRB đã triển khai chấp nhận thẻ VCCS - Napas, MIR - NSPK trên ATM/POS:
- Thẻ chip nội địa theo chuẩn VCCS do CTCP chuyển mạch quốc gia Việt Nam (Napas) ban hành là thẻ Chip điện tử theo tiêu chuẩn của Tổ chức thẻ Quốc tế ban hành có khả năng lưu trữ, mã hoá thông tin, giảm nguy cơ gian lận, giả mạo. Đồng thời với thẻ chip nội địa theo chuẩn VCCS, Ngân hàng có thể phát triển và ứng dụng các công nghệ cao như Contactless - công nghệ thanh toán không tiếp xúc cho dịch vụ thanh toán thẻ nội địa
của Liên bang Nga (NSPK) là Tổ chức thanh toán Liên bang Nga được thành lập bới Ngân hàng Trung ương Nga. Thẻ MIR - NSPK tại Nga tương tự thẻ VCCS - Napas tại Việt Nam
Không chỉ phát triển sản phẩm thẻ, VRB còn đầu tư nghiên cứu, hợp tác phát triển các dịch vụ cộng thêm cho thẻ . Nhằm tăng cường bảo mật khi thanh toán trực truyền bằng thẻ, từ ngày 02/10/2020, Visa đã chính thức công nhận tính năng bảo mật 3D Secure cho thẻ quốc tế VISA VRB. Với phương thưc này, khi thực hiện các giao dịch trên các website thương mại điện tử có biểu tượng “Vetifird by VISA”, bên cạnh bước xác thực thông thường, VRB sẽ gửi thêm mật khẩu giao dịch 1 lần (OTP) qua tin nhắn để khách hàng nhập và hoàn tất giao dịch
VBR cũng đưa ra nhiều chương trình ưu đãi và giảm giá nhằm khuyến khích khách hàng sử dụng thẻ. Hiện nay việc mở thẻ trở nên dễ dàng hơn với dịch vụ phát hành thẻ nhanh của VRB chỉ trong vòng 15 phút. Phát triển mảng dịch vụ thẻ sẽ góp phần tạo dựng thương hiệu của VRB trên thị trường ngân hàng và tạo nguồn thu dịch vụ đáng kể cho ngân hàng.
2.2.1.2. Số lượng khách hàng sử dụng dịch vụ NHĐT
VRB đã không ngừng không ngừng mở rộng và phát triển các dịch vụ ngân hàng điện tử mới. Nhờ vậy, số lượng khách hàng sử dụng dịch vụ NHĐT tại VRB tăng trưởng khá mạnh qua mỗi năm. Qua đó có thể thấy rằng, VRB đã thành công trong việc chú trọng phát triển và mở rộng về quy mô của dịch vụ NHĐT. Các dịch vụ NHĐT của VRB đã phát triển lớn mạnh hơn, tiện ích hơn và thu hút được nhiều khách hàng quan tâm. Xét về sự ưu việt, tiện ích về tính năng và có tiềm năng phát triển nhất, ta phân tích 3 mảng dịch vụ chính bao gồm: Internet banking, Mobile banking và dịch vụ thẻ
Biểu đồ 2.1: Số lượng khách hàng sử dụng dịch vụ NHĐT của VRB
Nguồn: Báo cáo tổng hợp kết quả kinh doanh thẻ và ngân hàng điện tử của VRB từ năm 2016-2020.
Qua bảng số liệu trên ta thấy các dịch vụ ngân hàng điện tử mới như Internet banking và Mobile banking đều có mức tăng trưởng đều, năm sau cao hơn năm trước. Tuy vậy, dù số lượng khách hàng sử dụng dịch vụ NHĐT của VRB đã có mức tăng trưởng cao, đáng ghi nhận song nếu so với tổng số khách hàng sử dụng các dịch vụ truyền thống thì số lượng khách hàng sử dụng các dịch vụ NHĐT mới chỉ chiếm khoảng 35% . Đây thực sự vẫn là một tỷ lệ khiêm tốn cho thấy tiềm năng về dịch vụ ngân hàng điện tử vẫn chưa được VRB khai thác hết trong các khách hàng có quan hệ với VRB. Đặc biệt là số lượng khách hàng sử dụng dịch vụ thẻ lại có xu hướng tăng trưởng chậm lại và mức tăng giảm dần qua các năm. Cụ thể:
Về dịch vụ phát hành và thanh toán thẻ, giai đoạn 2016-2018 giữ mức tăng trưởng đều khoảng 24%. Nếu như năm 2019, số lượng khách hàng sử dụng dịch vụ thẻ là 39.592 khách hàng đạt mức tăng là 30% so với năm 2018 thì đến năm 2020, số lượng khách hàng đã tăng lên 45.895 khách hàng với mức tăng trưởng gần 16%, đã giảm 14% so với năm 2018. Sự tăng trưởng chậm về số lượng khách hàng sử
dụng dịch vụ thẻ năm 2020 so với các năm trước. Có thể thấy rằng, công tác đẩy mạnh dịch vụ thẻ cuả ngân hàng vẫn chưa thực sự hiệu quả. Đặc biệt trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 bùng phát, người tiêu dùng hạn chế nhu cầu chi tiêu, bên cạnh đó khách hàng có xu hướng chuyển sang thanh toán qua thanh toán qua ứng dụng/thiết bị điện tử nhiều hơn cũng là một thách thức lớn trong việc gia tăng lượng khách hàng sử dụng dịch vụ thẻ.
Về dịch vụ Internet banking của VRB, dịch vụ này của VRB đã có sự tăng trưởng mạnh mẽ về cả số lượng khách hàng sử dụng. Số lượng khách hàng đã tăng gấp gần 7 lần từ năm 2016 cho đến năm 2020 từ mức 3.905 khách hàng lên đến 32.852 khách hàng. Cho thấy rằng trong giai đoạn này, việc chú trọng và phát triển thêm tính năng Internet banking dành cho khách hàng doanh nghiệp có hiệu quả cao.
Về dịch vụ Mobile banking của VRB, tuy mới chỉ đi chính thức triển khai Mobile banking trong năm 2016 nên số lượng khách hàng đã có mức tăng ấn tượng, năm 2017, 2018 tăng trưởng gần như gấp đôi nhờ tiện ích của mảng dịch vụ này. Nă, 2019 và năm 2020 tốc độ tăng trưởng có chậm lại nhưng cũng đạt ở mức cao lần lượt là 75%, 60%. Điều đó cho thấy dịch vụ Mobile banking VRB đã thực sự thu hút và chiếm được lòng tin của khách hàng đi cùng với nhiều ưu đãi về phí chuyển tiền trên Mobile banking trong giai đoạn đầu triển khai. Tuy nhiên lượng khách hàng sử dụng dịch vụ Mobile banking vẫn phổ biến là tập trung ở các thành phố lớn như Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà nẵng, Hải phòng...nơi dân cư có mức thu nhập và điều kiện sống cao hơn.
Với dịch vụ thẻ được đầu tư ngay từ những năm đầu tiên cũng là một lợi thế giúp dịch vụ Internet banking và Mobile banking của VRB có được đà tăng trưởng và phát triển thuận lợi dựa trên nguồn khách hàng sử dụng dịch vụ thẻ sẵn có cũng như khách hàng đăng ký dịch vụ thẻ mới. VRB không ngừng nâng cấp các phiên bản hệ thống Mobile banking và cung cấp nhiều tiện ích hơn cho khách hàng.
Trên cơ sở các dịch vụ NHĐT đang cung cấp, VRB còn không ngừng chú trọng đến công tác cải tiến, nâng cao hơn nữa các dịch vụ ngân hàng điện tử và
nghiên cứu để đưa vào những sản phẩm dịch vụ ngân hàng điện tử mới với nhiều tính năng hữu ích và thuận tiện cho khách hàng.
2.2.1.3. Thị phần dịch vụ ngân hàng điện tử
Ở Việt Nam hiện nay, dịch vụ ngân hàng điện tử phát triển mạnh mẽ, một số ngân hàng đi đầu tiêu biểu là Vietcombank, BIDV, Vietinbank, Techcombank, ACB, SeaAbank và một số ngân hàng nước ngoài như HSBC, Citibank. Trong giai đoạn cách mạng công nghiệp 4.0, việc ứng dụng công nghệ tiên tiến hơn trở thành yếu tố quyết định. Chính vì vậy, sự cạnh tranh trong phát triển dịch vụ NHĐT ở các ngân hàng căng go hơn bao giờ hết. Môi trường công nghệ hiện đại là cơ hội thuận lợi để các NHTM triển khai, phát triển dịch vụ NHĐT, có thể nói, hiện nay các ngân hàng đang chạy đua trong việc cung ứng các loại hình dịch vụ NHĐT và xa hơn là dịch vụ ngân hàng số. Chiếm ưu thế trong phát triển NHĐT không chỉ mang lại lợi nhuận cho ngân hàng mà dịch vụ này còn góp phần thể hiện đẳng cấp và nâng cao giá trị thương hiệu của một ngân hàng. Chỉ qua chỉ tiêu về số lượng khách hàng sử dụng dịch vụ NHĐT cũng dễ dàng nhận thấy rằng, thị phần của VRB về mảng dịch vụ này còn rất nhỏ, trong khi đó các NHTM hiện tại dẫn đầu thị trường đều tính đến hàng triệu khách. Một số thống kê cụ thể phản ánh thị phần của VRB như sau:
• Mạng lưới chấp nhận thanh toán thẻ
Trong hoạt động kinh doanh thẻ, quá trình mở rộng mạng lới chấp nhận thẻ luôn gắn liền với việc phát hành thẻ. Qua kết quả kinh doanh những năm gần đây, công tác mở rộng hệ thống ATM và đơn vị chấp nhận thẻ POS tại VRB đã có sự tăng trưởng nhất định, tuy nhiên tốc độ tăng khá chậm. Đây là lĩnh vực cần có nguồn kinh phí lớn, tốn kém cả chi phí đầu tư và vận hành hệ thống, thực tế số lượng máy ATM và POS của VRB chưa có sự gia tăng rõ rệt.
Với mạng lưới chi nhánh còn chưa phát triển, chỉ tập trung ở các thành phố lớn chủ yếu là nơi có tập trung nhiều cảng biển. Hiện tại VRB chỉ có tất cả 17 máy ATM trên cả nước - số lượng cây ATM có sự gia tăng rất ít qua các năm (2016- 2020). Tuy vậy, ngoài việc cung ứng các dịch vụ cơ bản như rút tiền mặt, chuyển khoản, VRB đã triển khai thêm nhiều tính năng gia tăng trên hệ thống ATM như
Stt thẻ VRB
1 Thẻ thanh toán nội địathanh toán hóa đơn (điện, nước, truyền hình, viễn thông,..) đã góp phần đáp ứngđược nhu cầu của khách hàng. 34.082 74%