Hiện nay, NH Liên doanh Việt - Nga có Hội sở chính đặt tại Hà Nội và 6 Chi nhánh ở các thành phố lớn: Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nằng, Khánh Hòa, Vũng Tàu, Tp. Hồ Chí Minh. Số lượng nhân sự của VRB đạt khoảng 800 người.
Tại Hội sở chính có các Ban/Trung tâm phụ trách các mảng chuyên môn nghiệp
vụ riêng biệt, cụ thể như sau:
Ban Lãnh đạo: Gồm Tổng Giám đốc và các Phó Tổng Giám đốc: Chịu trách
Ban Kiểm soát nội bộ và Bộ phận kiểm toán nội bộ: Kiểm soát lại các hồ
sơ
tín dụng, kiểm tra việc tuân thủ quy trình nghiệp vụ, đảm bảo an toàn cho hoạt động của NH.
Ban Quản lý rủi ro: (i) Xây dựng hệ thống báo cáo rủi ro cho các bộ phận
nghiệp vụ; (ii) Quản lý, giám sát các rủi ro tín dụng, rủi ro thị trường, rủi ro định chế tài
chính, rủi ro tác nghiệp
Ban Nguồn vốn và kinh doanh tiền tệ: (i) Công tác điều hành về vốn, các
nghiệp vụ về ngoại hối và lãi suất; (ii) Cân đối vốn VND và ngoại tệ trên toàn hệ thống, mua bán ngoại tệ hàng ngày; (iii) Xây dựng và triển khai các sản phẩm dịch vụ
về nguồn vốn, ngoại hối và các công cụ lãi suất cố định để tăng doanh thu và lợi nhuận
cho NH; (iv) Thực hiên hoạt động giao dịch thị trường tiền; (v) Thực hiện hoạt động giao dịch Giấy tờ có giá; (vi) Thực hiện chức năng của bộ phận phụ trách Định chế tài
chính, (vii) Hỗ trợ Hội đồng quản lý tài sản Nợ-Có
Ban Dịch vụ khách hàng: (i) Thực hiện xử lý giao dịch thanh toán trong
nước
và quốc tế; (ii) Xây dựng và hỗ trợ triển khai, tư vấn các sản phẩm thuộc phạm vi nghiệp vụ gồm: giao dịch tại quầy, chuyển tiền trong nước và quốc tế, tài trợ thương mại, các hệ thống kênh thanh toán; (iv) Xây dựng, triển khai tham số hóa hệ thống Phòng chống rửa tiền theo quy định pháp luật; (v) Đầu mối liên hệ và xử lý các vấn đề
phát sinh liên quan đến nghiệp vụ thanh toán với đối tác trong kênh thanh toán song phương Việt - Nga, kênh thanh toán SWIFT và các kênh thanh toán quốc tế khác theo
quy định.
Ban Công nghệ NH điện tử: (i) Bộ phận quản trị hệ thống: Quản lý, giám
sát,
vận hành, phát triển các hệ thống thuộc cơ sở hạ tầng kỹ thuật của hệ thống CNTT: Hệ
thống mạng truyền thông, hệ thống phần cứng, máy chủ, hệ thống lưu trữ, hệ điều hành
và cơ sở dữ liệu, đảm bảo kỹ thuật để Trung tâm dữ liệu hoạt động 24/7,...; (ii) Nhóm
An ninh, bảo mật CNTT: quản lý, quản trị hệ thống bảo mật và thực thi chính sách bảo
mật CNTT; (iii) Bộ phận quản trị hệ thống Core-banking: Nghiên cứu, phát triển sản phấm dịch vụ mới trên Core-banking, quản lý các tham số của hệ thống core- banking;
(iv) Bộ phận phát triển phần mềm ứng dụng: Nghiên cứu, đề xuất, xây dựng, giải pháp
33
các ứng dụng phần mềm; (v) Bộ phận quản trị hệ thống báo cáo: quản trị hệ thống báo cáo: BI, BO, CIC, SBV, FATCA, AML,...; (vi) Bộ phận hỗ trợ ứng dụng CNTT: Tiếp nhận thông tin, phân luồng xử lý các yêu cầu hỗ trợ; Quản lý, hỗ trợ người sử dụng trong quá trình sử dụng các phần mềm ứng dụng,...
Ban Quản lý bán lẻ và mạng lưới: (i) Xây dựng chiến lược, kế hoạch phát triển
tín dụng bán lẻ và phi tín dụng; (ii) Xây dựng hệ thống cơ chế, chính sách và phát triển sản phẩm tín dụng bán lẻ và phi tín dụng; (iii) Chỉ đạo, hướng dẫn việc triển khai và kiểm tra đánh giá hoạt động tín dụng bán lẻ và phi tín dụng; (iv) Quản lý khả năng sinh lời, mức độ tăng trưởng, tính hiệu quả của sản phẩm tín dụng bán lẻ và phi tín dụng; (v) Quản lý, khai thác hệ thống thông tin khách hàng cá nhân; (vi) thực hiện hoạt động marketing bán lẻ, quan hệ công chúng; (vii) Quản lý và phát triển kênh phân phối.
Trung tâm thẻ: (i) Nghiên cứu, đề xuất các chính sách, chiến lược, kế hoạch,
giải pháp và tổ chức thực hiện sản phẩm dịch vụ thẻ mới; (ii) Trực tiếp triển khai công tác kinh doanh thẻ theo quy định của Tổng Giám đốc; (iii) Sử dụng, hố trợ các kênh phân phối của VRB trong việc triển khai dịc vụ kinh doanh thẻ và hệ thống chấp nhận thẻ; (iv) Kiểm tra, giám sát và phối hợp với các đơn vị thành viên, chi nhánh thực hiện các chế độ quy định của NHNN trong hoạt động kinh doanh thẻ.
Ban Khách hàng: (i) Tìm kiếm,tiếp thị và tư vấn hỗ trợ Khách hàng doanh
nghiệp; (ii) Triển khai các chiến dịch marketing tín dụng, bảo lãnh; (iii) Trực tiếp thẩm định, đánh giá và quản lý khách hàng; (iv) Hỗ trợ chi nhánh trong việc xây dựng nền khách hàng theo định hướng của ngân hàng; (v) Định giá và quản lý tài sản đảm bảo.
Ngoài ra, còn một số Ban như: Ban Pháp chế, Ban Tài chính - Kế toán, Ban Xử lý nợ, Văn phòng và các Chi nhánh trực thuộc
Về nhân sự:
Tính đến cuối năm 2020 tổng số cán bộ nhân viên của VRB là 786 người trong đó số người có trình độ đào tạo đại học trở lên là 740 người chiếm 94,15%. Như vậy có thể thấy lực lượng cán bộ của VRB đa số được đào tạo bài bản, đáp ứng tốt yêu cầu công việc
34
Neu xét theo thâm niên: Số cán bộ có thâm niên công tác từ 3 năm trở lên là 410
người, chiếm 33,08%. Như vây, đo số cán bộ của VRB chưa có thâm niên kinh nghiệm
công việc, đây là một hạn chế trong hoạt động kinh doanh của NH. ”
2.1.3. Ket quả hoạt động kinh doanh chủ yếu của VRB từ năm 2016 đến năm 2020
2.1.3.1. Huy động vốn
Bảng 2.1: Tình hình huy động vốn của ngân hàng liên doanh Việt - Nga Giai đoạn 2016 - 2020
1. Tổng nguồn vốn huy động từ Dân cư và Tổ chức kinh tế 15.163 100% 16.019 100% 16.325 100% 18.453 100% 19.712 100% 1.1. Theo đối tượng khách hàng TCKT - XH 13.176 86,90% 13.683 85,42% 13.884 85,05% 15.098 81,82% 16.311 82,75 % Dân cư 1.987 13,10% 2.33 6 14,58% 2.441 14,95% 3.355 18,18% 3.401 %17,25 1.2. Theo kỳ hạn Không kỳ hạn 3.032 20,00% 3.18 3 19,87% 3.278 20,08% 4.060 22,00% 4.532 %22,99 Ngắn hạn (≤ 12 tháng) 6.842 45,12% 7.32 8 45,75% 7.292 44,67% 8.076 43,77% 8.320 42,21 % Trung dài hạn (≥ 12 tháng) 5.289 34,88% 5.50 8 34,38% 5.755 35,25% 6.317 34,23% 6.860 34,80 % 2. Tiền vay NHNN và các TCTD khác 2.1. Tiền vay của NHNN - - - - - - 2.2. Tiền vay của TCTD khác - - - - - -
(%) (%) trọng (%) trọng (%) trọng (%)
Bảng 2.1 cho thấy, nhìn chung tổng nguồn vốn huy động tăng trưởng khá tích cực qua trong giai đoạn 2016-2020. Cụ thể, năm 2017 đạt 16.019 tỷ đồng, tăng 856 tỷ đồng (tăng 5,64%) so với năm 2016. Năm 2018 tổng nguồn vốn huy động đạt 16.325 tỷ đồng, tăng 306 tỷ đồng (tăng 1,91%) so với năm 2017. Vào năm 2019 đạt 18.453 tỷ đồng, tăng 2.128 tỷ đồng (tăng 13%) so với năm 2018. Đến năm 2020, tổng vốn huy động tiếp tục tăng đạt 19.712 tỷ đồng, tăng 1.259 tỷ đồng (tăng 6,82%) so với năm 2019. Do trong năm 2020, mặt bằng lãi suất huy động có xu hường giảm, điều này khiến tổng nguồn vốn huy động của VRB tăng khá chậm so với mục tiêu đặt ra. Tổng nguồn vốn huy động tăng lên trong những năm qua cũng tạo sự vững chắc cho hoạt động kinh doanh của VRB, tạo điều kiện để tăng tổng tài sản, đa dạng hoá và nâng cao chất lượng dịch vụ nhằm thu hút và đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng.
Xét theo đối tượng KH: HĐV từ các tổ chức kinh tế xã hội của VRB luôn chiếm tỷ trọng cao và biến động qua các năm, cụ thể: Năm 20116 đến 2018 có tỷ trọng HĐV từ các tổ chức kinh tế xã hội tương đương lần lượt 86,90%(năm 2016); 85,42%(năm 2017); 85,05%(năm 2018) thì đến năm 2019 chỉ còn chiếm 81.55% và năm 2020 tỷ trọng tăng nhẹ, chiếm 82,75%. Cùng với đó, tỷ trọng HĐV từ dân cư: Chiếm 13,10% năm 2016; 14,58% năm 2017; 14,95% năm 2018, chiếm 18.18% năm 2019 và giảm còn 17,25% năm 2020. Có thể thấy rằng, tỷ trọng huy động vốn từ TCKT-XH còn cao, quy mô HĐV còn phụ thuộc vào nhóm KH là TCKT-XH. Mặc dù tỷ trọng HĐV dân cư có sự chuyển biến và đã tăng trưởng trong năm 2019,2010 tuy nhiên VRB vẫn chưa thực sự đẩy mạnh công tác huy động vốn từ dân cư một phần vì mạng lưới còn nhỏ hẹp và chưa có chiến dịch huy động cạnh tranh phù hợp để thu hút khách hàng.
Xét theo kỳ hạn HĐV: HĐV ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao nhưng có xu hướng giảm trong giai đoạn 2016-2020. Đối với vốn huy động không kỳ hạn chiếm tỷ trọng thấp nhất, đây là loại tiền gửi có tính cạnh tranh rất cao liên quan đến hoạt động thanh toán và hiệu quả huy động loại nguồn này là cao nhất do lãi suất huy động rất thấp, vì vậy tất cả các NHTM đều đẩy mạnh khai thác nguồn vốn này. Đối
với VRB, do là NH qui mô nhỏ, số lượng KH còn mỏng nên khả năng thu hút nguồn này còn nhiều hạn chế. Đồng thời, nguồn vốn huy động trung dài tăng tuy nhiên tỷ trọng hầu như không có sự thay đổi, điều này có thể là điểm bất lợi khi dư nợ trung dài hạn tăng trong khi nguồn huy động vốn không đủ để tài trợ cho hoạt động tín dụng dẫn tới việc ngân hàng buộc phải chuyển một phần vốn ngắn hạn sang để đáp ứng cho nhu cầu dài hạn
Cũng trong giai đoạn này, VRB không phát sinh vay nợ NHNN, vay các TCTD khác chỉ mang tính chất thời điểm ngắn hạn, không có số dư tại thời điểm cuối các năm
2.1.3.2. Cho vay
Bảng 2.2: Một số chỉ tiêu hoạt động cho vay tại VRB Giai đoan 2016-2020
Trung dài hạn 2.804 14,82% 3.084 32,18% 3.099 32,00% 3.016 30,27% 3.155 37,81%
1.2.Theo đối tượng KH
Doanh nghiệp 5.964 74,06% 6.569 72,79% 6.676 68,94% 7.253 72,79% 8.408 74,12%
- DN SME 2.827 35,10% 3.429 38,00% 3.847 39,73% 3.006 41,45% 3.705 44,07% - DN lớn 3.137 38,96% 3.140 34,79% 2.829 29,21% 2.273 31,34% 2.527 30,05%
2016-2020 cho thấy chiều hướng tăng lên của chất lượng tín dụng: năm 2017 tổng dư nợ đạt 9.024 tỷ đồng tăng 971 tỷ đồng (12,06%) so với năm 2016; năm 2018 tổng dư nợ đat 9.684 tỷ đồng tăng 660 tỷ đồng (7,31%) so với năm 2017; năm 2019 đạt 9.964 tỷ đồng, tăng 280 tỷ (2,89%) so năm 2018 và năm 2020 đạt 11.344 tỷ đồng, tăng 1.380 tỷ đồng (13,85%) so năm 2019
Tổng doanh thu 1.707, 08 1.772, 68 1.898,12 2.198,60 2.250, 72 Tổng chi phí 1.503, 66 641.532, 1.682,08 1.956,92 391.996,
qua các năm, đều chiếm gần 70% tổng dư nợ. Xét về ngắn hạn lẫn trung dài hạn, ta dễ dàng nhận thấy rằng tỷ lệ cho vay so với vốn huy động luôn nằm dưới ngưỡng cho phép của NHNN (theo Thông tư số 36/2014/TT-NHNN, cho phép NHTM được cho vay tối đa bằng 80% vốn huy động). Điều này cho thấy rằng sử sụng vốn huy động của VRB những năm qua chưa thực sự hiệu quả.
Xét theo đối tượng KH: Cho vay doanh nghiệp luôn chiếm tỷ trọng cao và có xu hướng tăng dần đặc biệt trong giai đoạn 2016-2020. Trong đó, tỷ trọng cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa có xu hướng tăng lên trong khi cho vay doanh nghiệp lớn tỷ trọng giảm trong giai đoạn 2016-2018, năm 2019 tăng nhẹ và giảm trong năm 2020. Đồng thời tỷ trọng cho vay cá nhân có mức biến động ngược lại.
2.1.3.3. Các hoạt động khác Thanh toán quốc tế
Tại ngân hàng VRB, khách hàng được cung cấp dịch vụ thanh toán trong nước thông qua dịch vụ NHĐT và hệ thống điểm giao dịch trên toàn quốc. Đặc biệt, khách hàng của VRB còn được sử dụng các dịch vụ, quản lý tài sản, chuyển lương, dịch vụ chuyển tiền quốc tế thông qua SWIFT, Western Union... Cùng với đó, dịch vụ thanh toán mở rộng thêm một số khách hàng lớn, xây dựng mối quan hệ thường xuyên và liên tục, dần hướng tới mục tiêu là một ngân hàng hiện đại, hòa nhập với xu hướng phát triển chung của hệ thống ngân hàng trên thế giới. Tuy nhiên, do là NH liên doanh có sự góp vốn từ Cộng hoàn Liên bang Nga, nên những năm gần đây, VRB chịu rất nhiều áp lực từ lệnh cấm vận từ Mỹ và Liên minh Châu Âu, do vậy, các dịch vụ thanh toán quốc tế hoặc kinh doanh đối ngoại bị nhiều rào cản rất khó phát triển.
Dịch vụ bảo lãnh
Tại VRB, khách hàng được cung cấp nhiều loại hình dịch vụ bảo lãnh như bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh hoàn trả tiền ứng trước... Tuy vậy, do qui mô của VRB còn khá nhỏ, độ phủ thương hiệu chưa rộng rãi nên dịch vụ bảo lãnh bị hạn chế, phần lớn các bảo lãnh thời hạn rất ngắn (dưới 2 tháng) , các hợp đồng bảo lãnh có kỳ hạn dài và giá trị lớn VRB không thực hiện được phần lớn do bên nhận bảo lãnh không chấp nhận VRB
Kinh doanh ngoại tệ
VRB chú trọng duy trì và phát triển các mối quan hệ với các cá nhân và tổ chức trong và ngoài nước đối với dịch vụ mua bán ngoại tệ, đảm bảo mức giá mua bán hợp lý, đồng thời cung cấp nguồn cung ngoại tệ trên thị trường liên ngân hàng, đáp ứng kịp thời nhu cầu phát sinh kinh doanh ngoại tệ của các ngân hàng. Các sản phẩm dịch vụ ngoại hối chính do VRB cung cấp, bao gồm giao dịch kỳ hạn, quyền chọn tiền tệ, mua bán ngoại tệ giao ngay, hoán đổi. Hiện nay, VRB là một trong số rất ít các ngân hàng liên doanh có sản phẩm quyền chọn ngoại tệ.
Trong năm 2020, ngân hàng đã thu đổi 6,3 triệu USD. Ngoài ra, VRB đang thực hiện thu đổi nhiều loại ngoại tệ khác như AUD,CHF, CAD, GBP, HKD, JPY, CNY, SGD song số lượng còn hạn chế.
Tổng thu dịch vụ và các khoản thu ngoài lãi năm 2020 đạt 54 tỷ đồng trong đó thu dịch vụ 24,263 tỷ đồng. Dịch vụ chuyển tiền kiều hối đạt doanh thu gần 4,5 triệu USD, Western Union đạt gần 2 triệu USD. Năm 2020, lãi thuần từ hoạt động kinh doanh ngoại hối đạt trên 29,848 tỷ đồng, tăng 31% so với năm 2019.
2.1.3.4. Kết quả kinh doanh
Với nỗ lực không ngừng nghỉ của ban quản lý cùng các bộ phận kinh doanh trực tiếp, kết quả kinh doanh của ngân hàng VRB đã đạt được những thành quả nhất định với, đạt chỉ tiêu lợi nhuận của 2 ngân hàng mẹ là BIDV và VTB đặt ra. Xu hướng biến đổi lợi nhuận qua các năm của VRB như bảng 2.4:
Bảng 2.3: Một số chỉ tiêu kết quả kinh doanh của VRB giai đoạn 2016-2020
74 34 46
Tốc độ tăng lợi nhuận sau thuế
Bảng 2.3 cho thấy: Tổng doanh thu của VRB trong giai đoạn 2016 - 2020 có xu hướng tăng qua các năm. Tỷ lệ tăng trưởng qua các năm từ 2017 đến 2020 lần lượt là 3,8%; 7%; 16%, 2%. Theo đó, doanh thu chủ yếu của VRB đến từ hoạt động cấp tín dụng với tỷ trọng gần 82% tổng doanh thu toàn hàng, còn thu từ dịch vụ chỉ chiếm một tỷ lệ khá nhỏ.
Tổng chi phí của VRB cũng có xu hướng tăng trong giai đoạn này. Trong đó chiếm chủ yếu là chi trả lãi tiền gửi HĐV và tiền vay (chiếm khoảng hơn 81% tổng chi của ngân hàng).
Giai đoạn 2016-2018, lợi nhuận sau thuế năm 2018 sụt giảm khá mạnh đạt 172,83 tỷ đồng, sở dĩ có sự giảm sút như này là do trong năm này khoản nợ xấu phát sinh trên 100 tỷ đồng ở Công ty Cổ phần thức ăn chăn nuôi tại Chi nhánh Sở Giao dịch và VRB buộc phải tăng trích lập Quĩ dự phòng. Trong năm 2019 và năm 2020, lợi nhuận đã tăng lên rõ rệt do VRB ký kết hợp tác tài trợ vốn với một số danh nghiệp lớn, doanh nghiệp FDI.
Thương hiệu VRB năm 2020 cũng tiếp tục được khẳng định khi VRB được trao “Giải thưởng Ngân hàng tiêu biểu và Công ty Fintech tiêu biểu Việt Nam 2019” bởi ập đoàn Dữ liệu Quốc tế IDG vừa phối hợp với Hiệp hội ngân hàng Việt Nam (VNBA) tổ chức.
Về các hoạt động củng cố hệ thống công nghệ thông tin, ngoài việc xây dựng