Triển vọng và xu thế phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử

Một phần của tài liệu 1055 phát triển dịch vụ NH điện tử tại NH liên doanh việt nga (Trang 93 - 95)

Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử luôn là xu hướng tất yếu mà các NHTM luôn chú trọng đầu tư, ứng dụng công nghệ tiên tiến, cơ sở hạ tầng kỹ thuật vào sản phẩm để đem lại cho khách hàng sự thuận tiện, tiết kiệm thời gian và chi phí, đồng thời tăng khả năng cạnh tranh giữa các ngân hàng

Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, đặc biệt là từ khi bùng phát dịch Covid-19, phát triển dịch vụ NHĐT là vũ khí cạnh tranh tốt nhất cho các NHTM do những tính năng ưu việt của nó so với các dịch vụ truyền thống khác.

Từ năm 2006, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Đề án thanh toán không dùng tiền mặt”. Đề án đã điều chỉnh phù hợp với sự phát triển công nghệ thanh toán không dùng tiền mặt. Trong thời gian vừa qua, hoạt động thanh toán đã có bước tiền mạnh mẽ với nhiều sản phẩm dịch vụ thanh toán mới và hiện đại hơn, hoạt động không dùng tiền mặt được mở rộng cả về quy mô lẫn chất lượng dựa trên ứng dụng CNTT.

Theo thống kê của CTCP Thanh toán Quốc gia Việt Nam (Napas): “Năm 2015, hệ thống thẻ NAPAS xử lý đến hơn 90% là giao dịch chuyển mạch máy rút tiền tự động (ATM) thì con số năm 2019 chỉ còn khoảng 40%. Trong những tháng đầu năm 2020, khi dịch Covid-19 xảy ra và nhất là trong giai đoạn cách ly xã hội, hoạt động thanh toán điện tử diễn ra thông suốt và an toàn, thanh toán qua kênh internet tăng gần 50% về giá trị giao dịch trong khi thanh toán qua kênh điện thoại di động tăng hơn 160% so với cùng kỳ năm 2019”. Qua những số liệu này, cho thấy có sự chuyển dịch lớn từ hoạt động giao dịch rút tiền mặt từ cây ATM sang giao dịch thanh toán NHĐT đã khẳng định sự đi đúng hướng của Chính phủ và NHNN về chính sách thanh toán không dùng tiền mặt.

Dịch vụ NHĐT mang lại nhiều lợi ích cho khách hàng, ngân hàng và nền kinh tế. NHĐT góp phần đẩy mạnh phát triển kinh tế thương mại, dịch vụ, tạo điều

kiện mở rộng kinh tế thương mại với khu vực và Thế giới. Bất kể khoảng cách về không gian và thời gian, NHĐT đều có khả năng thu hút khách hàng trên phạm vi rộng, điều này giúp cho ngân hàng tiếp cận khách hàng tốt hơn mà vẫn tiếp kiệm chi phí.

Hoạt động dịch vụ NHĐT giúp ngân hàng thích nghi tốt với những biến động trên thị trường, điều chỉnh lãi suất, tỷ giá, phí phù hợp và kịp thời. Qua đó, ngân hàng có thể kiểm soát được rủi ro và mang lại lợi ích kinh tế, hơn hết là điều chỉnh đáp ứng nhu cầu của khách hàng

Trong thời gian gần đây, Chính phủ và Ngân hàng nhà nước đã chú trọng đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng kỹ thuật, công nghệ phục vụ cho hoạt dộng thanh toán không dùng tiền mặt. Các ngân hàng cũng tận dụng cơ hội để đẩy mạnh hơn việc sử dụng hệ thống thanh toán hiện đại, tiên tiến đáp ứng tối đa cho việc cung ứng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt.

Các NHTM đã phát triển thêm nhiều loại hình dịch vụ thanh toán trên thẻ ngân hàng, tăng cường bảo mật an toàn thông tin thẻ, nâng cao chất lượng dịch vụ thẻ. Bên cạnh đó, NHNN đã ban hành “Bộ tiêu chuẩn cơ sở thẻ chip nội địa” xây dựng và thực hiên Kế hoạch chuyển đổi từ thẻ từ sang thẻ chip tại Việt Nam phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế, đảm bảo an ninh an toàn và gia tăng thêm tiện ích dịch vụ thẻ

Theo Vụ Thanh toán (NHNN): “Tính đến tháng 5/2020, cả nước có khoảng 19,2 nghìn ATM, hơn 277 nghìn POS, khoảng 78 NHTM triển khai dịch vụ thanh toán qua Internet banking, 49 NHTM cung ứng dịch vụ thanh toán qua điện thoại di động, 30 NHTM và 6 tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán phối hợp triển khai thanh toán với khoảng 80 nghìn điểm QR Code. NHNN đã cấp phép cho 34 tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán, trong đó dịch vụ ví điện tử (29); dịch vụ cổng thanh toán điện tử, hỗ trợ thu hộ, chi hộ (28), dịch vụ chuyển tiền điện tử (9)”.

Công tác phát triển hệ thống thanh toán; luôn cập nhật những kỹ thuật, công nghệ tiên tiến; mở rộng cung ứng dịch vụ NHĐT; nghiên cứu, ứng dụng các phương thức thanh toán đa dạng đều được các NHTM chú trọng đầu tư. Một số

công nghệ mới trong thanh toán có thể kể đến như: xác thực KYC, xác thực vân tay, nhận diện khuôn mặt, QR code, thanh toán “1 chạm”, mPOS,...

Dựa vào những tính năng nổi trội của hệ thống NHĐT, Việt nam đã phát triển hạ tầng thanh toán điện tử trong dịch vụ hành chính công. Hiện nay, hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng đã kết nối với 63 Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh trong cả nước, đáp ứng nhu cầu thu ngân sách một cách tiện ích, nhanh chóng. Theo thống kê NHNN: “Có khoảng 50 NHTM hoàn thành kết nối với hệ thống nộp thuế điện tử của Tổng cục Thuế, Hải quan; trên 63 tỉnh/thành phố và tất cả các quận, huyện trên cả nước, với 95% số thu hải quan được thực hiện qua ngân hàng; 99% doanh nghiệp đăng ký nộp thuế điện tử; 27 ngân hàng và 10 tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán phối hợp thu tiền điện, doanh thu tiền điện của Điện lực Việt Nam (EVN) thanh toán qua ngân hàng lên tới gần 90%...”

Nhìn chung, dịch vụ NHĐT ở Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ và luôn nắm bắt được xu thế toàn cầu. Các phương tiện thanh toán mới được nghiên cứu và triển khai đều được người tiêu dùng đón nhận nhờ những tiện ích của nó mang lại, đặc biệt là các phương thức thanh toán qua smartphone có tốc độ tăng trưởng nhanh chóng

Một phần của tài liệu 1055 phát triển dịch vụ NH điện tử tại NH liên doanh việt nga (Trang 93 - 95)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(109 trang)
w