Các nguyên nhân của hạn chế

Một phần của tài liệu 1055 phát triển dịch vụ NH điện tử tại NH liên doanh việt nga (Trang 89 - 93)

• Nguyên nhân chủ quan

Là ngân hàng mới được thành lập và chính thức đi vào hoạt động từ tháng 11 năm 2006 nên có thể nói rằng thương hiệu VRB trên thị trường tài chính chưa cao mặc dù ngân hàng mẹ của VRB đều là những NHTM có uy tín cao trên thị trường tài chính, cả trong nước và quốc tế. Hơn nữa, do là NH liên doanh với Cộng hòa Liên bang Nga nên VRB cũng đã phải chịu những sức ép rất lớn từ các lệnh cấm vận của Mỹ và Liên minh Châu Âu. Do uy tín cao nên lượng KH rất khiêm tốn so với các NHTM khác, kể cả các Ngân hàng TMCP quy mô nhỏ trong nước chứ chưa so sánh với các NHTM Nhà nước thì tỷ trọng KH càng nhỏ bé.

Số lượng khách hàng sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử của VRB có mức tăng trưởng cao qua từng năm nhưng đa số khách hàng vẫn chỉ sử dụng thẻ để rút tiền mặt, trong khi tính năng, tiện ích của thẻ lại rất đa dạng và ngày càng được VRB đầu tư nghiên cứu và bổ sung. Thẻ thanh toán vẫn chưa phát huy được hết vai

trò là phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt, thẻ ATM vẫn còn mang chức năng chủ yếu là để rút tiền. Chi phí vận hành hệ thống, chi phí nhân lực ngày càng có xu hướng tăng lên là một nguyên nhân khiến nguồn thu từ hoạt động thẻ càng hạn chế.

Việc mở rộng mạng lưới POS của VRB cũng gặp nhiều khó khăn và trở ngại do sự không hợp tác của các đơn vị kinh doanh hàng hoá, dịch vụ. Các đơn vị kinh doanh không muốn chấp nhận thẻ do phải trả phí cho ngân hàng, đồng thời phải công khai doanh thu và ngoài ra là do nhận thức của họ về lợi ích của việc thanh toán bằng thẻ còn hạn chế. Bên cạnh đó, sự cạnh tranh của các ngân hàng khác với mạng lưới rộng hơn và mức phí chiết khấu hấp dẫn hơn khiến cho việc phát triển mạng lưới POS không có hiệu quả,. Do vậy, ngân hàng không có nguồn thu bù đắp chi phí đầu tư mua sắm thiết bị và chi phí cho nhân sự để phát triển mạng lưới này. Nếu để kéo dài, tình trạng này sẽ phá vỡ sự phát triển bền vững của thị trường thẻ và khó khăn cho việc mở rộng mạng lưới ĐVCNT của VRB. Ảnh hưởng đến việc thực hiện định hướng đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt của Chính phủ đã đặt ra.

Bên cạnh đó, ý thức phát triển sản phẩm dịch vụ ngân hàng điện tử của các cán bộ nhân viên VRB còn cục bộ, bó hẹp ở cấp độ phòng. Hầu như các hoạt động marketing, tiếp thị dịch vụ NHĐT chỉ dừng lại ở các sản phẩm do phòng Ngân hàng điện tử phụ trách, thiếu sự phối hợp với các phòng ban khác.

Cùng với các nguyên nhân trên ta còn thấy rằng, với quá trình phát triển chưa lâu, còn thiếu kinh nghiệm chuyên môn, kém ưu thế về tài chính, hệ thống máy móc, các NHTM trong nước còn đang phải đương đầu với áp lực cạnh tranh rất mạnh từ các công ty Fintech, các ngân hàng nước ngoài.

Nguyên nhân khách quan

Bên cạnh những nguyên nhân chủ quan xuất phát từ thực trạng của VRB, còn có nhiều nguyên nhân khách quan xuất phát từ những yếu tố bên ngoài như cơ sở hạ tầng CNTT của toàn hệ thống ngân hàng hay nguyên nhân là từ chính những khách hàng, yếu tố quan trọng và quyết định sự thành công của việc triển khai dịch

vụ e-banking. Ở đây, nguyên nhân của việc khách hàng của e-banking còn ít là do thói quen dùng tiền mặt tồn tại trong nhân dân đã quá lâu mà không phải có thể thay đổi một chốc, một lát. Mặt khác, hệ thống thuế chưa thật sự phát triển khiến cho nhiều cá nhân, doanh nghiệp có thể “lách luật”, vẫn ưa thích sử dụng hình thức thanh toán bằng tiền mặt, như một lợi ích cá nhân, hơn là việc sử dụng thanh toán qua ngân hàng (chuyển khoản, ủy nhiệm chi), nhằm trốn việc kiểm soát thuế từ phía các cơ quan chức năng. Chính những điều trên đã hạn chế rất nhiều đến lượng người sử dụng dịch vụ NHĐT của các ngân hàng thương mại Việt Nam nói chung và của NHLD Việt Nga nói riêng.

Bên cạnh đó, đầu năm 2020 dịch COVID-19 diến biến phức tạp. Mặc dù có tín hiệu tốt về thay đổi thói quen thanh toán của Khách hàng, hệ thống thanh toán điện tử có thể tận dụng “nghịch cảnh” để đẩy mạnh phát triển. Tuy nhiên, nhìn chung đây cũng là giai đoạn khó khăn cho cả nền kinh tế cũng như lĩnh vực ngân hàng

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Từ sự phân tích đánh giá thực trạng về cơ chế, chính sách, nghiệp vụ, kết quả về chất lượng dịch vụ ngân hàng điện tử tại NHLD Việt Nga. Chúng ta thấy rõ hơn những kết quả đạt được cũng như những tồn tại, hạn chế, bất cập về cơ chế, chính sách, hiệu quả hoạt động của NHLD Việt Nga. Qua đó, tạo cơ sở đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại NHLD Việt Nga, và đây cũng là nội dung chủ yếu được đề cập đến trong Chương 3: “Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại NHLD Việt Nga”.

CHƯƠNG 3

GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ TẠI NHLD VIỆT NGA

Một phần của tài liệu 1055 phát triển dịch vụ NH điện tử tại NH liên doanh việt nga (Trang 89 - 93)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(109 trang)
w