Phân loại cho vay tiêu dùng

Một phần của tài liệu 1127 phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng tại NHTM CP đại chúng việt nam chi nhánh hà nội luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 26 - 34)

1.1.3.1. Căn cứ vào mục đích vay

- Cho vay tiêu dùng cư trú là các khoản cho vay được cấp nhằm tài trợ nhu cầu xây dựng, cải tạo nhà ở của cá nhân, hộ gia đình hay mua sắm.Các khoản vay này

thường có quy mô lớn, thời hạn vay dài và được đảm bảo bằng chính tài sản hình thành từ vốn vay nhưng có mức độ rủi ro cao.

- Cho vay tiêu dùng phi cư trú là các khoản cho vay phục vụ nhu cầu cải thiện đời sống như mua sắm phương tiện đi lại, đồ dùng gia đình, du lịch, học

hành, giải

trí, y tế... Các khoản vay này thường có giá trị không lớn, quy mô nhỏ, thời

hạn từ

ngắn đến trung hạn. Do đó, mức độ rủi ro ở đây là thấp hơn so với các khoản cho

vay tiêu dùng mua bất động sản

1.1.3.2. Căn cứ vào hình thức cho vay

- Cho vay tiêu dùng gián tiếp là hình thức cho vay trong đó ngân hàng mua các khoản nợ phát sinh của các nhà cung cấp đã bán chịu hàng hoá (tài sản)Cho vay tiêu dùng gián tiếp được thực hiện theo sơ đồ như sau:

Sơ đồ 1.1. Hình thức cho vay tiêu dùng gián tiếp

(Nguồn: Nguyễn Văn Tiến (2013))

(1) Ngân hàng và nhà cung cấp lẻ ký kết hợp đồng mua bán nợ. Trong hợp đồng, NHTM thường đưa ra các điều kiện về đối tượng khách hàng được bán chịu,

số tiền

bán chịu tối đa và loại sản phẩm được bán chịu.

(2) Nhà cung cấp và người tiêu dùng ký kết hợp đồng mua bán chịu hàng hóa. Thông thường, người tiêu dùng phải trả trước một phần giá trị hàng hóa. (3) Nhà cung cấp giao hàng cho người tiêu dùng.

(4) Nhà cung cấp bán toàn bộ chứng từ bán chịu hàng hóa cho ngân hàng. (5) Ngân hàng thanh toán tiền cho nhà cung cấp.

(6) Nguời tiêu dùng thanh toán tiền trả góp cho ngân hàng.

Với hình thức cho vay này nó có những ưu điểm là:

(i)Các ngân hàng thuơng mại dễ dàng mở rộng và tăng doanh số cho vay tiêu dùng.

(ii) Các ngân hàng thuơng mại sẽ tiết kiệm và giảm đuợc các chi phí khi cho vay tiêu dùng.

(iii) Là cơ sở để mở rộng mối quan hệ với khách hàng và tạo điều kiện

thuận lợi

cho các hoạt động khác của ngân hàng.

(iv) Khi ngân hàng thuơng mại quan hệ tốt với các nhà cung cấp có vộn tự

có ròng

lớn thì hình thức cho vay tiêu dùng gián tiếp có mức độ rủi ro thấp hơn cho

vay tiêu

dùng trực tiếp.

Bên cạnh đó, hình thức CVTD gián tiếp này có những hạn chế nhất định:

(i)Khi cho vay, các ngân hàng thuơng mại không tiếp xúc trực tiếp với khách hàng (nguời vay vốn) mà thông qua các nhà cung cấp đã bán chịu hàng hoá, dịch

vụ, vì vậy có khả năng lừa đảo cao, giả mạo hồ sơ...

(ii) Thiếu sự kiểm soát của ngân hàng (cả truớc, trong và sau khi vay vốn) khi nhà cung cấp thực hiện bán lẻ hàng hoá, dịch vụ, nhất là trong việc lựa chọn KH.

(iii) Kỹ thuật và quy trình nghiệp vụ với hình thức cho vay này rất phức tạp.

(iv) Trong qua trình trả góp cho ngân hàng, có nhiều truờng hợp nguời mua không thấy thỏa mãn hoặc không có khả năng chi trả thì họ sẽ trả lại hàng hóa cho

cho NH một phần khoản nợ nếu khi đến hạn người tiêu dùng không thanh toán cho Ngân hàng.

+ Tài trợ miễn truy đòi: là hình thức tài trợ mà sau khi bán các khoản nợ cho Ngân hàng, công ty bán lẻ không chịu trách nhiệm cho việc chúng có được hoàn trả hay không. Phương thức này chứa đựng rủi ro rất cao nên khoản nợ được lựa chọn rất kỹ và chỉ có các công ty bán lẻ đáng tin cậy mới áp dụng phương pháp này.

+ Tài trợ có mua lại: Khi thực hiện theo phương pháp này, nếu xảy ra rủi ro người tiêu dùng không trả nợ thì Ngân hàng sẽ bán trở lại cho công ty bán lẻ phần nợ mình chưa được thanh toán kèm với tài sản đã được tiêu thụ trong một thời gian nhất định.

- Cho vay tiêu dùng trực tiếp là là hình thức cho vay, theo đó NH tiếp xúc trực tiếp với KH để tiến hành cho vay cũng như thu nợ.

Cho vay tiêu dùng trực tiếp được thực hiện theo sơ đồ như sau:

Sơ đồ 1.2. Hình thức cho vay tiêu dùng trực tiếp

(Nguồn: Nguyễn Văn Tiến (2013))

(1) Ngân hàng và người tiêu dùng trực tiếp kí kết hợp đồng tín dụng với nhau. (2) Người tiêu dùng trả trước một phần tiền mua hàng cho nhà cung cấp.

(3) Ngân hàng thanh toán số tiền còn lại cho nhà cung cấp và ghi nợ khách hàng vay tiêu dùng.

(4) Nhà cung cấp giao hàng cho người tiêu dùng. (5) Người tiêu dùng thanh toán nợ vay cho ngân hàng.

Hình thức này có những ưu điểm sau:

(i) Linh hoạt vì có sự trao đổi trực tiếp giữa ngân hàng và khách hàng, ngân hàng có thể quyết định cho vay hay không.

(ii) Ngân hàng có thể sử dụng triệt để trình độ, kiến thức, kinh nghiệm và kỹ năng của cán bộ tín dụng, do đó các khoản cho vay này thường có chất lượng cao

hơn so với cho vay thông qua doanh nghiệp bán lẻ.

(iii) Cán bộ tín dụng khi cho vay đặc biệt coi trọng đến chất lượng các

khoản vay,

song doanh nghiệp bán lẻ hàng hoá, dịch vụ thường coi trọng nhiều đến việc tăng

doanh số bán hàng hơn là chất lượng các khoản vay, hơn nữa các doanh nghiệp

thường đưa ra quyết định "tín dụng" một cách nhanh chóng, nên dẫn đến tình trạng

có những khoản tín dụng cấp ra không chính đáng, ngược lại có thể từ chối

đối với

những khách hàng tốt của mình.

(iv) Hình thức cho vay tiêu dùng trực tiếp linh hoạt hơn hình thức cho vay gián

tiếp, vì khi quan hệ trực tiếp giữa ngân hàng với khách hàng sẽ xử lý tốt các phát

sinh, hơn nữa có khả năng làm thoả mãn quyền lợi cho cả NH và KH.

(v) Do đối tượng khách hàng rất rộng do đó việc đưa ra các dịch vụ, tiện ích mới là rất thuận lợi, đồng thời là hình thức để tăng cường quảng bá hình ảnh của

NH đến

với KH.

Nhược điểm của hình thức cho vay này:

(i) Ngân hàng sẽ gặp rủi ro nếu như NH không có quan hệ tốt với nhà cung cấp (công ty bán lẻ). Trong thực tế đã có nhiều trường hợp có sự cấu kết giữa KH và

nhà cung cấp để tăng giá trị hàng hóa (tài sản) mua sắm. Giá trị trên giấy tờ

+ Cho vay thông thường: là phương thức trong đó KH vay vốn và trả trực tiếp cho NH với mức thanh toán và thời gian thanh toán mỗi lần được quy định khi cho vay.

+Thấu chi: là nghiệp vụ cho phép một cá nhân rút tiền từ tài khoản thanh toán của mình vượt quá số dư có tới một hạn mức nhất định đã được thoả thuận.

+ Thẻ tín dụng: là nghiệp vụ trong đó NH phát hành thẻ cho những cá nhân đủ điều kiện cấp thẻ, ấn định mức giới hạn tín dụng tối đa mà người có thẻ được phép sử dụng.

1.1.3.3. Căn cứ vào thời hạn cho vay

Thời hạn vay là khoảng thời gian được tính từ khi khách hàng bắt đầu nhận nợ cho đến thời điểm khoản vay được trả hết nợ gốc và lãi vốn vay đã được thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng giữa ngân hàng và khách hàng. Căn cứ vào thời hạn cho vay, khoản vay tiêu dùng được chia thành 3 loại như sau:

Cho vay tiêu dùng ngắn hạn: Các khoản CVTD có thời hạn không quá 12 tháng (1 năm).

- Cho vay tiêu dùng trung hạn: Các khoản CVTD có thời hạn từ trên 12 tháng (1 năm) đến 60 tháng (5 năm).

- Cho vay tiêu dùng dài hạn: Các khoản CVTD có thời hạn trên 60 tháng (5 năm).

Việc phân loại cho vay tiêu dùng theo thời hạn giúp NH đánh giá được cơ cấu cho vay theo thời hạn có phù hợp với tình hình huy động vốn theo thời hạn của ngân hàng hay không. Nếu CVTD trung dài hạn chiếm phần lớn, ảnh hưởng đến tổng dư nợ trung dài hạn, khiến cho tỷ lệ cho vay trung dài hạn sử dụng nguồn huy động ngắn hạn vượt quá mức cho phép thì NH cần phải điều chỉnh giảm cho vay trung dài hạn và tăng cho vay ngắn hạn để đảm bảo trong mức cho phép.

1.1.3.4. Căn cứ vào phương thức hoàn trả

- CVTD trả góp: Là hình thức CVTD mà người đi vay trả nợ cho ngân hàng (cả

Hình thức cho vay này thường áp dụng đối với những món vay có giá trị lớn, thời hạn cho vay dài hay khi thu nhập định kì của người vay không đủ khả năng thanh toán hết một lần số nợ vay. Ngân hàng sẽ yêu cầu người đi vay phải thanh toán trước một phần giá trị hàng hóa (tài sản) mua sắm theo một tỷ lệ tối thiểu, phần còn lại ngân hàng sẽ cho vay.

Khách hàng vay tiêu dùng khi s ử dụng hình thức trả góp sẽ không bị áp lực trả nợ cao vào cuối kì vì ngay tại thời điểm kí hợp đồng thì KH đã biết trước phải thanh toán định kì bao nhiêu và thời gian trả hết nợ phù hợp với điều kiện bản thân.

Khi cho vay theo hình thức này thì ngân hàng phải quan tâm đến những vấn đề sau:

+ Loại tài sản được tài trợ: Thiện chí của người vay thường tốt hơn khi tài sản hình thành từ vốn vay đáp ứng nhu cầu của họ trong tương lai. Khi lựa chọn tài sản để cho vay, NH thường chú ý đến điều này vì NH thường chỉ muốn tài trợ cho nhu cầu mua sắm những tài sản có thời hạn sử dụng lâu dài, tính thanh khoản tốt, giá trị cao bởi vậy người tiêu dùng mới được hưởng những tiện ích do tài sản đem lại trong một khoảng thời gian dài.

+ Điều kiện thanh toán: Khi xác định các khoản liên quan đến việc thanh toán nợ của khách hàng, ngân hàng phải chú ý đến những nội dung sau:

Thời hạn cho vay không nên quá dài nhằm tránh cho việc theo thời gian tài sản tài trợ bị giảm giá trị và rùi ro tín dụng tăng lên.

Giá trị tài sản nợ không được thấp hơn số tiền tài trợ chưa được thu hồi.

Kỳ hạn trả nợ phải phù hợp với việc trả nợ của KH, thường là theo tháng hoặc theo quý

Số tiền gốc và lãi thanh toán hàng kỳ phải phù hợp với khả năng tài chính của KH. Có thể tính toán bằng phương pháp lãi đơn hoặc phương pháp lãi gộp. Phương pháp lãi gộp là phương pháp thường được sử dụng trong cho vay tiêu dùng trả góp. Theo đó, lãi được tính bằng cách: lấy vốn gốc nhân với lãi suất và thời hạn vay, sau đó cộng với gốc ban đàu rồi chia cho số kỳ hạn phải thanh toán để xác định số tiền phải thanh toán trong mỗi kỳ hạn. Theo phương pháp lãi đơn thì vốn gốc người đi

vay phải trả từng kỳ hạn trả nợ được tính đều nhau, bằng cách lấy vốn ban đầu chia cho số kỳ hạn thanh toán, còn lãi phải trả mỗi kỳ hạn được tính trên số tiền khách hàng thực sự còn thiếu.

+ về trả nợ trước hạn: Khi khách hàng có nhu cầu trả nợ trước hạn: Nếu tiền trả góp theo phương pháp lãi đơn thì khách hàng chỉ phải thanh toán toàn bộ tiền gốc còn thiếu và lãi vay kỳ hiện tại cho ngân hàng. Còn nếu tiền lãi được tính bằng phương pháp lãi gộp thì lãi được tính giả định rằng người vay sẽ sử dụng tiền vay cho đến khi kết thúc hợp đồng tín dụng. Khi khách hàng trả nợ trước hạn thì thời hạn khách hàng nợ thực tế khác thời hạn ghi nợ trong hợp đồng vậy thì số tiền lãi phải trả cũng có sự thay đổi. Ngân hàng sẽ phải sử dụng phương pháp phân bổ lãi cho vay theo thời gian, dựa trên thời hạn vay thực tế để tính số tiền lãi thực tế cần phải thu.

- CVTD phi trả góp:

+ CVTD trả một lần: là các khoản vay ngắn hạn cảu cá nhân và hộ gia đình để đáp ứng nhu cầu chi tiêu trong ngắn hạn, nhất thời, người đi vay chỉ thanh toán gốc một lần cho ngân hàng khi đến hạn. Giá trị các khoản vay này thường nhỏ và thời hạn cho vay không dài (thông thường là dưới 1 năm). Đa số các khoản vay theo hình thức này được dùng để chi trả cho việc cho vay du học, chuyến đi nghỉ dưỡng...

+ CVTD tuần hoàn: Là hình thức cho vay mà ngân hàng cho phép khách hàng sử dụng thẻ tín dụng hoặc phát hành loại séc được phép thấu chi dựa trên tài khoản vãng lai. Như vậy KH sẽ được ngân hàng cho phép thực hiện việc vay và trả nợ nhiều kì một cách tuần hoàn, theo một hạn mức tín dụng được thỏa thuận trước. Lãi suất CVTD tuần hoàn thường cao nhất do những khoản vay này có chi phí để điều hành tín dụng tuần hoàn tương đối cao.

1.1.3.5. Căn cứ vào hình thức bảo đảm tiền vay:

- Cho vay tiêu dùng có đảm bảo bằng tài sản: là loại CVTD thường được áp dụng đối với những món vay lớn, không thể đảm bảo bằng tín chấp hay bằng lương

và thường áp dụng cho đối tượng không phải là đối tượng hưởng lương. - Cho vay tiêu dùng không đảm bảo bằng tài sản: là các NH cho vay chỉ dựa

vào uy tín của người đi vay, không dùng tài sản để đảm bảo cho khoản vay. Hình

thức cho vay này được các NH thường áp dụng với cán bộ công nhân viên nhà

nước, công ty, doanh nghiệp làm ăn hiệu quả.

1.2. TỔNG QUAN VỀ PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU

Một phần của tài liệu 1127 phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng tại NHTM CP đại chúng việt nam chi nhánh hà nội luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 26 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(133 trang)
w