Kiến nghị với Ngân hàng nhà nước

Một phần của tài liệu 1127 phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng tại NHTM CP đại chúng việt nam chi nhánh hà nội luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 123 - 125)

Tổng dư nợ cho vay

3.3.2. Kiến nghị với Ngân hàng nhà nước

Với chức năng là cơ quan quản lý cao nhất và điều hành hệ thống các NHTM. NHNN có vai trò quan trọng và ảnh hưởng lớn đến chiến lược cho vay của các NHTM. Những chính sách hợp lý và cách thức điều hành đúng đắn sẽ có tác

động tích cực đối với hoạt động CVTD của các NH. Nhằm mục đích hỗ trợ phát triển hoạt động CVTD thì NHNN cần có các biện pháp phù hợp.

Ngân hàng nhà nước nên tăng cường hoạt động thanh tra, kiểm soát các NH nhằm chấn chỉnh những sai sót, tạo ra sự thống nhất về quản lý và bình đẳng trong cạnh tranh, phòng ngừa tổn thất để tránh trường hợp các NH vì lợi nhuận mà phạm luật. Đồng thời có những chế tài xử phạt nghiêm minh đối với các NH vi phậm các quy định cho vay, huy động vốn của NHNN, góp phần làm cho hoạt động tín dụng bán lẻ ở các NHTM trở nên an toàn và bền vững hơn.

NHNN cần đóng vai trò thúc đấy mối liên hệ giữa các NH với nhau để các NH có thể nắm bắt các thông tin về hoạt động của ngành cũng như các thông tin về KH vay và các KH tiềm năng; hoàn thiện và nâng cao hiệu quả hệ thống nối mạng thống thông tin tín dụng NH - hệ thống cho phép các NH có khả năng truy cập các thông tin trong lĩnh vực NH, các thông tin về KH,... một cách nhanh chóng.

NHNN cần tiếp tục nâng cấp phát triển hiệu quả phạm vi hoạt động của trung tâm thông tin tín dụng NHNN (CIC). Cần cung cấp những thông tin đầy đủ nhất và cập nhật liên tục, thường xuyên về tình hình tín dụng của các KH. Trung tâm CIC cần phải có khả năng cho phép khai thác cụ thể, chi tiết lịch sử tín dụng của KH nói chúng và KHCN nói riêng. Tuy nhiên, hiện nay thông tin về KH là cá nhân có quan hệ tín dụng với các TCTD quá sơ sài. Do vậy, NH khó có thể kiểm soát được tình trạng vay nợ của KH với các TCTD khác. Để đảm bảo tính cập nhật và chính xác của thông tin, NHNN có quy định bắt buộc các NHTM thực hiện chế độ báo cáo chính xác và thường xuyên hơn nữa về tình hình quan hệ tín dụng của tất cả các đối tượng KH. Bên cạnh đó trung tâm CIC cần phải đa dạng hóa các nguồn thông tin, lấy thoongtin từ các nguồn như từ mạng internet, báo, tạp chí và các phương tiện thông tin đại chúng, từ các đối tác làm ăn của KH, các công ty kiểm toán, công ty tư vấn... Thông tin được thu thập cần phân lọa, sắp xếp, phân tích trước khi đưa vào hệ thống lưu trữ, nhằm minh bạch thông tín KH với các TCTD, nhằm chấm dứt các trường hợp cạnh tranh không lành mạnh, che dấu thông tin KH, đảm bảo giảm thiểu được rủi ro đến mức thấp nhất cho các TCTD. Hiện nay, các ngân hàng chưa có sự hợp tác tích cực với trung tâm CIC chủ yếu là do muốn giữ bí mật thông tin

KH để cạnh tranh. Do vậy, NHNN nên có những biện pháp thích hợp để các ngân hàng nhận thức đúng đắn về quyền lợi cũng như nghĩa vụ trong việc báo cáo và khai thác thông tin tín dụng từ trung tâm CIC góp phần ngăn ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng. NHNN cần phải có biện pháp khuyến khích và đi dần đến quy định bắt buộc các NHTM hợp tác, cung cấp thông tin một cách đầy đủ cho CIC. Thanh tra NHNN nên kiểm tra việc báo cáo, khi thác thông tin của các NH, đồng thời có các biện pháp xử lý kiên quyết, kịp thời đối với những NH vi phạm chế độ báo cáo thông tin tín dụng như: báo cáo thiếu, báo cáo chậm báo cáo thông tin sai lệch. Bên cạnh đó, NHNN cũng cần phải có biện pháp khuyến khích các NH sử dụng thông tin ở CIC như là một tài liệu bắt buộc phải có trong quá trình thẩm định cho vay.

Một phần của tài liệu 1127 phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng tại NHTM CP đại chúng việt nam chi nhánh hà nội luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 123 - 125)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(133 trang)
w