Tổng dư nợ cho vay
3.1.2. Quan điểm phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng của Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam Chi nhánh Hà Nộ
3.1.2.1 Nhu cầu vay tiêu dùng trong thời gian tới
Nhìn chung, trong những năm gần đây, mức sống của người tiêu dùng đã được cải thiện đáng kể, hoà mình với xu hướng chung của khu vực và thế giới, nhu cầu tiêu dùng tại Việt Nam đã có sự tăng trưởng mạnh mẽ. Xu hướng tích luỹ của cải đến một mức nhất định để chi cho các nhu cầu tiêu dùng có chi phí đắt đã dần thay đổi. Thêm vào đó người tiêu dùng đã dần quen với môi trường thanh toán hiện đại và các dịch vụ tài chính ngân hàng tiện ích. Nhu cầu vay vốn ngân hàng để phụ vục cho tiêu dùng trở thành một nhu cầu tất yếu. Trong khi lĩnh vực cho vay kinh doanh của các ngân hàng đang ngày một trở nên khó khăn do áp lực cạnh tranh, cho vay tiêu dùng trở thành thị trường tiềm năng cho các ngân hàng nhằm đa dạng hoá đầu tư. Hoạt động cho vay tiêu dùng của ngân hàng đã mang lại những lợi ích nhất định
cho KH, nhu cầu vay tiêu dùng qua đó ngày càng tăng cao.Để đáp ứng nhu cầu đó, các NHTM nói chung và PvcomBank - CN Hà Nội nói riêng cần phải cải thiện chất luợng cho vay tiêu dùng để thu hút đuợc ngày càng nhiều KH hơn.
Địa bàn thành phố Hà Nội là khu vực kinh tế văn hoá trọng điểm của cả nuớc với nhiều triển vọng để phát triển lĩnh vực tài chính ngân hàng nói chung và hoạt động cho vay tiêu dùng nói riêng. Hà Nội là thành phố có mật độ dân số cao, nhiều nguời dân có mức sống trung bình khá cao, nhu cầu tiêu dùng đặc biệt là nhu cầu mua sắm rất lớn. Tuy nhiên đây cũng là thành phố có rất nhiều các NHTM trong và ngoài nuớc dẫn đến sức ép cạnh tranh lớn. Truớc tình hình đó, PVcomBank - CN Hà Nội cần phải có định huớng nâng cao chất luợng cho vay tiêu dùng để nắm lấy thời cơ, thu hút thêm nhiều khách hàng, tăng lợi nhuận, tạo điều kiện cho sự phát triển vững chắc của PVcomBank - CN Hà Nội trong tuơng lai.
3.1.2.2 Định hướng phát triển cho vay tiêu dùng của PVcomBank - chi nhánh Hà Nộiđến 2022
Giai đoạn 2019 - 2022, PVcomBank - CN Hà Nội phấn đấu đạt một số chỉ tiêu tăng truởng hàng năm nhu sau:
Về dư nợ cho vay: Với nhiều lợi thế về địa bàn hoạt động, PVcomBank-CN Hà Nội cần chú trọng hơn nữa trong việc nâng cao du nợ CVTD, đảm bảo tốc độ tăng truởng du nợ hàng năm đạt từ 30% đến 35%, tăng tỷ trọng du nợ CVTD lên 45%-55% tổng du nợ cho vay của chi nhánh. Hạn chế rủi ro tín dụng CVTD, duy trì nợ xấu ở mức duới 2%/tổng du nợ tín dụng tiêu dùng.
Về chất lượng khoản vay: PVcomBank - CN Hà Nội luôn xác định chất luợng của khoản vay là tiêu chí hàng đầu khi xét duyệt cho vay cho nên Ngân hàng tập trung vào các khoản vay mà nguời vay có mức thu nhập cao, ổn định, bên cạnh đó duy trì mối quan hệ với các khách hàng hiện hữu.
Về chất lượng dịch vụ: PVcomBank -CN Hà Nộicố gắng nâng cao chất luợng phục vụ khách hàng, tạo quan hệ bền vững với khách hàng trong quan hệ tín dụng. Đây là một nhân tố rất quan trọng giúp cho CVTD rất ít có sự chênh lệch về lãi suất cho vay, khách hàng lựa chọn Ngân hàng để vay chủ yếu dựa vào uy tín thuơng
hiệu, chất lượng dịch vụ và các mối quan hệ trước đó. Bên cạnh đó, phong cách phục vụ đối với khách hàng của các cán bộ tín dụng cũng phải được cải thiện dựa trên những cải tiến cơ bản về quy trình cho vay, cách giao tiếp với khách hang...
vềnâng cao chất lượng nguồn nhân lực của ngân hàng: luôn tìm kiếm những cán bộ mới có năng lực và trình độ cao; tiến hành đào tạo, bồi dưỡng cho các nhân viên mới còn ít kinh nghiệm; có chính sách đãi ngộ tốt hơn về lương, thưởng với các nhân viên giàu kinh nghiệm, có đóng góp lớn cho chi nhánh. Đây chính là động lực đổi mới của NH trong thời gian tới.
về chính sách khách hàng: tiếp tục tăng cường tập trung khai thác các sản phẩm cho vay mua nhà đất, ô tô, chung cư, dự án. Nghiên cứu đẩy mạnh hợp tác với các Dự án bất động sản có nguồn vốn tốt, xây dựng nhanh hay các showroom ô tô, các hãng xe. Tập trung chủ yếu vào nhóm KH có thu nhập từ trung bình khá trở lên. Chi nhánh cũng nên định hướng phát triển nhóm KH trẻ vì đây là nhóm khách hàng tiềm năng, chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu dân số và đang có nhiều nhu cầu vay phục vụ mua sắm, sinh hoạt tiêu dùng theo hình thức trả góp hàng tháng. Ngoài ra, cần phát triển hơn nữa các sản phẩm tín dụng tiêu dùng hiện có, ban hành thêm các chương trình ưu đãi lãi suất để có thêm nhiều sự lựa chọn cho khách hàng, từ đó thu hút và nâng cao mức độ hài lòng của KH đối với sản phẩm dịch vụ của chi nhánh.
Việc đưa ra định hướng phát triển CVTD cụ thể như vậy sẽ giúp cán bộ tín dụng có cái nhìn tổng quát và rõ ràng về nhiệm vụ cũng như trách nhiệm của mình. Điều này cũng thể hiện sự quan tâm đúng đắn của Ban lãnh đạo chi nhánh trong việc phát triển hoạt động CVTD trong những năm tiếp theo. PVcomBank - CN Hà Nội sẽ thu được kết quả tốt trong việc phát triển hoạt động CVTD.
3.2. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI