Tổng dư nợ cho vay
3.1.1. Định hướng phát triển của Ngân hàng TMCP Đại Chúng ViệtNam Chi nhánh Hà Nội đến năm
3.1.1.1 Định hướng phát triển khách hàng, sản phẩm, thị trường
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng được mở rộng, cùng với quá trình chuyển đổi và phát triển nền kinh tế Việt Nam, hoạt động của hệ thống ngân hàng Việt Nam nói chung và Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam nói riêng, trong những năm vừa qua đã đạt được sự phát triển cơ bản và toàn diện, từng bước phù hợp với thông lệ quốc tế, tạo cơ sở cho sự phát triển bền vững của kinh tế. Bên cạnh những cơ hội thì sẽ có những thách thức đan xen. Để tiếp tục phát triển nhanh chóng, vững bền, hội nhập thành công, nâng cao vai trò, vị thế cạnh tranh của PVcomBank ở thị trường Việt Nam. PVcomBank đã đưa ra một chiến lược phát triển toàn diện với nhiệm vụ trọng tâm đặt ra là triển khai chiến dịch nâng tầm chất lượng dịch vụ; tiếp tục hoàn thiện mô hình tổ chức, phát triển mạng lưới, cải tiến công nghệ hướng đến tạo điều kiện tốt nhất cho các đơn vị kinh doanh; xây dựng chế độ chính sách để thu hút và giữ chân nhân sự; đẩy mạnh phát triển các sản phẩm dịch vụ mới kết hợp với các đối tác lớn để mở rộng địa bàn và tập khách hàng; hoàn thiện hệ thống quy trình, đẩy mạnh kiểm soát rủi ro, cảnh báo và xử lý nợ quá hạn để đạt được các mục tiêu đặt ra theo đề án tái cơ cấu đã được phê duyệt...
Đối với PVcomBank - CN Hà Nội có định hướng phát triển trong thời gian tới là hướng đến mục tiêu phát triển mang lại lợi nhuận cao, an toàn, hiệu quả. Mặc dù còn nhiều thách thức trong thời gian tới, nhưng với ưu thế đang có và sự nỗ lực cố gắng của toàn bộ cán bộ nhân viên toàn chi nhánh sẽ từng bước hoàn thành mục tiêu mở rộng thị phần, và mở thêm các phòng giao dịch trên địa bàn Hà Nội.
3.1.1.1 Định hướng phát triển khách hàng, sản phẩm, thị trường
- Tiếp tục đẩy mạnh chiến lược ngân hàng bán lẻ: chú trọng đến phân khúc khách hàng về thu nhập, trình độ, độ tuổi. để có chính sách sản phẩm phù hợp; nâng cao chất lượng dịch vụ phục vụ khách hàng, đặc biệt chú ý chăm sóc các đối tượng khách hàng cao cấp.
- Đa dạng hóa hệ thống danh mục sản phẩm dịch vụ cung ứng. Các sản phẩm chủ đạo là thẻ, tài khoản, tiết kiệm thông thường, tiết kiệm tự động, cho vay không tài sản bảo đảm (thấu chi, vay lương...). Nâng cao chất lượng và khả năng cạnh tranh của sản phẩm, cắt giảm lãng phí không cần thiết.
- Các đơn vị kinh doanh tập trung khai thác sâu và bán chéo các sản phẩm dịch vụ khác như (bảo hiểm nhân thọ, bảo lãnh...), góp phần chuyển dịch cơ cấu và doanh thu từ dịch vụ phi tín dụng. Ưu tiên cấp tín dụng đối với KH đã/đang sử dụng đồng thời ít nhất hai giao dịch của các sản phẩm, dịch vụ khác tại PVcomBank.
- Đẩy mạnh công tác huy động vốn để tạo tiền đề phát triển kinh doanh, chấp nhận cạnh tranh để tăng trưởng huy động vốn từ dân cư và xây dựng các chính sách tích cực để thu hút các nguồn tiền gửi lớn của dân cư, doanh nghiệp; ưu tiên phát triển huy động vốn không kỳ hạn, bên cạnh đó cũng tăng cường huy động vốn trung và dài hạn bằng các sản phẩm hấp dẫn và cạnh tranh góp phần hạ sử dụng vốn ngắn hạn để cho vay trung và dài hạn. Đa dạng hóa nguồn ngoại tệ.
- Xây dựng các cơ chế, quy định chính sách sản phẩm phù hợp với từng đối tượng KH, đưa ra sản phẩm chủ đạo, có khả năng cạnh tranh, đảm bảo được số lượng và chất lượng, tạo ra sự khác biệt với các ngân hàng khác.
3.1.1.2 Định hướng tăng cường và củng cố hệ thống quản trị nội bộ
- Tiếp tục bám sát đề án tái cơ cấu PVcomBank giai đoạn 2017 - 2022. Bên cạnh nhũng mục tiêu về tài chính, PVcomBank - CN Hà Nội triển khai nhiều công việc quan trọng trong đề án tái cơ cấu giai đoạn 2015- 2022, không ngừng nâng cấp hệ thống quản trị rủi ro, nâng cấp hệ thống Core Banking T24 đáp ứng chuẩn mực Basel II; xây dựng hệ thống khởi tạo và phê duyệt khoản vay (LOS),...
làm cơ sở cho việc thực hiện chính sách phí, lãi suất, chương trình ưu đãi.
- Thực hiện tốt công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ mọi hoạt động kinh doanh đặc biệt là hoạt động tín dụng, kế toán kho quỹ nhằm phòng ngừa rủi ro, phát hiện sai sót và chỉnh sửa kịp thời nhằm đảm bảo hoạt động kinh doanh an toàn, hiệu quả.
- Tăng cường đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng bán hàng cho đội ngũ nhân viên của chi nhánh nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ có đủ trình độ, phẩm chất, đảm nhận được yêu cầu phát triển kinh doanh trong giai đoạn cạnh tranh hội nhập. Công tác đánh giá cán bộ cần được chú trọng tính sáng tạo, năng lực phát triển và giải quyết vấn đề.
- Phát triển mạng luới phân phối (chi nhánh, phòng giao dịch) một cách đồng bộ và hoàn chỉnh nhằm phục vụ tốt nhất các nhu cầu của KH trên địa bàn.
- Tăng cường quảng bá hình ảnh, các sản phẩm dịch vụ hấp dẫn của chi nhánh nhằm thu hút khách hàng
- Chú trọng đến công tác xử lý nợ và thu hồi nợ xấu, quản trị tốt danh mục tín dụng, thực hiện trích lập đầy đủ dự phòng nhằm đảm bảo được nguồn tài chính sẵn sàng bù đắp những rủi ro có khả năng phát sinh
3.1.2. Quan điểm phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng của Ngân hàngTMCP Đại Chúng Việt Nam - Chi nhánh Hà Nội