Doanh thu phí bảo hiểmbancassurance

Một phần của tài liệu 1159 phát triển nghiệp vụ bảo hiểm liên kết đối với NH (bancassurance) tại công ty cổ phần bảo hiểm nông nghiệp ABIC luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 72)

+/- Tăng tưởng +/- Tăng tưởng Doanh thu phí BH bancassurance 258,5 306,6 315,9 48,1 18,61% 9,3 3,03%

Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng

Doanh thu phí bảo hiểm bancassurance 258,5 100% 306,6 100% 315,9 100% Phí bảo hiểm gốc 214,50 82,98 % 259,5 7 84,66 % 268,61 85,03% Phí tái bảo hiểm 44,00 17,02

%

47,03 15,34 %

47,29 14,97%

(Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh của Công ty qua các năm)

So với các nghiệp vụ bảo hiểm khác, nghiệp vụ bảo hiểm liên kết với ngân hàng bancassurance tại Cơng ty CP bảo hiểm ABIC có tỷ trọng tương đối cao.

ĐVT: Tỷ đồng

Hình 2.4. Doanh thu phí bảo hiểm nghiệp vụ bancassurance

(Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh của Công ty qua các năm)

Năm 2015 tỷ trọng doanh thu phí bảo hiểm qua nghiệp vụ này là 68,52%; năm 2016 là 68,85% và năm 2017 là 70,51%. Có thể thấy, đối với Công ty CP bảo hiểm ABIC, nghiệp vụ bán bảo hiểm liên kết với ngân hàng là nghiệp vụ mang lại doanh thu phí bảo hiểm chính. Là DNBH phi nhân thọ ra đời trong giai đoạn nền kinh tế thế giới đang buớc vào giai đoạn đầu của chu kỳ khủng hoảng với hiện tuợng bong bóng tài chính, bất động sản, trong khi đó, thị truờng bảo hiểm trong nuớc đã đuợc phân chia và nắm giữ thị phần bởi các ông lớn trong ngành bảo hiểm nhu: Bảo Việt, Bảo Minh, Pjico, PVI, PTI...ABIC nhận thức đuợc thị truờng truyền thống đã có dấu hiệu bão hòa và rất khó cạnh tranh, Cơng ty đã lựa chọn huớng đi riêng cho mình bằng cách xây dựng và phát triển mơ hình Bancassurance trở thành kênh phân phối chủ lực trong hoạt động kinh doanh với các sản phẩm phù hợp và chuyên biệt. Tại thời điểm bắt đầu thực hiện, đây là quyết định khó khăn và dũng cảm. Tuy nhiên, kết quả đã chứng minh đó là quyết định đúng đắn và sáng suốt.

Bảng 2.9. Cơ cấu doanh thu phí bảo hiểm bancassurance

Chỉ tiêu

Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017

Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Doanh thu phí BH 258,5 100% 306,6 100% 315,9 100% Bảo hiểm tích hợp 63,41 24,53 % 81,03 26,43% 84,82 26,85% Bảo an tín dụng 57,72 22,33% 76,74 25,03% 81,72 25,87% Bảo an chủ thẻ 5,69 2,20% 4,29 1,40% 3,10 0,98%

Bảo hiểm truyền thống 195,09 75,47 %

225,57 73,57% 231,0 8

73,15%

Bảo hiểm xe cơ giới 83,24 32,20% 105,16 34,30% 109,9 3

34,80% Bảo hiểm tài sản kỹ thuật 31,05 12,01% 34,83 11,36% 26,31 8,33%

Bảo hiểm hàng hải 14,48 5,60% 20,85 6,80% 27,80 8,80% Bảo hiểm trách nhiệm 7,24 2,80% 9,26 3,02% 9,54 3,02% Bảo hiểm sức khỏe 59,09 22,86% 55,46 18,09% 57,49 18,20%

(Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh của Công ty qua các năm)

Trong cơ cấu doanh thu phí bảo hiểm, thì phí bảo hiểm gốc chiếm khoảng trên 80%. Cụ thể, năm 2015 là 214,5 tỷ đồng - chiếm 82,98% còn lại

60

17,02% là phí tái bảo hiểm tương ứng với 44 tỷ đồng. Sang năm 2016, phí tái bảo hiểm chiếm 15,34% tương ứng với 47,03 tỷ đồng cịn phí bảo hiểm gốc là 259,57 tỷ đồng tương ứng với 84,66%. Đến năm 2017, phí bảo hiểm gốc tăng lên, chiếm 85,03% doanh thu phí bảo hiểm tương ứng 268,61 tỷ đồng còn lại là 14,97% là phí tái bảo hiểm (tức 47,29 tỷ đồng).

Điều này cho thấy, phần lớn doanh thu phí bảo hiểm qua nghiệp vụ liên kết ngân hàng bancassurance là khai thác từ khách hàng mới, cho thấy thị phần của Công ty vẫn cịn tiềm năng mở rộng, cịn lại, Cơng ty vẫn quan tâm và khai thác, chăm sóc các khách hàng cũ, khi hết hạn bảo hiểm, lại vẫn tiếp tục tham gia bảo hiểm của Công ty.

Bảng 2.10. Cơ cấu doanh thu phí bảo hiểm bancassurance theo sản phẩm

Bảo hiểm tích hợp 63,41 81,0 3 84,82 17,62 27,79% 3,78 4,67% Bảo an tín dụng 57,72 76,74 81,72 19,02 32,95% 4,98 6,49% Bảo an chủ thẻ 5,69 4,29 3J0 -1,39 -24,52% -1,20 -27,88% Bảo hiểm truyền thống 195,0 9 225,57 231,08 30,48 15,62% 5,52 2,45% Bảo hiểm xe cơ

giới

83,24 105,16 109,93 21,93 26,34% 4,77 4,54% Bảo hiểm tài sản

kỹ thuật 31,05 334,8 26,31 3,78 12,19% -8,52 -24,45% Bảo hiểm hàng hải 14,48 520,8 27,80 6,37 44,02% 6,95 33,34% Bảo hiểm trách nhiệm 7,24 9,26 9,54 2,02 27,93% 0,28 3,03% Bảo hiểm sức khỏe 59,09 655,4 57,49 -3,63 -6,14% 2,03 3,66%

(Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh của Công ty qua các năm)

Nếu xét cơ cấu doanh thu phí bảo hiểm theo sản phẩm, có thể thấy sản phẩm truyền thống chiếm tỷ trọng tuơng đối lớn. Năm 2015, doanh thu phí của các sản phẩm truyền thống là 195,09 tỷ đồng, tuơng ứng 75,47% thì sang năm 2016, doanh thu của bảo hiểm truyền thống là 225,57 tỷ đồng, tăng 30,48 tỷ đồng, tuơng ứng tăng thêm 15,62%.

Bảng 2.11. Biến động doanh thu phí bảo hiểm bancassurance theo sản phẩm

Sang đến năm 2017, doanh thu bảo hiểm truyền thống là 231,08 tỷ đồng, tuơng ứng 73,15%; tăng thêm so với cùng kỳ năm truớc 5,52 tỷ đồng, tăng thêm 2,45%.

Trong các sản phẩm truyền thống, có thể thấy bảo hiểm xe cơ giới chiếm mức doanh thu bảo hiểm cao nhất, năm 2015 là 83,24 tỷ đồng chiếm 32,20%. Năm 2016 là 105,16 tỷ đồng, chiếm 34,3%; tăng thêm so với năm 2015 là 21,93 tỷ đồng (tức tăng thêm 26,34%). Năm 2017 là 109,93 tỷ đồng, chiếm 34,80% - tăng thêm 4,77 tỷ đồng tức 4,54%. Điều này là dễ hiểu khi hiện nay luợng xe cơ giới tại nuớc ta tăng mạnh mẽ và đây là nhu cầu cần thiết không thể thiếu đối với nguời dân để di chuyển.

Tỷ trọng thứ hai là bảo hiểm sức khỏe, với doanh thu 59,09 tỷ đồng vào năm 2015, bảo hiểm sức khỏe chiếm 33,86% doanh thu bảo hiểm, năm 2016 là 55,46 tuơng ứng với 18,09% - có sự sụt giảm nhẹ (giảm 3,63 tỷ đồng tuơng ứng với 6,14%) và năm 2017 là 57,49% tuơng ứng với 18,20% (tăng thêm 2,03 tỷ đồng tức tăng thêm 3,66%).

Còn lại, bảo hiểm tài sản kỹ thuật; bảo hiểm hàng hải; bảo hiểm trách nhiệm chiếm tỷ trọng thấp hơn và chua phải là sản phẩm mũi nhọn của Công ty. Đặc biệt bảo hiểm tài sản kỹ thuật có xu huớng giảm vào năm 2017, nguyên nhân là do tình hình khó khăn chung của thị truờng trong lĩnh vực đầu tu, xây dựng: các dự án bị đình trệ hoặc tạm dừng thi cơng, thậm chí hủy bỏ dẫn đến doanh thu của loại hình nghiệp vụ này cũng bị ảnh huởng. Bảo hiểm hàng hải có tốc độ tăng khá mạnh mẽ (năm 2016 tăng thêm 44,02% và năm 2017 tăng thêm 33,34%). Điều này là do nhận thức đuợc tầm quan trọng của Nghị định 67, ngay sau khi Ngân hàng Nhà nuớc ban hành Thông tu 22/2014/NHNN-TT (Thông tu 22) huớng dẫn thực hiện chính sách tín dụng theo Nghị định 67, Agribank đã ban hành nhiều văn bản về cho vay theo Nghị định 67 nhằm khuyến khích ngu dân bám biển, tổ chức lại nghề cá, tái cơ cấu

63

ngành thủy sản, khai thác xa bờ đúng với lợi thế từng địa phương, đồng thời triển khai kế hoạch hỗ trợ cho những hộ có đủ điều kiện vay vốn đóng tàu vươn khơi bám biển, phát triển kinh tế. Theo đó, số lượng khách hàng tham gia bảo hiểm hàng hải tăng lên đáng kể.

Đối với bảo hiểm trách nhiệm, mức tỷ trọng rất thấp, chỉ chiếm khoảng 3%. Điều này cho thấy sản phẩm này chưa được quan tâm và phát triển nhiều.

Ngoài các sản phẩm truyền thống thì sản phẩm tích hợp cũng có xu hướng phát triển, trong đó bảo an tín dụng là sản phẩm tích hợp mũi nhọn cho doanh thu phí bảo hiểm khá cao. Năm 2015, bảo an tín dụng có doanh thu phí bảo hiểm là 57,72 tỷ đồng (chiếm 22,33%). Năm 2016 doanh thu phí bảo hiểm của sản phẩm này là 76,74 tỷ đồng, chiếm 25,02%; tăng têm so với cùng kỳ năm trước 19,02 tỷ đồng tức tăng thêm 32,95%. Và năm 2017 là 81,72 tỷ đồng, tương ứng với 25,87%, tăng thêm 3,78 tỷ đồng, tương ứng tăng thêm 4,67%.

Đối với sản phẩm bảo an chủ thẻ, két quả không mấy khả quan khi doanh thu phí bảo hiểm khơng ngừng sụt giảm, điều này cho thấy nghiệp vụ bảo hiểm liên kết ngân hàng bancassurrance chưa hiệu quả đối với sản phẩm tích hợp này; trong khi đó, số lượng khách hàng mở thẻ tại Agribank rất lớn. Điều này cho thấy sự phát triển nghiệp vụ bảo hiểm liên kết ngân hàng bancassurrance chưa đồng đều, một số sản phẩm bảo hiểm vẫn còn bỏ ngỏ.

- Thị phần

Bằng những nỗ lực phấn đấu, ABIC đã xây dựng và phát triển theo hướng bền vững, hiệu quả, liên tiếp có lãi từ hoạt động kinh doanh bảo hiểm gốc. Đến nay, ABIC đã đạt được một số kết quả đáng ghi nhận. Cụ thể, ABIC đã phối hợp với Agribank thiết lập mạng lưới bán hàng bao phủ với 1.131 điểm bán hàng là các PGD/Chi nhánh Agribank trên 703 huyện/thị xã tại 64

tỉnh thành phố. Hơn 18.000 đại lý viên là cán bộ Agribank trực tiếp tham gia vào hoạt động của kênh phân phối Bancassurance.

Công ty đã xây dựng được một đội ngũ đại lý bảo hiểm đông đảo và chuyên nghiệp trong các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ tại Việt Nam với gần 20.000 đại lý viên là cán bộ thuộc hệ thống Agribank trên tồn quốc. Hàng năm, thơng qua hệ thống Tổng đại lý Agribank, ABIC đã cung cấp sản phẩm bảo hiểm đến hàng triệu lượt khách hàng là các hộ gia đình, cá nhân

thuộc khu vực nông nghiệp, nông thôn.

Năm 2015 Năm 2016

Năm 2017

Hình 2.5. Thị phần thị trường bảo hiểm phi nhân thọ

(Nguồn: Tác giả tổng hợp)

Tuy nhiên thị phần của Cơng ty vẫn cịn hạn chế và chưa chiếm lĩnh được thị trường. Tính đến ngày 31/12/2015, thị trường có 29 doanh nghiệp

65

bảo hiểm phi nhân thọ, 1 chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài tại Việt Nam. Năm 2015, theo Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm, tổng doanh thu phí bảo hiểm gốc của thị trường bảo hiểm phi nhân thọ ước đạt 32.038 tỷ đồng, tăng 17,18% so với cùng kỳ năm 2014. Dan đầu thị trường về doanh thu phí bảo hiểm gốc là PVI chiếm 20,84% thị phần. Đứng thứ 2 là Bảo Việt chiếm 18,52% thị phần, đứng thứ ba là Bảo Minh chiếm 8,88% thị phần. Tiếp theo là PTI đứng thứ tư chiếm 7,59% thị phần, PJICO đứng thứ năm chiếm 6,96% thị phần.

Năm 2016, Top 5 doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ trên thị trường Việt Nam vẫn là PVI (18,4%), Bảo Việt (18,3%), Bảo Minh (8,6%) PTI (8,6%) và PJCO (6,8%).

Năm 2017, top 5 DNBH nhân thọ dẫn đầu thị trường chiếm gần 80% thị phần doanh thu khai thác mới. Cụ thể dẫn đầu thị trường là Bảo Việt nhân thọ, chiếm 20,82% thị phần, tiếp theo là Prudential (18,48%), Dai- ichi (15,07%), Manulife (13,85%), AIA (11,44%); vị trí thứ 6 thuộc về Generali với 5,5% thị phần, tiếp theo là Chubb (4,24%), Hanwha (2,9%), Aviva (1,31%)...

Hình 2.6. Thị phần của Cơng ty CP bảo hiểm ABIC qua các năm

(Nguồn: Công ty CP bảo hiểm ABIC)

Thực tế trên thị trường, thị phần của Công ty rất nhỏ, năm 2015 là 1,76%; năm 2016 là 1,85% và năm 2017 là 1,78%. Điều này phản ánh nghiệp

vụ bảo hiểm nói chung và nghiệp vụ bảo hiểm liên kết ngân hàng nói riêng tại Cơng ty chưa thực sự phát triển xứng tầm với quy mô của Agribank, vì lợi thế căn bản của Cơng ty là có được đầu tư đúng mức từ ngân hàng thương mại lớn nhất Việt Nam- Agribank. Đó là sự khác biệt với mơ hình liên kết giữa các gân hàng và cơng ty bảo hiểm khác, mới chỉ dừng lại ở mức độ là thỏa thuận phân phối sản phẩm. Mơ hình Bancassurance của ABIC có mức độ hợp nhất cao dưới sự quản lý tập trung của Agribank. ABIC có được sự hợp tác chặt chẽ và mạnh mẽ của toàn hệ thống Agribank. Thêm vào đó, hiện nay Agribank có mạng lưới khoảng 2.400 chi nhánh các cấp và phịng giao dịch trên tồn quốc, hệ thống lớn nhất Việt Nam và ABIC có đượckênh phân phối sản phẩm rộng khắp, hiệu quả. ABIC tiếp cận được phân đoạn thị trường đầy tiềm năng với các khách hàng của Agribank bao gồm các tổ chức, đoàn thể, doanh nghiệp, hộ nông dân, cá nhân ...

2.3. Đánh giá thực trạng phát triển nghiệp vụ bảo hiểm liên kết ngânhàng Bancassurance tại Công ty cổ phần bảo hiểm Ngân hàng nông hàng Bancassurance tại Công ty cổ phần bảo hiểm Ngân hàng nông nghiệp ABIC

2.3.1. Những thành tựu đạt được

Trong giai đoạn 2015 -2017, Công ty CP bảo hiểm ABIC đã đạt được những thành tựu sau:

Một là, số lượng khách hàng qua nghiệp vụ bảo hiểm liên kết ngân hàng Bancassurance ngày càng tăng lên, tính đến thời điểm cuối năm 2017, Công ty đã phân phối được trên 5 triệu khách hàng qua nghiệp vụ này.

Hai là, doanh số thu phí bảo hiểm khơng ngừng tăng lên, đặc biệt Công ty đã tận dụng được lợi thế của Agribank nên một số sản phẩm bảo hiểm có sự tăng đột biến về doanh thu như bảo hiểm hàng hải, bảo hiểm xe cơ giới...

Ba là, các sản phẩm bảo hiểm liên kết ngân hàng nhìn chung đáp ứng được đại đa số nhu cầu của khách hàng.

67

Bốn là, thị phần của Công ty mặc dù không thuộc top 5 thị trường nhưng Công ty cũng phần nào có chỗ đứng trên thị trường.

Năm là, qua đánh giá khảo sát, nhìn chung cũng có nhiều yếu tố của Cơng ty được khách hàng đánh giá cao như chính sách sản phẩm, thủ tục gọn nhẹ, độ tin cậy cao...

Để có được những thành tựu trên, nguyên nhân là trong công tác xây dựng kênh phân phối Bancassurance, ABIC luôn nhận được sự quan tâm sâu sắc của hệ thống Agribank. Ban Lãnh đạo và các Chi nhánh Agribank đã có những chỉ đạo quyết liệt thể hiện sự quan tâm và ủng hộ mạnh mẽ đối với ABIC, đồng thời mở ra cơ hội lớn cho ABIC trên nhiều bình diện từ hệ thống mạng lưới của Agribank, đối tượng khách hàng sử dụng các dịch vụ ngân hàng cho đến những lợi thế cạnh tranh khác như lực lượng cán bộ, thị phần ngân hàng, tỷ trọng dư nợ... đặc biệt là lợi thế về sự am hiểu và gắn bó mật thiết với khu vực Nông nghiệp - Nông thôn.

Việc triển khai thành cơng bước đầu mơ hình Bacassurance đã góp phần nhỏ trong việc giữ vững và phát huy vị thế vai trò chủ lực, chủ đạo trên thị trường Tài chính - Tiền tệ tại khu vực Nông nghiệp - Nông thôn của Agribank. Thông qua việc bán chéo sản phẩm, Agribank đã đa dạng hố sản phẩm dịch vụ, tăng thu phí dịch vụ, nâng cao hệ số an tồn tín dụng, giảm nợ xấu, đảm bảo an tồn vốn vay của Agribank thơng qua việc giải quyết quyền lợi bảo hiểm cho khách hàng.

2.3.2. Những hạn chế còn tồn tại

Bên cạnh những thành tựu đạt được cịn có những hạn chế cịn tồn tại trong phát triển nghiệp vụ bảo hiểm liên kết ngân hàng Bancassurance tại Công ty cổ phần bảo hiểm nông nghiệp ABIC như sau:

Một là, mặc dù số lượng khách hàng, doanh thu phí bảo hiểm tăng nhưng tốc độ tăng đang có xu hướng chậm lại, cho thấy Công ty cần cố gắng

hơn nữa để có thể phát triển bền vững trong thời gian tới

Hai là, mặc dù đã đáp ứng cơ bản được nhu cầu của đại đa số khách hàng nhưng so với các đối thủ, sản phẩm của Công ty cịn mờ nhạt, thậm chí chưa đa dạng bằng các đối thủ. Sản phẩm tích hợp với ngân hàng cịn ít.

Ba là, nghiệp vụ bảo hiểm liên kết ngân hàng Bancassurance tại Công ty cổ phần bảo hiểm nông nghiệp ABIC chưa khai thác và phát triển các sản phẩm đồng đều, còn nhiều sản phẩm chưa được quan tâm triển khai.

Bốn là, thị phần của Cơng ty so với thị trường cịn thấp, chưa cạnh tranh được với các đối thủ cạnh tranh trên thị trường.

Năm là, sự phát triển của nghiệp vụ bảo hiểm liên kết ngân hàng Bancassurance tại Công ty cổ phần bảo hiểm nông nghiệp ABIC chưa xứng tầm với quy mơ của Agribank, vì Agirbank đang giữ 51% cổ phần của ABIC nên việc khai thác tối đa các khách hàng khá thuận lợi nhưng nhìn chung, nghiệp vụ này chưa làm được điều đó.

2.3.3. Nguyên nhân của hạn chế2.3.3.1. Nguyên nhân chủ quan 2.3.3.1. Nguyên nhân chủ quan

- Công tác hoạch định chiến lược và định hướng phát triển bancassurance chưa rõ ràng

Hiện nay tại Công ty ABIC chưa hoạch định chiến lược và định hướng

Một phần của tài liệu 1159 phát triển nghiệp vụ bảo hiểm liên kết đối với NH (bancassurance) tại công ty cổ phần bảo hiểm nông nghiệp ABIC luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 72)

w