Thứ nhất là yếu tố đầu tiên và ảnh hưởng nhiều nhất đến quản trị rủi ro thanh khoản nói riêng và quản trị rủi ro của Ngân hàng nói chung đó là văn hóa quản trị, quan điểm khả năng và trình độ của các Nhà quản trị ngân hàng. Những điều này tác động rất lớn đến hoạt động QTRR thanh khoản. Tác động trực tiếp tới các chính sách, khẩu vị rủi ro và mục tiêu quản trị của mỗi Ngân hàng. Bởi đơn giản, các Nhà quản trị là những người trực tiếp đưa ra những đường lỗi chỉ đạo, các chính sách quản trị, là người định hướng mọi hoạt động quản trị rủi ro thanh khoản. Giúp ngân hàng xác định được rõ tầm quan trọng cũng như vai trò của hoạt động QTRR thanh khoản đối với việc phát triển bền vững của Ngân hàng. Tuy nhiên để hoạt động quản trị rủi ro thanh khoản của ngân hàng có hiệu quả, quan điểm của nhà quản trị là chưa đủ, các nhà quản trị cần có năng lực để quản lý và đề xuất ra cách thức, biện pháp nhằm triển khai những định hướng và mục tiêu mà mình đã đề ra. Đồng thời Văn hóa rủi ro giúp các chính sách QTRR thanh khoản được quán triêt nghiêm túc, thường xuyên trong toàn hệ thống ngân hàng để thống nhất nhận thức từ Hội đồng quản trị xuống tới Ban Điều Hành tới từng cá nhân và đơn vị thông qua công tác truyền thông, đào tạo về Quản lý rủi ro; các cấp quản lý làm gương trong việc tuân thủ pháp luật, những chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp; có cơ chế khuyến khích và tạo điều kiện để cán bộ có ý thức tự cảnh giác trong công tác giám sát, báo cáo các hành vi sai phạm.
Thứ hai là quy mô, uy tín của của Ngân hàng. Quy mô Ngân hàng càng lớn tiềm lực tài chính Ngân hàng càng mạnh từ đó giúp Ngân hàng chủ động đối phó khi có rủi ro thanh khoản xảy ra. Đồng thời, quy mô ngân hàng cũng ảnh hưởng rất lớn đến việc lựa chọn khẩu vị rủi ro, chiến lược quản trị RRTK của ngân hàng. Ngân hàng có quy mô càng lớn, uy tín càng cao sẽ càng dễ dàng trong hoạt động huy động vốn từ khách hàng cũng như là vay nợ từ các TCTD khác. Ngược lại, Ngân hàng có quy mô nhỏ sẽ gặp khó khăn hơn trong việc tiếp cận với nguồn vốn
giá rẻ, đồng thời cũng khó khăn hơn trong việc lựa chọn các biện pháp xử lý rủi ro. Ngoài ra, với quy mô lớn và tiềm lực tài chính mạnh giúp Ngân hàng thuận lợi hơn trong việc tuân thủ các định của nhà nuớc liên quan đến quản trị RRTK nhu việc duy trì tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu, tỷ lệ thanh toán ngay, tỷ lệ vốn ngắn hạn dùng để đầu tu trung dài hạn... Tiềm lực tài chính mạnh giúp ngân hàng có nguồn lực để đầu tu vào cơ sở hạ tầng, công nghệ hiện đại nhằm thu thâp và hệ thống hóa cơ sở dữ liệu đuợc đầy đủ chính xác tạo điều kiện cho việc tính toán, theo dõi, giám sát rủi ro thanh khoản đuợc hiểu quả.
Thứ ba là chiến lược, phương pháp đo lường, thực hiện quản trị rủi ro thanh khoản. Chiến lược và phương pháp thực hiện ảnh hưởng rất lớn tới hiệu quả hoạt động quản trị rủi ro thanh khoản của mỗi Ngân hàng. Việc xây dựng chiến luợc và phuơng pháp đúng đắn giúp Ngân hàng dự báo đuợc khả năng thanh khoản của ngân hàng sát hơn với thực tế, để từ đó có những cái nhìn chính xác nhất, rõ ràng và cụ thể nhất về tình hình thanh khoản của Ngân hàng để từ đó có những kế hoạch dự phòng hợp lý. Việc xác định tốt chiến luợc quản trị giúp Ngân hàng định huớng rõ ràng phuơng huớng phát triển hoạt động, khẩu vị rủi ro của mình. Có rất nhiều phuơng pháp khác nhau giúp đo luờng RRTK, mỗi phuơng pháp có những uu và nhuợc điểm nhất định. Tùy vào quan điểm quản trị, chính sách quản trị, đặc thù hoạt động mà mỗi Ngân hàng có thể lựa chọn phối kết hợp giữa các phuơng pháp khác nhau sao cho phù hợp nhất để đem lại hiệu quả cao nhất.
Thứ tư là kết cấu danh mục tài sản có tính lỏng cao của Ngân hàng. Các tài sản có tính lỏng cao của Ngân hàng thuờng là tiền mặt, vàng, tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi thanh toán, tín phiếu kho bạc, tín phiếu NHNN... đặc điểm của những tài sản này là độ rủi ro thấp, dễ dàng chuyển đổi thành tiền tuy nhiên những tài sản này lại thuờng có khả năng sinh lời thấp. Mỗi ngân hàng tùy thuộc vào đặc điểm, khẩu vị rỉ ro, khả năng của mình mà mỗi ngân hàng trong từng thời kỳ để xác định tỷ trọng các loại tài sản phù hợp nhằm vừa đảm bảo an toàn, vừa tiết kiệm chi phí cho ngân hàng.
1.3. BÀI HỌC VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO THANH KHOẢN CỦA CÁC NƯỚC1.3.1. Kinh nghiệm quản trị rủi ro thanh khoản tại HSBC