Sơ đồ 2.1. Cơ cấu tổ chức Ngân hàng TMCP Tiên Phong
(Nguồn: Báo cáo tình hình quản trị 6 tháng đầu năm 2018 - Ngân hàng TMCP Tiên Phong)
Đại hội đồng cổ đông:
Đại hội đồng cổ đông là cơ Quan nắm giữ quyền lực cao nhất của TPBank, bao gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết. Đại hội đồng cổ đông có nhiệm vụ thông qua các báo cáo của HĐQT về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, quyết định các phương án, nhiệm vụ sản xuất kinh doanh và đầu tư, tiến hành thảo luận thông qua và bổ sung sửa đổi Điều lệ của Ngân hàng; thông qua các chiến lược pháp triển; bầu và bãi nhiệm HĐQT, Ban Kiểm soát; đồng thời quyết định bộ máy tổ chức của Ngân hàng và các nhiệm vụ khác theo quy định của Luật Doanh nghiệp.
Hội đồng quản trị.
Hội đồng quản trị là cơ quan quản trị của TPBank, có toàn quyền nhân danh TPBank để quyết định các vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của TPBank, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông.
Ban kiểm soát
Chỉ tiêu 2014 2015 2016 2017 2018
Tổng tài sản 51.477,55
6 76.220,834 105.782,009 124.118,747 136.179,403
37
TPBank theo quy định,
Các Hội đồng, Ủy ban
Là cơ quan do HĐQT thành lập, tham mưu cho HĐQT trong việc quản trị tại TPBank, thực hiện kế hoạch, chiến lược kinh doanh; đảm bảo sự phát triển hiện quả, an toàn và đúng mục tiêu đề ra bao gồm: Ủy ban Nhân sự, Ủy ban Quản trị rủi ro, Ủy ban quản lý tài sản Nợ - Có (ALCO), Ủy ban đầu tư và Ủy ban Tín dụng. Trong đó:
• ủy ban Quản trị rủi ro: Do HĐQT thành lập, có nhiệm vụ tham mưu cho HĐQT trong việc ban hành các quy trình, chính sách thuộc thẩm quyền của mình liên quan đến quản trị rủi ro trong hoạt động của TPBank, tham mưu trong việc quyết định phê duyệt các phương án xử lý rủi ro trong phạm vu và chức năng do HĐQT giao
• ủy ban Nhân sự: Do HĐQT thành lập, có chức năng tham mưu cho
HĐQT về quy mô và cơ cấu HĐQT, Ban điều hành phù hợp với quy mô hoạt động và chiến lược phát triển của Ngân hàng.
• ủy ban quản lý tài sản Nợ - Có (ALCO): có chức năng quản lý cấu trúc
bảng tổng kết tài sản của Ngân hàng. Đồng thời có nhiệm vụ xây dựng và giám sát các chỉ tiêu tài chính, chỉ tiêu tín dụng phù hợp với chiến lược kinh doanh của ngân hàng trong từng thời kỳ.
• ủy ban đầu tư: Do HĐQT thành lập, có chức năng tham mưu cho
HĐQT xây dựng và thực hiện kế hoạch đầu tư tài chính.
• ủy ban Tín dụng: Quyết định về các chính sách tín dụng và quản lý rủi ro tín dụng trên toàn hệ thống Ngân hàng, xét cấp tín dụng của Ngân hàng, phê duyệt hạn mức tiền gửi của Ngân hàng tại các TCTD khác.
Ban Điều Hành
Là cơ quan quản lý và điều hành các hoạt động, công việc hàng ngày của Ngân hàng. Chịu trách nhiệm thực hiện các Nghị quyết, quyết định của HĐQT và Đại hội đồng cổ đông đề ra. Đứng đầu Ban điều hành là Tổng Giám Đốc - Nguyễn Hưng. Ông Nguyễn Hưng là người có gần 30 kinh nghiệm kinh doanh và quản lý cấp cao trong lĩnh vực Tài chính - Ngân hàng. Ông đã tốt nghiệp Học
38
viện Ngân hàng và có bằng MBA chuyên ngành Thương mại điện tử của North Central University, Hoa kỳ. Ông được bổ nhiệm làm Tổng Giám Đốc TPBank từ 4/7/2012 đến nay.
Một trong những bộ phận đóng vai trò rất quan trọng trong quy trình quản trị rủi ro đó là Khối Quản trị rủi ro (RM). Đây là đơn vị thuộc Hội sở chính của TPBank, đặt dưới sự điều hành trực tiếp của Tổng Giám Đốc, phụ trách chuyên môn về công tác QTRR trên toàn hệ thống TPBank. Khối RM có trách nhiệm thực hiện các nghiệp vụ nhằm định hướng chính sách, khẩu vị rủi ro của Ngân hàng; Xây dựng nguyên lý, thiết lập và điều chỉnh khung quản trị và hệ thống quản trị cơ sở dữ liệu rủi ro cho TPBank; Thực hiện các dự án quản trị rủi ro; Quản lý danh mục hồ sơ tín dụng; Xây dựng và vận hành các mô hình và công cụ đo lường và quản lý các loại rủi ro trong đó có RRTK. Đồng thời cũng là đầy mối thực hiện các công việc trong lộ trình triển khai Basel II tại TPBank.