Thứ nhất: Sử dụng phối kết hợp các phương pháp mới hiện nay như ứng dụng mô hình luồng tiền để phân tích. Bên cạnh việc sử dụng phương pháp thang đáo hạn và phương pháp tiếp cận chỉ số, TPBank có thể nghiên cứu áp dụng phối kết hợp với các phương pháp mới hiện nay như ứng dụng mô hình luồng tiền để phân tích và đo lường RRTK. Các phương pháp mới này có độ chính xác cao, ngoài ra việc đo lường có tính toán đến các yếu tố thay đổi của môi trường hoạt động từ đó giúp các nhà quản trị có thể dự báo được khá sát tình trạng thanh khoản để từ đó xác định cho mình nhu cầu, phương án dự phòng hợp lý. Không chỉ có vậy việc sử dụng hiệu quả phương pháp mới này cũng sẽ giúp các nhà quản lý có thể xây dựng chính sách, chiến lược quản trị RRTK trong dài hạn phù hợp với mục tiêu, định hướng của ngân hàng trong từng giai đoạn.
Thứ hai: Xây dựng các kịch bản thanh khoản sát với thực tiễn. Để hoạt động đo lường và quản lý rủi ro thanh khoản được hiệu quả. TPBank cần phân tích RRTK theo các kịch bản khác nhau dựa trên các biến động liên quan đến ngân hàng và các biến động liên quan đến thị trường. Các giả định này cần phải được xây dựng dựa trên các sự kiện bất lợi có thật của thị trường. Hoạt động này cần được kiểm tra định kỳ nhằm kịp thời điều chỉnh và cập nhật cho phù hợp với thực tiễn. TPBank cũng cần nghiên cứu những ảnh hưởng của căng thẳng thanh khoản với giả định
88
những căng thẳng này sẽ kéo dài đến một năm và tính toán, dự phòng cá biện pháp nhằm hạn chế tối thiểu những tổn thất
Thứ 3: TPBank cũng cần xây dựng cho mình một hệ thống báo cáo và thông tin nội bộ được xây dựng logic, công khai và minh bạch. Điều này sẽ giúp thông tin đuợc chuyển tải từ bộ phận này sang bộ phận khác, từ cá nhân này sang cá nhân khác đuợc thực hiện chính xác, đầy đủ và kịp thời. Ngoài ra, cũng giúp các nhà quản lý ngân hàng có thể nắm rõ đuợc tình hình cụ thể, chi tiết tình trạng thanh khoản của ngân hầng theo từng vùng miền, từng loại sản phẩm dịch vụ, từng kỳ hạn.