Nguyên tắc quản trị rủiro thanh khoản tại TPBank

Một phần của tài liệu 1245 quản trị rủi ro thanh khoản tại NHTM CP tiên phong luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 57 - 58)

Việc quản trị RRTK tại ngân hàng dựa trên những nguyên tắc chính sau:

Thứ nhất: Duy trì đủ tài sản có tính thanh khoản cao (Tín phiếu Kho Bạc, Trái phiếu Chính phủ, tín phiếu NHNN và các loại giấy tờ có giá của TCTD, tổ chức khác có hệ số tín nhiệm cao) nhằm đáp ứng nhu cầu thanh khoản của ngân hàng trong cả điều kiện hoạt động bình thường và trong cả giai đoạn khủng hoảng.

Thứ hai: Thực hiện quản lý thanh khoản đối với VND và ngoại tệ.

Thứ ba: Đảm bảo theo dõi được trạng thái thanh khoản trong ngày, xác định các nguồn vốn và khả năng huy động các nguồn vốn này để đảm bảo thanh khoản trong ngày, dự báo các tình huống làm thay đổi bất thường thanh khoản trong ngày và đề xuất biện pháp xử lý.

Thứ tư: Quản lý nguồn vốn huy động đảm bảo thống kê số dư bình quân tiền gửi không kỳ hạn trong khoảng thời gian tối thiểu 30 ngày, số dư tiền gửi có thể duy trì ổn định (core deposits) và các chỉ số khác về nguồn vốn huy động theo quy định nội bộ của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

Thứ năm: Quản lý dòng tiền tối thiểu phải đảm bảo lập thang kỳ hạn cho ngày hôm sau và các khoảng thời gian cụ thể (1 tuần, 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng, 1 năm) để xác định chênh lệch về dòng tiền. Đảm bảo thực hiện đúng các chỉ tiêu thanh khoản nằm trong ngưỡng quy định của NHNN, quy định nội bộ của ngân

hàng và cam kết của TPBank với các đối tác bên ngoài.

Thứ sáu: Đảm bảo nguồn thanh khoản, đồng thời đánh giá khả năng có thể tiếp

cận các nguồn thanh khoản để đáp ứng nhu cầu thanh khoản tuơng lai (trong điều kiện

thị truờng hoạt động bình thuờng và thị truờng khó khăn về thanh khoản).

Một phần của tài liệu 1245 quản trị rủi ro thanh khoản tại NHTM CP tiên phong luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 57 - 58)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(116 trang)
w