Xuất một số biện pháp cụ thể, chi tiết về các phương án phòng ngừa rủ

Một phần của tài liệu 1245 quản trị rủi ro thanh khoản tại NHTM CP tiên phong luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 99 - 100)

RRTK thường diễn ra rất nhanh, bất chợt và để lại hậu quả hết sức nghiêm trọng nếu không được xử lý một cách kịp thời. Để hạn mức tối thiểu nguy cơ có thể xảy ra thiếu hụt thanh khoản, TPBank cần xây dựng cho mình những biện pháp phòng ngừa cụ thể:

Phòng ngừa thiếu hụt thanh toán cục bộ: Mặc dù trên góc độ toàn hệ thống, có thể TPBank vẫn đảm bảo khả năng thanh toán. Tuy nhiên việc xuất hiện một hoặc một số bộ phận cục bộ bị thiếu hụt (ví dụ: thiếu hụt tiền mặt tại quầy giao dịch...). Việc điều chuyển tiền, vàng sẽ phát sinh chi phí, làm ảnh hưởng tới giao dịch của khách hàng tại TPBank. Biện pháp để TPBank phòng ngừa thiếu hụt thanh toán cục bộ TPBank cần thiết lâp các han mức cho số dư tiền mặt chi tiết cho từng loại tiền, vàng tồn quỹ tạo các bộ phận/ĐVKD cũng cấp các dịch vụ giao dịch tiền mặt. Đồng thời Nhân viên Kho quỹ thuộc Khối Vận hàng là đầu mối xác định hạn mức số dư tiền mặt tồn quỹ cho từng bộ phận/ĐVKD trình TGĐ phê duyệt từng thời kỳ

Phòng ngừa rủi ro tập trung: Rủi ro tập trung xảy ra nguy cơ gây khó khăn hoặc mất thanh khoản cho TPBank. Các biện pháp phòng ngừa rủi ro thanh khoản tập trung đó là: TPBank phải thực hiện chặt chẽ các biện pháp kiểm soát hạn mức/giới hạn cấp tín dụng cho từng khách hàng và nhóm khách hàng liên quan theo quy định của pháp luật và quy định nội bộ của TPbank trong từng thời kỳ để tránh tính trạng tập trung du nợ vào một hoặc một số khách hàng/nhóm khách hàng liên quan. Thiết lập và kiểm soát hạn mức/giới hạn tín dụng đối với ngành nghề/khách hàng/nhóm khách hàng để hạn chế việc tập trung tín dụng vào một hoặc một số lĩnh vực ngành nghề dẫn đến việc ngân hàng có nguy cơ đối mặt với khó khăn khi mà những khách hàng này vì một lý do nào đó không thể thanh toán đúng hạn hoặc ngành nghề mà TPBank tập trung tín dụng gặp khó khăn dẫn đến khách hàng không thanh toán đuợc khoản nợ khi đến hạn. Ngoài ra, rủi ro tập trung có thể tới do TPBank tập trung đầu tu vào các khoản tín dụng giá trị lớn, thời gian thu hồi vốn dài trong khi sử dụng chủ yếu nguồn vốn ngắn hạn để đầu tu hoặc tập trung chi trả/mua sắm có giá trị lớn vào một thời điểm trong khi ngân hàng chua chuẩn bị sẵn nguồn dự phòng thanh toán cho các khoản chi trả mua săm này. Do đó, để tình trạng trên không xảy ra, TPBank cần quy định các khoản cấp tín dụng, các khoản đầu tu mua sắm có giá trị lớn phải đuợc đánh giá RRTK truớc khi thực hiện giao dịch. Ngoài ra TPBank cần có cơ chế theo dõi hoạt động rút vốn của khách hàng có số du tiền gửi lớn. Duy trì cơ cấu huy động vốn đa dạng, trách việc huy động vốn bị phụ thuộc vào một số khách hàng lớn nhất định hoặc chủ yếu tập trung vào nguồn vốn huy động từ thị truờng liên ngân hàng hàng, các công ty chứng khoán,.. .(các nguồn vốn không ổn định).

Một phần của tài liệu 1245 quản trị rủi ro thanh khoản tại NHTM CP tiên phong luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 99 - 100)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(116 trang)
w