Xây dựng một quy trình quản trị RRTK hiệu quả, thống nhất, có sự phố

Một phần của tài liệu 1245 quản trị rủi ro thanh khoản tại NHTM CP tiên phong luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 96 - 98)

kết hợp giữa các phòng ban

Thứ nhất: TPbankphải xây dựng một hệ thống văn bản từ chiến lược quản trị RRTK, quy chế, quy định và quy trình quản trị RRTK một cách thống nhất. Hiện tại TPBank cũng đã xây dựng cho mình những quy trình, quy định, quy chế về quản trị RRTK nhu Quy chế quản lý Rủi ro Thanh khoản số 28/2018/QC-TPB.HĐQT ngày 15/12/2018 của HĐQT, quy trình quản lý RRTK số 087/2019/QT -TPB.RM ngày 1/1/2019, quy định quản lý RRTK số 1078/2019/QT -TPB.RM ngày 1/1/2019. Tuy nhiên, nội dung các văn bản còn trồng chéo, một số nội dung không thống nhất, điều này đã gây khó khăn cho CBNV trong quá trình đọc hiểu, nắm vững các quy trình, quy định, ảnh huởng đến việc tác nghiệp. Đó cũng là nguyên nhân khiến cho CBVN không thực sự hiểu hiểu biết rõ ràng về quy định, quy trình quản trị rủi ro dẫn đến hoạt động quản trị RRTK chua thực sự hiệu quả, thiếu sự phối kết hợp của các bên. Do đó, để khắc phục tình trạng này TPBank cần sửa đổi hoặc xây dựng

82

một hệ thống văn bản hướng dẫn mang tính chất thống nhất, chi tiết, phù hợp với thực tiễn, mang tính ứng dụng cao. Để làm được điều này, Ban lãnh dao ngân hàng cần xác định khẩu vị RRTK của ngân hàng phù hợp nhất với khả năng hiện có, xây dựng các mục tiêu trong dài hạn và đưa ra các dấu hiệu để nhận biết RRTK thường gặp để CBNV trong toàn ngân hàng đều có thể nắm được.

Đồng thời, quy định cụ thể, chi tiết trách nhiệm và nghĩa vụ của các bên kể cả các bên có liên quan để tạo tính liên kết giữa các bộ phận trong hoạt động quản trị RRTK, để mọi CBNV đều ý thức được trách nhiệm của mình trong hoạt động phòng ngừa rủi ro thay vì suy nghĩ đó chỉ là trách nhiệm của Phòng Quản trị Rủi ro.

Thứ hai: Xây dựng một hệ thống các văn bản quy định nghĩa vụ và trách nhiệm của ĐVKD, các đơn vị có liên quan trong việc phối kết hợp với Khối quản trị rủi ro trong hoạt động quản lý RRTK nhằm đảm bảo tính thống nhất, liên kết thay vì chỉ quy định vai trò trách nhiệm của các bộ phận trong Khối quản trị rủi ro, Ban lãnh đạo nhưHĐQT, TGĐ, Ủy ban ALCO...

Như đã phân tích các phân trước, hiện nay TPBank đang áp dụng mô hình tập trung, đây là mô hình được đa số các ngân hàng trong hệ thống ngân hàng Việt Nam lựa chọn áp dụng do có nhiều ưu điểm. Tuy nhiên, việc áp dụng mô hình này có một số điểm hạn chế nhất định đó là, do hoạt động kiểm soát rủi ro được thực hiện gần như hoàn toàn trên hội sở chính do đó mọi áp lực về quản trị rủi ro nói chung và quản trị RRTK nói riêng được đè nặng lên phòng Quản trị rủi ro, hoạt động quản trị chỉ mang tính chất khái quát chứa chưa thể đi sâu vào từng ngóc ngách của mọi hoạt động kinh doanh của ngân hàng, đặc biệt là dưới đơn vị kinh doanh nơi tạo ra rủi ro. Bên cạnh đó trong các văn bản hướng dẫn hiện tại không quy định rõ trách nhiệm của ĐVKD mà chỉ dừng lại ở việc quy định chung chung đó là tuân theo quy định của TPBank và pháp luật trong từng thời kỳ. Do đó để hoạt động quản trị rủi ro có hiệu quả TPBank cần xây dựng văn bản chỉ rõ nghĩa vụ và trách nhiệm của ĐVKD, các bộ phận có liên quan trong việc phối kết hợp với Khối quản trị rủi ro nói chung và các bộ phận khác trong việc nhận biêt, phòng ngừa và xử lý RRTK phù hợp với mục tiêu, chính sách và khẩu vị rủi ro của TPBank trong từng thời kỳ. Đồng thời đề xuất các chế tài xử lý nếu ĐVKD hoặc phòng ban không hoàn thành nghĩa vụ hoặc có những sai phạm trong quá trình thực hiện nhằm răn đe,

đảm bảo tính công bằng, Để đạt được hiệu quả cao, các văn bản hướng dẫn phải mang tính chất đồng bộ, có tính hệ thống, rõ ràng,dễ hiểu, không chồng chéo lẫn nhau.

Cùng với việc ban hành quy định chi tiết trách nhiệm và nghĩa vụ các bên thì cũng cần phải quy định rõ thời gian được phép xử lý cho từng công đoạn, từng bước thực hiện và chế tài xử phát nếu các bộ phận phòng ban vi phạm. để từ đó nâng cao được hiệu quả quản trị RRTK.

Thứ ba: Thường xuyên thực hiện việc rà soát lỗ hổng trong quy trình quy định kiểm soát rủi ro thanh khoản. Đặc biệt môi trường hoạt động của ngân hàng thường xuyên thay đổi, do vậy để quy trình luôn phù hợp với tình hình thực tế. Khối quản trị rủi thường xuyên cập nhật sự thay đổi về thị trường, hành lang pháp lý, môi trường kinh doanh, thì trường tài chính có thể thay thế.. .từ đó đánh giá tác động của những thay đổi đó tới hoạt động quản lý RRTK của ngân hàng. Từ đó kịp thời có những điều chỉnh liên quan đến Hạn mức rủi ro thanh khoản, các chỉ số tính toán, công thức tính toán các chỉ số, phương pháp tính toán đo lường các chỉ số, điều chỉnh và cập nhật các quy đinh của TPBank về quản trị RRTK. cho phù hợp.

Trong quá khứ, TPBank mới chỉ để xảy ra RRTK ở mức độ thấp (cấp 2) và chưa bao giờ bị rơi vào tình trạng rủi ro ở các cấp độ cao hơn. Các phương án xử lý phần lớn mang nặng tính lý thuyết. Do đó để tránh sự lúng túng và bối rối khi có RRTK xảy ra, TPBank nên thường xuyên đưa các giả định các tình huống có thể xảy trọng thực tế và xây dựng các biện pháp xử lý cho từng tính huống, đồng thời đánh giá mức độ có thể thực hiện thành công các biện pháp.

Một phần của tài liệu 1245 quản trị rủi ro thanh khoản tại NHTM CP tiên phong luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 96 - 98)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(116 trang)
w