Kinh nghiệm quản trị rủiro thanh khoản tại Agribank

Một phần của tài liệu 1245 quản trị rủi ro thanh khoản tại NHTM CP tiên phong luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 40 - 41)

Mô hình tổ chức quản trị RRTK,

Từ khoảng cuối năm 2012, Agribank thực hiện việc tổ chức quản trị RRTK theo cấu trúc ba tầng bảo vệ cùng với sự giám sát của Ban Giám Đốc và HĐQT. Cụ thể, trách nhiệm của từng bộ phận, phòng ban đuợc quy định nhu sau:

Ban thống kê và Dự báo kinh tế: Xây dựng hệ thống báo cáo kết quả thực hiện các chỉ tiêu đo luờng thanh khoản tại Ngân hàng, đảm bảo các chỉ tiêu luôn đuợc duy trì trong nguỡng quy định của NHNN.

Ban tín dụng doanh nghiệp: Phối hợp với Ban tín dụng hộ sản xuất và cá nhân kiểm tra giám sát việc thực hiện các giới hạn tín dụng của các đơn vị kinh doanh.

31

Ban đầu tư: Thực hiện theo dõi, giám sát việc thực hiện giới hạn góp vốn, mua cổ phẩn theo quy định của Agribank.

Ban kế hoạch tổng hợp: Chịu trách nhiệm kiểm tra, theo dõi, quản lý nguồn tiền, đảm bảo khả năng chi trả cả nội tệ và ngoại tệ của Ngân hàng. Tham mưu chính sách và việc triển khai thực hiện quản trị RRTK cho Ban lãnh đạo và Hội đồng quản trị.

Chiến lược quản trị RRTK.

Agribank xây dựng chiến lược quản trị RRTK thông qua việc xem xét và tích hợp các chiến lược kinh doanh với việc hoạch định và phát triển nguồn nhân lực của Ngân hàng trong từng giai đoạn. Agribank sử dụng cách thức tiếp cận từ trên xuống dưới để xác định khẩu vị rủi ro dựa trên việc xem xét đến các quan điểm lợi ích của các bên có liên quan. Đồng thời xác định ngưỡng đối với từng ĐVKD trước khi đi vào thiết lập các giới hạn rủi ro với mục tiêu:

Thứ nhất: Tập trung các biện pháp nhằm tăng trưởng nguồn vốn huy động và đảm bảo an toàn thanh khoản là mục tiêu được đặt lên hàng đầu.

Thứ hai: Việc tăng trưởng tín dụng phù hợp, tập trung ưu tiên đảm bảo vốn cho lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. Kiểm soát chặt chẽ các mục đích cho vay đối với các lĩnh vực liên quan đến bất động sản, chứng khoán. Đồng thời, Ngân hàng thực hiện các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng.

Thứ ba: Tại các chi nhánh cấp I, cấp II và các phòng giao dịch trực thuộc chi nhánh chủ động việc thực hiện tính toán, cân đối cung cầu thanh khoản, đảm bảo khả năng chi trả.

Thứ tư: Hàng tuần các phòng giao dịch phải tính toán nhu cầu lĩnh, nộp ngoại tệ về chi nhánh để đảm bảo khả năng chi trả ngoại tệ

Một phần của tài liệu 1245 quản trị rủi ro thanh khoản tại NHTM CP tiên phong luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 40 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(116 trang)
w