Sau mười năm thành lập, trải qua nhiều khó khăn và thử thách TPBank đang từng bước đi vào hoạt động ổn định và bước đầu đã gặt hái được những thành quả hết sức ấn tượng trong kết quả kinh doanh giai đoạn 2015 - 2018.
Bảng 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng giai đoạn 2014 - 2018
Lợi nhuận trước
thuế 536 626 707 1.205,711 2.257,780
Lợi nhuận chưa
Lợi nhuận trước thuế của TPbank có xu hướng tăng mạnh qua các năm. Cụ thể trong năm 2018 đạt 2.257,78 tỷ VNĐ tăng 1.053 tỷ đồng gần gấp đôi so với mức lợi nhuận 1025,711 tỷ năm 2017 đồng thời tăng 4 lần so với mức lợi nhuận trước thuế 536 tỷ năm 2014.
Từ vốn điều lệ ban đầu thành lập ngân hàng năm 2008 chỉ hơn 2000 tỷ, đến cuối năm 2018 vốn điều lệ đã đạt 8.565,892 tỷ đồng, tăng gấp 1,54 lần so với mức 5.550 tỷ năm 2014. Thu nhập lãi thuần năm 2018 là 4377,777 tỷ đồng gần 4,5 lần so với mức 979,171 tỷ đồng của năm 2014. Tổng tài sản tăng gấp 2,65 lần từ 51477,556 tỷ đồng năm 2014 lên 136.179,403 tỷ đồng năm 2018. TPBank được coi là một tấm gương điển hình trong việc thực hiện tái cơ cấu thành công. Chỉ đến hết quý 2 năm 2015, TPBank đã hoàn toàn bù đắp được số lỗ lũy kế, sớm hơn một năm so với kế hoạch đề ra. Sau 3 năm thực hiện thành công đề án tái cấu trúc ngân hàng, năm 2018, lợi nhuận trước thuế của TPBank đạt 2258 tỷ đồng và bắt đầu có đóng góp nghĩa vụ thuế đáng kể cho nhà nước. Ngày 22/3/2018, TPBank đã chính thức được Sở Giao dịch Chứng khoản HCM chấp thuận niêm yết với mã cổ phiểu TPB trên sàn. Đây được coi là một mốc quan trọng đối với TPBank, nó thể hiện sự uy tín, vị thế của TPBank trong ngành và trên thị trường.
Ngoài ra, nhờ kết quả kinh doanh tốt và độ nhận diện thương hiệu ngày càng cao giúp TPBank càng càng được nhiều khách hàng tin tưởng và lựa chọn sử dụng dịch vụ. Mạng lưới chi nhánh ngày càng được mở rộng thêm tới nhiều địa bàn trên cả nước. Tính đến cuối năm 2018, TPBank có hơn 65 chi nhánh/phòng giao dịch tại 19 tỉnh/thành phố trên cả nước. Tháng 8/2016, Tổ chức tài chính quốc tế (IFC), thành viên Nhóm Ngân hàng Thế giới đã chính thức trở thành cổ đông quan trọng của TPBank với tỷ lệ sở hữu 4.999% cổ phần tại Ngân hàng. Cũng trong năm 2016, IFC đã quyết định nâng hạn mức tín dụng cho TPBank từ 10 triệu USD (năm 2015) lên 30 triệu USD. Sự kiện hợp tác này đánh dấu mốc quan trọng giúp TPBank tăng cường hơn nữa nguồn vốn, năng lực quản trị và phát triển cơ hội hợp tác với các tổ chức tài chính ngân hàng khu vực và quốc tế.
Tiếp tục định hướng dẫn đầu về Ngân hàng Số, mảng Ngân hàng Số của TPBank trong năm 2018 phát triển mạnh mẽ và đạt được nhiều thành tựu nổi bật. Là Ngân hàng đầu tiên tại Việt Nam ứng dụng thành công mô hình Live Bank 24/7
40
rất tiện ích. Với Live Bank khách hàng có thể sử dụng hầu hết các sản phẩm, dịch vụ của Ngân hàng tại bất kỳ thời gian nào không kể ngày hay đêm. Ngoài ra luôn có đội ngũ tu vấn hỗ trợ từ xa cho khách hàng nếu khách hàng gặp những khó khăn trong quá trình sử dụng. TPbank cũng là Ngân hàng đầu tiên triển khai xác thực khách hàng bằng giọng nói, và nhiều sản phẩm tiện lợi khác đem lại tiện ích lớn cho khách hàng và cũng nhận đuợc những phản hồi tích cực từ phía khách hàng.
Tình hình về hoạt động huy động vốn của ngân hàng cụ thể:
Tổng huy động tới 31/12/2018 huy động từ khách hàng đạt 176.138,062 tỷ đồng,
tăng 8.3% tuơng đuơng 5.839,442 tỷ đồng so với năm 2017. Đồng thời, tổng huy động
tăng gấp 3,52 lần so với năm 2014 là 21.623 tỷ đồng. Hoạt động huy động vốn của TPBank biến chuyển tốt qua các năm, có sự kết hợp hài hòa giữa nguồn vốn từ khu vực
dân cu/tổ chức kinh tế và thị truờng liên ngân hàng tùy theo tình hình thanh khoản
và cơ
hội phát triển danh mục tài sản có. Huy động vốn hoạt động đuợc TPBank chú trọng nhằm đảm bảo nguồn giải ngân cho hoạt động cho vay, an toàn thanh khoản và tạo điều
kiện cho sự tăng truởng của hoạt động tín dụng, đầu tu. Các sản phẩm huy động vốn
Dựa vào Biểu đồ 2.1 ta nhận thấy tổng nguồn vốn huy động của TPbank tăng dần qua các năm từ năm 2014 - 2018 trong cả nguồn vốn không kỳ hạn và các nguồn vốn có kỳ hạn. Tổng nguồn vốn huy động trong năm 2018 là 72.375 tỷ đồng tăng 3,6% so với mức 69,878 tỷ đồng năm 2017, đồng thời tăng gấp 3,46 lần so với tổng nguồn vốn huy động đuợc trong năm 2014. Trong đó, nguồn vốn huy động có kỳ hạn luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn, chiếm khoảng trên 85% tổng nguồn vốn. Điều này có lợi cho họa động quản trị RRTK của ngân hàng.
Biểu đồ 2.2: Cơ cấu huy động theo loại tiền tệ
(Đơn vị: Tỷ đồng)
(Nguồn: Báo cáo thường niên ngân hàng TPBank các năm)
Từ Biểu đồ 2.2 ta thấy trong cơ cấu huy động theo loại tiền tệ thì giá trị nguồn vốn huy động theo VNĐ và ngoại tệ đều tăng qua các năm. Cụ thể đối với giá trị nguồn vốn huy động bằng VNĐ tăng từ 17.916 tỷ đồng năm 2014 lên đến 64.640 tỷ đồng trong năm 2018. Giá trị huy động vốn bằng ngoại tệ năm 2018 đạt 13.375 tỷ đồng gấp 3.67 lần so với năm 2014, đồng thời tăng 5.731 tỷ đồng so với mức 7.844 tỷ năm 2017. Trong cơ cấu nguồn huy động theo loại tiền tệ thì tỷ trọng huy động bằng VNĐ vẫn chiếm tỷ trọng chủ yếu.
Ket quả hoạt động sử dụng vốn:
Du nợ cho vay khách hàng đến cuối năm 2018 đạt 77.185 tỷ đồng gấp 3.89 lần so
Năm 2014 2015 2016 2017 2018 Tổng dư nợ 19.898,991 28.240,322 46.642,977 63.422,64 3 77.185,148 Dự phòng (199,158) (262,658) (409,351) (674,646) (889,911) Nợ xấu 199.605 185,968 331,058 688,981 861.334 Tỷ lệ nợ xấu 1,01% 0,66% 0,71% 1,086% 1,11% 42
với tổng dư nợ 19.839 tỷ đồng cuối năm 2014. về kỳ hạn, với các sản phẩm mũi nhọn
tập trung vào cho vay ô tô và cho vay mua nhà, các khoản cho vay trung dài hạn chiếm
tỷ trọng cao trong tổng dư nợ. Cụ thế:
Biểu đồ 2.3: Hoạt động cho vay qua các năm
(Đơn vị: tỷ đồng)
(Nguồn:BCTC của TPBank qua các năm)
Từ Biếu đồ 2.3 cho thấy, tổng dư nợ cho vay ngắn hạn và tổng dư nợ cho vay trung dài hạn nhìn chung đều có xu hướng tăng dần qua các năm. Trong đó dư nợ vay ngắn hạn tăng từ 12,639 tỷ đồng năm 2014 lên 17,378 tỷ năm 2018. Trong tổng dư nợ, tỷ trọng dư nợ trung dài hạn luôn chiếm tỷ trọng cao đặc biệt là trong giai đoạn từ 2016 - 2018, tỷ lệ này luôn giao động trong khoảng 60% đến 75% và có xu hướng tăng nhanh qua các năm. Nếu như năm 2014 dư nợ cho vay trung dài hạn chỉ là 7,200 tỷ đồng thì năm 2018 con số này đã tăng lên thành 59,817 tỷ gấp 8,3 lần và tăng 15,099 tỷ so với năm 2017. Nguyên nhân là do do trong những năm gần đây, TPBank phát triển mạnh sản phẩm vay mua xe cả của cá nhân và doanh nghiệp, các sản phẩm tài trợ nhà dự án... khiến dư nợ vay trung dài hạn của Ngân hàng tăng. Nhờ đó TPBank tăng nguồn thu từ việc bán chéo dịch vụ bảo hiếm cho khách hàng.
Ngoài ra với định tập trung phát triển khách hàng cá nhân và SME, tỷ trọng dư nợ cho vay khách hàng cá nhân chiếm tỷ trọng cao 53,6% năm 2018. Đối với phân
43
khúc khách hàng cá nhân, ngoài việc tiếp tục phát triển mạnh các lĩnh vực cho vay chủ đạo, các khối kinh doanh đã nắm bắt được những cơ hội trên thị trường để tăng trưởng dư nợ, gia tăng lợi nhuận và thị phần cho khách hàng. Trong năm 2018 TPBank cũng cho ra mắt nhiều sản phẩm mới phục vụ các đối tượng, phân khác khách hàng khác nhau. TPBanK kết nối, triển khai hợp tác thành công với nhiều đối tác mới nhằm tăng trưởng doanh số bán hàng. Sản phẩm cho vay mua ô tô vẫn tiếp tục duy trì và giữ vững vị thế số một trên thị trường. Phân khúc khách hàng Doanh nghiệp có tăng trưởng dư nợ tốt, nhiều sản phẩm được cải thiện, đẩy mạnh hoạt động cấp tín dụng ngoại bảng, thu ngoài lãi tăng trưởng tốt như bảo lãnh, L/C, L/C UPAS.. ..Qua đó góp phần nâng cao sức cạnh tranh của TPBank.
Chất lượng tín dụng của TPBank
Với phương châm là ưu tiên sự phát triển ngân hàng bên vững. TPBank luôn coi trọng công tác quản trị rủi ro trong Ngân hàng. Thực hiện kiểm soát chặt chẽ quy trình trước và sau cho vay của khách hàng. Cùng với những nỗ lực, thực hiện các biện pháp nhằm xử lý nợ xấu còn tồn động. Chính những điều này giúp TPBank luôn là một trong những ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu thấp nhất toàn hệ thống Tỷ lệ nợ xấu tại TPBank có xu hướng biến động qua các năm nhưng luôn được duy trì ở mức nhỏ hơn 2%.
Bảng 2.2: Chất lượng tín dụng của TPBank từ năm 2014 - 2018.
44
Hoạt động đầu tư, kinh doanh ngoại tệ và vàng
Danh mục đầu tư của TPBank được quản lý theo hướng đa dạng hóa danh mục nhằm đảm bảo khả năng sinh lời và khả năng thanh khoản. Tính đến 31/12/2018, tổng đầu tư vào Trái phiếu chính phủ và trái phiếu các TCTD khác đạt 19.328 tỷ đồng. Ngay từ đầu năm 2018, Khối Nguồn vốn đã có những những chiến lược tốt khi đã mạnh dạn tăng hạn mức trading, tăng tối đa kỳ hạn trading nên đạt kết quả kinh doanh khả quan. TPBank tiếp tục là thành viên được xếp hạng cao trong số các thành viên đấu thầu sơ cấp của Bộ Tài chính năm 2017, là thành viên giao dịch tích cực Trái phiếu chính phủ, Trái phiếu chính phủ được Bảo lãnh trên thị trường thứ cấp. Tiền gửi có kỳ hạn, cho vay tại các TCTD khác đạt 23.590 tỷ đồng. Nhìn chung, năm 2018 thanh khoản trên Thị trường Liên ngân hàng dồi dào, mặt bằng lãi suất thấp từ đó tạo điều kiện cho TPBank sử dụng hiệu quả các hạn mức được cấp từ các Định chế tài chính trong và ngoài nước. Hoạt động này đã đóng góp một phần đáng kể vào thu nhập thuần cho ngân hàng trong năm 2018.
Năm 2018, TPBank đã tiếp tục đẩy mạnh hoạt động của mình trong mảng kinh doanh vàng và ngoại tệ với doanh số ngoại hối tăng trưởng đều đồng thời ba lần lọt vào top 20 đặc biệt là doanh số ngoại hối của phân khúc khách hàng cá nhân có sự tăng trường mạnh mẽ. Doanh số vàng tiếp tục nằm trong top 3 Thị phần.
2.2. MÔ HÌNH TÔ CHỨC VÀ NGUYÊN TẮC QUẢN TRỊ RỦI RO THANH KHOẢN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CÔ PHẦN TIÊN PHONG (TPBANK).
2.2.1. Mô hình tổ chức quản trị rủi ro thanh khoản tại TPBank.
TPBank tiết lập mô hình tổ chức bộ máy quản lý rủi ro thanh khoản tương thích với quy mô, mức độ phức tạp và phù hợp với hoạt động, chiến lược kinh doanh của TPBank nhằm tạo điều kiện để giám sát, vận hành hoạt động quản trị RRTK hiệu quả. Hệ thống quản trị RRTK được tổ chức theo mô hình ba tuyến bảo vệ độc lập
Sơ đồ 2.2. Mô hình 3 tuyến phòng thủ tại TPBank
(Nguồn: Chính sách quản trị rủi ro số hiệu 82/2018/QĐ - TPB.HĐQT) Tuyến bảo vệ thứ nhất: Chức năng của tuyến phòng thủ thứ nhất là nhận dạng, giảm thiểu và kiểm soát rủi ro. Vì đây cũng chính là nơi phát sinh ra các rủi ro, do đó việc nhận dạng và phát hiện và ngăn ngừa RRTK ngay tại tuyến phòng thủ này có ý nghĩa rất quan trọng trong hoạt động quản trị rủi ro thanh khoản tại ngân hàng. Tuy nhiên trên thực tế, hoạt động này tại TPBank vẫn chưa thực sự phát huy hiệu quả. Việc nhận dạng và kiểm soát RRTK vẫn được thực hiện chủ yếu ở tuyến phòng thủ thứ hai.
Tuyến bảo vệ thứ hai: Có chức năng xây dựng chính sách quản lý rủi ro, quy định nội bộ về quản lý rủi ro, đo lường, theo dõi và tuân thủ quy định về pháp luật. Tuyến phòng thủ thứ hai do các bộ phận sau thực hiện: Bộ phận kiểm soát tuân thủ có trách nhiệm trong việc phối hợp xây dựng chính sách, quy chế, quy định nội bộ về quản lý RRTK, đảm bảo tuân thủ các quy định của pháp luật, cập nhật và thông báo những thay đổi liên quan đến các quy định nội bộ về quản lý RRTK của
46
TPBank cũng như những trạng thái tuân thủ các quy định của pháp luật có liên quan đến các cấp có thẩm quyền và bộ phận liên quan; Bộ phận quản lý rủi ro là Khối Quản trị rủi ro và các đơn vị có liên quan khác trong việc thực hiện quản lý RRTK có trách nhiệm trong việc xây dựng các chính sách, quy chế, quy định nội bộ về quản lý RRTK, thực hiện nhận dạng, đo lường, theo dõi và kiểm soát rủi ro .
Tuyến bảo vệ thứ ba: Là Trung tâm Kiểm toán nội bộ, có chức năng kiểm toán nội bộ nhằm kiểm tra, rà soát kịp thời phát hiện những sai phạm, tiềm ẩn nguy cơ rủi ro mà hai tuyến phòng thủ trên bỏ sót. Đây được coi là tuyến bảo vệ cuối cùng của Ngân hàng, hoạt động một các độc lập trực thuộc sự quản lý trực tiếp của Đại hội đồng cổ đông.
2.2.2. Nguyên tắc quản trị rủi ro thanh khoản tại TPBank.
Việc quản trị RRTK tại ngân hàng dựa trên những nguyên tắc chính sau:
Thứ nhất: Duy trì đủ tài sản có tính thanh khoản cao (Tín phiếu Kho Bạc, Trái phiếu Chính phủ, tín phiếu NHNN và các loại giấy tờ có giá của TCTD, tổ chức khác có hệ số tín nhiệm cao) nhằm đáp ứng nhu cầu thanh khoản của ngân hàng trong cả điều kiện hoạt động bình thường và trong cả giai đoạn khủng hoảng.
Thứ hai: Thực hiện quản lý thanh khoản đối với VND và ngoại tệ.
Thứ ba: Đảm bảo theo dõi được trạng thái thanh khoản trong ngày, xác định các nguồn vốn và khả năng huy động các nguồn vốn này để đảm bảo thanh khoản trong ngày, dự báo các tình huống làm thay đổi bất thường thanh khoản trong ngày và đề xuất biện pháp xử lý.
Thứ tư: Quản lý nguồn vốn huy động đảm bảo thống kê số dư bình quân tiền gửi không kỳ hạn trong khoảng thời gian tối thiểu 30 ngày, số dư tiền gửi có thể duy trì ổn định (core deposits) và các chỉ số khác về nguồn vốn huy động theo quy định nội bộ của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
Thứ năm: Quản lý dòng tiền tối thiểu phải đảm bảo lập thang kỳ hạn cho ngày hôm sau và các khoảng thời gian cụ thể (1 tuần, 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng, 1 năm) để xác định chênh lệch về dòng tiền. Đảm bảo thực hiện đúng các chỉ tiêu thanh khoản nằm trong ngưỡng quy định của NHNN, quy định nội bộ của ngân
hàng và cam kết của TPBank với các đối tác bên ngoài.
Thứ sáu: Đảm bảo nguồn thanh khoản, đồng thời đánh giá khả năng có thể tiếp
cận các nguồn thanh khoản để đáp ứng nhu cầu thanh khoản tuơng lai (trong điều kiện
thị truờng hoạt động bình thuờng và thị truờng khó khăn về thanh khoản).
2.3. THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO THANH KHOẢN TẠI NGÂN HÀNGTHƯƠNG MẠI CÔ PHẦN TIÊN PHONG. THƯƠNG MẠI CÔ PHẦN TIÊN PHONG.
2.3.1. Nhận diện rủi ro thanh khoản
TPBank thực hiện nhận dạng rủi RRTK thông qua việc phân tích nhu cầu thanh khoản, nguồn thanh khoản của từng hoạt động kinh doanh, cơ cấu Tài sản/Nợ phải trả và dòng tiền của các khoản mục nội bảng và ngoại bảng, khả năng tiếp cận thanh khoản trên thị truờng. Cụ thể: Khối Quản trị rủi ro chịu trách nhiệm chính trong việc nhận diện rủi ro thanh khoản thông qua việc giám sát tuân thủ hạn mức RRTK của các đơn vị có liên quan, tổng hợp thông tin từ các nguồn nhu Khối tài chính, Khối đầu tu và luu ký, Khối tín dụng, Khối nguồn vốn theo một hệ thống báo