CHƯƠNG 2 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
2.3 Mơ hình quản trị chiến lược
2.3.1 Mơ hình quản trị chiến lược tổng quát
Hình 2.3 Khái luận về Quản trị chiến lược Fred R David
2.3.2 Đánh giá các yếu tố bên ngồi: mơi trường vĩ mơ
Mục đích của việc đánh giá nhằm đề ra danh sách những cơ hội từ môi trường vĩ mô mà doanh nghiệp cần nắm bắt đồng thời tránh những đe dọa có thể tạo nên thách thức cho doanh nghiệp. Những nhân tố chính bao gồm:
- Kinh tế: chính sách tiền tệ, mức độ thất nghiệp, lương bổng, giá cả, tài trợ…Những chính sách này mỗi thời kỳ ở mỗi quốc gia ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của tổ chức với các mức độ khác nhau.
- Chính trị pháp luật: luật lệ về thuế, bảo vệ môi trường, luật về thuê mướn…ảnh hưởng đến các hoạt động của tổ chức. Các yếu tố chính trị và pháp luật nhằm bảo vệ lợi ích và quyền lợi của quốc gia, tổ chức, cá nhân. Phân tích những yếu tố này giúp hạn chế đe dọa và tận dụng những cơ hội có thể đến với tổ chức.
- Văn hóa - xã hội, dân số - địa lý: nghề nghiệp, lối sống, mật độ dân số, tôn giáo…đều ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh của tổ chức. Những yếu tố này thường thay đổi chậm nên đôi khi khó nhận ra.
- Khoa học – cơng nghệ: sự chuyển giao công nghệ mới, sản phẩm mới…Với kỹ thuật mới sẽ giúp tổ chức sản xuất sản phẩm dịch vụ mới với chất lượng ngày càng cải thiện hơn, rút ngắn thời gian và hạ thấp chi phí.
Quá trình thực hiện đánh giá mơi trường vĩ mơ bên ngồi là q trình diễn ra liên tục, được nhiều nhà quản trị và nhiều bộ phận tham gia để hiểu rõ hơn qua đó thống nhất hơn giữa các thành viên của tổ chức. Bao gồm các bước đánh giá: thu thập, xử lý, đánh giá thông tin từ nhiều nguồn để sàng lọc ra những thơng tin có giá trị cao. Sau đó kết nối thơng tin lại với nhau nhằm tăng tính chính xác của thơng tin, đồng thời cũng rút ngắn thời gian xử lý thông tin.
2.3.3 Đánh giá các yếu tố bên ngồi: mơi trường vi mô
Mục tiêu của việc đánh giá này là đưa ra danh sách tóm gọn những cơ hội từ môi trường vi mô mà doanh nghiệp cần nắm bắt đồng thời tránh những đe dọa gây ra những thách thức cho doanh nghiệp.
- Đối thủ cạnh tranh: những tổ chức sản xuất ra các loại sản phẩm dịch vụ cùng lĩnh vực, giá cả…phục vụ cho từng đối tượng khách hàng mục tiêu.
- Người mua: là khách hàng, đối tượng phục vụ của tổ chức. Khách hàng quyết định sự sống còn của tổ chức. Để đáp ứng được nhu cầu của khách hàng, tổ chức cần phân loại khách hàng hiện tại và tương lai theo từng độ tuổi, tâm lý, địa lý. - Nhà cung cấp: là những tổ chức khác bán máy móc, nguyên liệu, nhân công…Tổ chức cần quan tâm vị trí của mình để chủ động tìm kiếm, hạn chế độc
- Sản phẩm thay thế: sản phẩm thay thế ảnh hưởng đến giá cả, có thể làm lợi nhuận của doanh nghiệp bị sụt giảm. Vì vậy tổ chức cần có kế hoạch phát triển và áp dụng công nghệ sản phẩm mới vào chiến lược của mình.
- Đối thủ tiềm năng: là những tổ chức ra đời sau cùng với công nghệ mới để cạnh tranh với sản phẩm hiện tại của tổ chức.
2.3.4 Đánh giá các yếu tố bên trong
Mục tiêu đánh giá môi trường nội bộ để xác định ưu, nhược điểm của tổ chức mình, đây là những yếu tố có thể tự kiểm sốt được. Phân tích kỹ những yếu tố này giúp ta phát huy những ưu điểm và giảm thiểu nhược điểm có thể gây bất lợi. Các yếu tố đó bao gồm:
- Quản trị: hoạch định, tổ chức, thúc đẩy, nhân sự và kiểm soát.
- Nghiên cứu và phát triển: giúp cho tổ chức phát triển hoặc tụt hậu về sản xuất, công nghệ mới, giá trị và chất lượng sản phẩm.
- Marketing: quá trình này thiết lập, dự báo và làm thỏa mãn các nhu cầu của khách hàng đối với sản phẩm, dịch vụ của mình. Hoạt động này bao gồm nghiên cứu, lựa chọn và định vị thị trường…Sau đó thực hiện thiết kế, tổ chức và kiểm tra các chiến lược sản phẩm, giá, phân phối và chiêu thị.
- Tài chính – Kế tốn: Đây là bộ phận có sự ảnh hưởng lớn đến các bộ phận khác trong tổ chức. Tổ chức cần phải có hệ thống tài chính vững mạnh thể hiện qua khả năng thanh tốn, các khoản nợ, vốn lưu động, vịng quay vốn và lượng tiền mặt. - Hệ thống thông tin: Một hệ thống thông tin hiệu quả giúp nâng cao sự tiếp nhận dữ liệu thô từ cả môi trường bên ngồi lẫn bên trong của tổ chức. Bên cạnh đó cịn giúp cho tổ chức kiểm sốt tốt trong việc phân tích và ra quyết định.
- Văn hóa tổ chức: thể hiện hành vi và tri thức của con người trong tổ chức qua đó tạo ra và ảnh hưởng trực tiếp đến nhận thức của họ. Phân tích các yếu tố văn hóa, đối nội, đối ngoại, đạo đức kinh doanh, khơng khí làm việc…