Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường công tác quản trị nguồn nhân lực tại công ty nhiệt điện sơn động TKV (Trang 25 - 30)

Kinh nghiệm của các công ty, tập đoàn trong nước và nước ngoài đã chỉ ra rằng, những tổ chức nào chú trọng tới hoạt động đào tạo và phát triển đều dễ dàng thành công trong kinh doanh. Đào tạo và phát triển đóng vai trò hoàn thiện trình độ, kỹ năng, kiến thức cho người lao động hay nói cách khác nó giúp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong tổ chức. Một cách tổng thể, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực được hiểu làcác hoạt động để duy trì và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của tổ chức, là điều kiện quyết định để các tổ chức có thể đứng vững và thắng lợi trong

môi trường cạnh tranh. Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực sẽ bao gồm hai nội dung chính là các hoạt động liên quan đến đào tạo và các hoạt động liên quan đến phát triển nguồn nhân lực.

Như vậy khi tìm hiểu khái niệm đào tạo và phát triển nguồn nhân lực chúng ta sẽ tiếp cận hai khái niệm sau đây:

Đào tạo: Là các hoạt động học tập để nâng cao trình độ, kỹ năng của người lao động để thực hiện có hiệu quả hơn chức năng và nhiệm vụ của mình.

Phát triển: Là các hoạt động học tập vượt ra khỏi phạm vi công việc trước mắt của người lao động, nhằm mở ra cho họ những công việc mới dựa trên cơ sở những định hướng tương lai của tổ chức.

Hiện nay các tổ chức trên thế giới đang ứng dụng rất nhiều phương pháp đào tạo và phát triển để nâng cao chất lượng nguồn vốn nhân lực của mình. Tuy nhiên mỗi phương pháp lại có những điều kiện áp dụng khác nhau, đồng thời cũng bộc lộ những ưu điểm và nhược điểm nhất định. Sau đây chúng ta cùng đi nghiên cứu một số phương pháp chủ đạo thường được các tổ chức sử dụng.

* Đào tạo trong công việc

Đây là phương pháp đào tạo được tổ chức trực tiếp tại nơi làm việc, theo đó người lao động sẽ được học những kỹ năng, kiến thức cần thiết cho công việc thông qua thực tế thực hiện công việc dưới sự hướng dẫn của những lao động lành nghề.

Hoạt động đào tạo trong công việc bao gồm những phương pháp cụ thể như:

- Đào tạo theo kiểu chỉ dẫn công việc: Phương pháp đào tạo này bắt đầu bằng việc cán bộ đào tạo sẽ giới thiệu cho người học về mục tiêu của công việc, chỉ dẫn tỉ mỉ từng bước để thực hiện công việc, sau đó người lao động làm thử, quan sát và sửa đổi cho đến khi họ thành thục các kỹ năng làm việc đó. Đây là phương pháp phổ biến để đào tạo cho công nhân sản xuất và một số vị trí công việc quản lý.

- Đào tạo theo kiểu học nghề: Chương trình đào tạo theo phương pháp này sẽ bao gồm hai phần, đó là học lý thuyết trên lớp và làm việc thực tế dưới sự hướng dẫn của những

công nhân lành nghề trong khoảng thời gian một vài năm. Phương pháp này giúp đào tạo nghề một cách hoàn chỉnh cho người lao động khi họ được tiếp cận cả lý thuyết lẫn thực hành và cũng là phương pháp thông dụng ở Việt Nam.

- Kèm cặp và chỉ bảo: Đây là phương pháp thường dùng để đào tạo cho cán bộ quản lý và các nhân viên giám sát. Có ba cách để kèm cặp là: Kèm cặp bởi người lãnh đạo trực tiếp, kèm cặp bởi người cố vấn, kèm cặp bởi người quản lý có kinh nghiệm hơn. Trên thực tế phương pháp này thường được áp dụng để hoàn thiện kỹ năng cho nhân viên (khi nhân viên đã có một trình độ chuyên môn nhất định) nhằm nâng cao năng suất và chất lượng hoàn thành công việc của những nhân viên đó.

- Luân chuyển và thuyên chuyển công việc: Phương pháp này cũng thường được áp dụng để đào tạo và phát triển cho cán bộ quản lý. Theo phương pháp này người quản lý được luân chuyển qua các bộ phận và vị trí công việc khác nhau nhằm gia tăng kiến thức và vốn hiểu biết trên nhiều lĩnh vực. Chính quá trình tích lũy kiến thức này sẽ giúp các nhà quản lý có cái nhìn bao quát hơn, qua đó đưa ra các quyết định quản trị hiệu quả hơn. Người ta có thể luân chuyển cán bộ quản lý theo các hướng sau: Luân chuyển sang những bộ phận khác nhưng có chức năng quyền hạn tương tự (ví dụ: Luân chuyển từ vị trí giám đốc chi nhánh Thái Nguyên sang làm giám đốc chi nhánh Bắc Giang); Cử đến nhận cương vị công tác mới ngoài lĩnh vực chuyên môn của họ (ví dụ: Chuyển từ vị trí trưởng phòng nhân sự công ty sang vị trí phó giám đốc kinh doanh chi nhánh); Bố trí luân chuyển trong nội bộ một nghề chuyên môn (ví dụ: Điều chuyển từ trưởng ban tiền lương sang trưởng ban tổ chức biên chế phòng Nhân sự).

Đối với hình thức đào tạo trong công việc thông thường sẽ bộc lộ một số ưu điểm như không yêu cầu về không gian và trang thiết bị đặc thù phục vụ cho hoạt động đào tạo và phát triển, có ý nghĩa thiết thực đối với người lao động, mang lại sự chuyển biến gần như là tức thời đối với người lao động và học viên sẽ ứng dụng chính những kiến thức và kỹ năng vừa được đào tạo vào công việc như kỳ vọng của những nhà quản lý, tạo điều kiện cho học viên được làm việc với những người đồng nghiệp trong tương lai của họ. Tuy nhiên, đào tạo trong công việc cũng tồn tại một số nhược điểm như: lý thuyết được trang bị một cách không có hệ thống dẫn đến việc nhân viên sẽ không hiểu hết bản chất công việc mình đang làm, học viên có thể bắt chước những động tác,

thói quen xấu của người dạy.

* Đào tạo ngoài công việc

Đây là hình thức đào tạo mà người lao động được tách hoàn toàn khỏi công việc đang thực hiện, bao gồm một số hình thức đào tạo sau:

- Tổ chức các lớp cạnh doanh nghiệp: Phương pháp này thường được áp dụng đối với những công việc khó, những công việc mang tính đặc thù đòi hỏi người lao động phải nắm vững cả lý thuyết lẫn thực hành để có thể triển khai được công việc. Các doanh nghiệp tổ chức đào tạo theo loại hình này sẽ thành lập các lớp đào tạo ở gần doanh nghiệp của mình với đầy đủ các trang thiết bị phục vụ cho hoạt động giảng dạy. Chương trình đào tạo này sẽ bao gồm 2 phần: học viên được học lý thuyết trên lớp do các kỹ sư, cán bộ có kinh nghiệm phụ trách giảng dạy, sau đó họ sẽ được thực hành ở các phân xưởng dưới sự hướng dẫn của những công nhân hoặc kỹ sư lành nghề. Ưu điểm lớn nhất của hình thức này là nhân việc được trang bị đầy đủ kiến thức cả về lý thuyết và thực hành tuy nhiên tổ chức phải có những trang thiết bị dạy học riêng và việc tổ chức các lớp cạnh doanh nghiệp có thể sẽ tốn kém các loại chi phí cho tổ chức.

- Cử đi học ở các lớp chính quy: Các doanh nghiệp có thể cử người lao động đi học tại các trường Đại học, cao đẳng hay trung cấp nghề (tùy thuộc vào đặc điểm yêu cầu công việc). Hình thức đào tạo này giúp người lao động được trang bị một cách bài bản và đầy đủ kiến thức liên quan đến chuyên môn, người học có thể tập trung vào việc học. Tuy nhiên, nó lại khá tốn kém và mất thời gian nên không thể tổ chức đào tạo một cách đồng loạt đối với tất cả nhân viên.

- Tổ chức các buổi giảng bài, hội nghị, hội thảo: Hình thức đào tạo này thường phù hợp với những khóa đào tạo ngắn ngày, theo đó doanh nghiệp sẽ tổ chức những buổi giảng bài, hội nghị, hội thảo ở tại doanh nghiệp hoặc một địa điểm nào đó đã được đinh sẵn. Người lao động sẽ được tham gia thảo luận theo từng chủ đề dưới sự hướng dẫn của người lãnh đạo nhóm, qua đó họ học được thêm những kiến thức và kỹ năng cần thiết. Hình thức này đơn giản, dễ tổ chức nhưng tốn nhiều thời gian và phạm vi áp dụng tương đối hạn hẹp.

- Đào tạo theo kiểu chương trình hóa, với sự trợ giúp của máy tính: Các chương trình đào tạo theo phương pháp này sẽ được viết sẵn trong đĩa mềm của máy tính và phát cho học viên. Học viên có thể sử dụng máy tính để tự học ở nhà, vì vậy đảm bảo sự linh động về thời gian, đồng thời cũng tiết kiệm được chi phí do không phải thuê giáo viên giảng dạy và các kinh phí tổ chức khác. Đây là hình thức đào tạo kỹ năng hiện đại đang được các công ty trên thế giới sử dụng một cách rộng rãi. Nhược điểm của hình thức này là chỉ áp dụng đối với một số lượng lớn nhân viên và yêu cầu những nhân viên đa năng trong thực hiện.

- Đào tạo theo phương thức từ xa: Đây là hình thức đào tạo mà người dạy và người học không trực tiếp gặp nhau tại một địa điểm mà thông qua các phương tiện nghe nhìn trung gian. Các phương tiện trung gian thường được sử dụng như sách, tài liệu học tập, băng hình, băng tiếng, đĩa CD và VCD, internet… Phương pháp này cũng có ưu điểm nổi bật là người học có thể bố trí được thời gian phù hợp với các kế hoạch cá nhân của mình, ngoài ra nó rút ngắn khoảng cách về địa lý khi người học có thể ở rất xa trung tâm đào tạo nhưng vẫn có thể tham gia các khóa học. Tuy nhiên, phương pháp đào tạo này muốn đạt kết quả cao đòi hỏi cần có sự chuyên môn hóa cao, người dạy cần đầu tư nhiều thời gian và công sức cho bài giảng và thiếu sự trao đổi cần thiết giữa giáo viên và học viên trong quá trình giảng dạy và học tập.

- Đào tạo theo kiểu phòng thí nghiệm: Là phương pháp đào tạo sử dụng nhiều đến các kỹ thuật như: bài tập tình huống, diễn kịch, mô phòng trên máy tính, trò chơi quản lý hoặc các bài tập giải quyết vấn đề. Những nội dung kể trên sẽ được đưa ra tại các buổi hội thảo để các học viên tham gia giải quyết, từ đó nâng cao kiến thức và kỹ năng giải quyết công việc trong từng tình huống thực tế. Tuy nhiên, nhược điểm là tốn nhiều công sức và thời gian để xây dựng các chương trình mẫu, người xây dựng phải vừa am hiểu lý thuyết và thực hành.

Ngoài ra trong một số trường hợp người ta còn sử dụng phương pháp mô hình hóa hành vi (tổ chức diễn kịch mô hình hóa lại các hành vi hợp lý trong các tính huống đặc biệt) và đào tạo kỹ năng xử lý công văn, giấy tờ áp dụng để đào tạo quản lý khi người học rơi vào tình huống nhần được rất nhiều công văn, giấy tờ trong một ngày làm việc và họ phải giải quyết chúng trong thời gian nhanh nhất.

* Phát triển nhân sự

Mỗi một doanh nghiệp đều phải có sự quy hoạch về nhân sự và các cán bộ trong doanh nghiệp để mỗi một cá nhân có cơ hội thử sức mình, bộc lộ các năng lực của mình để có cơ hội thăng tiến. Phát triển nhân sự là việc làm thường xuyên của mỗi doanh nghiệp xuất phát từ yêu cầu mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp có đủ nguồn nhân lực. Ngoài ra phát triển nhân sự còn giúp cho người lao động tìm ra được hướng đi cho mình, tạo cho họ môi trường thuận lợi để họ làm việc tốt hơn.

Nội dung của công tác phát triển nhân sự :

- Thăng tiến và bổ nhiệm nhân sự vào các chức vụ quản trị.

- Giải quyết chế độ cho nhân viên, quản trị viên khi họ rời bỏ doanh nghiệp.

- Tuyển dụng đội ngũ lao động mới.

Nguồn lực con người là một yếu tố quan trọng nhất trong doanh nghiệp. Muốn phát triển doanh nghiệp thì các nhà quản trị phải chú ý đến công tác phát triển nguồn lực con người trong doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường công tác quản trị nguồn nhân lực tại công ty nhiệt điện sơn động TKV (Trang 25 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)