Kinh nghiệm và bài học về quản trị nguồn nhân lực của một số nước trên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường công tác quản trị nguồn nhân lực tại công ty nhiệt điện sơn động TKV (Trang 36 - 38)

giới

Công nghiệp điện là một ngành có công nghệ cao, đòi hỏi phải có đội ngũ kỹ thuật viên và công nhân lành nghề. Do đó, việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, góp

phần nâng cao năng suất lao động được nhiều tập đoàn năng lượng thế giới chú trọng. Tại một số nước phát triển, ngành điện luôn duy trì đội ngũ nhân sự chuyên nghiệp có tay nghề cao. Những người này không nhất thiết phải được đào tạo chính quy, có bằng cấp khoa học, nhưng bù lại, họ có kinh nghiệm thực tiễn, có tay nghề chuyên môn cao, nắm vững quy trình công nghệ cơ bản và có nhiều ý tưởng sáng tạo, tìm tòi giải pháp rút gọn quy trình công nghệ, cải tiến kỹ thuật...

Còn ở Ấn Độ, để có được đội ngũ này, các công ty điện lực luôn chú trọng đến việc đào tạo nhân lực với tiêu chí cụ thể về thời gian đào tạo “ngắn hạn, chuyên sâu và thường xuyên”. Mặc dù mỗi năm Ấn Độ đều cho ra lò một số lượng lớn kỹ sư, kỹ thuật viên, nhưng khi bắt đầu vào làm việc trong ngành điện, họ đều phải trải qua những khóa đào tạo chuyên sâu về công nghệ. Các chương trình đào tạo được xây dựng dựa trên tiêu chuẩn do Ủy ban Năng lượng Nguyên tử và Năng lượng thay thế của Pháp (CEA) soạn thảo. Thời gian đào tạo kéo dài từ 6 đến 12 tháng đối với các kỹ sư, các nhà khai thác, giám sát viên và kỹ thuật viên, tùy theo vị trí công tác của từng người. Đặc biệt, đối với các bộ phận quan trọng, tần suất đào tạo tiến hành thường xuyên hơn, nhằm cập nhật liên tục những kỹ năng, công nghệ tiên tiến.

Điều quan trọng trong đào tạo nguồn nhân lực tại chỗ là không chỉ cần tập trung nâng cao kỹ năng, tiếp thu công nghệ mới mà cần hướng dẫn người lao động sở hữu những kỹ năng mềm phù hợp với năng lực, rèn luyện thái độ, trách nhiệm của mỗi người trong phạm vi trách nhiệm được giao. Từ trước đến nay, chúng ta chỉ chú trọng đào tạo chuyên môn, việc phát triển kỹ năng mềm đang bị bỏ quên trong hầu hết các đơn vị, dẫn đến kết quả là văn hóa ứng xử trong công việc kém, ảnh hưởng lớn đến năng suất lao động.

Một nghiên cứu năm 2007 của Trường kinh doanh Kellogg, Đại học Northwestern, Mỹ cho thấy, sáng chế kỹ thuật của cá nhân đã dần dần được thay thế bằng sáng chế của các nhóm nghiên cứu, đặc biệt là trong ngành Công nghiệp. Do vậy, kỹ năng mềm đóng một vai trò quan trọng, giúp doanh nghiệp xây dựng một đội ngũ nhân viên giỏi.

"Ví dụ, khi thiết kế một máy biến áp cho đường dây tải điện cao áp, các công ty cần phải có một đội ngũ kỹ sư, chuyên gia, nhân viên hành chính… làm việc cùng nhau và có khả năng giao tiếp với khách hàng, các nhà thầu phụ, cơ quan quản lý… Điều gì sẽ ảnh hưởng lớn đến khả năng thành công của dự án nếu các thành viên trong nhóm không thể giao tiếp được với nhau, hoặc không biết cách chia sẻ trách nhiệm và chịu trách nhiệm trong làm việc nhóm?” Đó là ý kiến của Hiệp hội những người làm công tác đào tạo và phát triển Mỹ (ASTD).

Thực tế cho thấy, sự thiếu hụt đội ngũ lao động vừa có chuyên môn cao, vừa phát triển tốt kỹ năng quản lý đã làm giảm năng suất và lợi nhuận của nhiều doanh nghiệp. Vì vậy, các công ty đã ra sức cạnh tranh, thu hút tài năng trẻ, dẫn tới chi phí dành để trả lương tăng cao, ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp.

Trong khi đó, ngành điện trên thế giới vẫn thiếu sức thu hút đối với các tài năng trẻ, mặc dù đây là một lĩnh vực có lương bổng tốt, có nhiều cơ hội phát triển sự nghiệp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường công tác quản trị nguồn nhân lực tại công ty nhiệt điện sơn động TKV (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)