Kinh nghiệm và bài học về quản trị nguồn nhân lực của các nhà máy điện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường công tác quản trị nguồn nhân lực tại công ty nhiệt điện sơn động TKV (Trang 38 - 43)

trong nước

Tính tới hiện tại, số lượng cán bộ công nhân lực của Tập đoàn Điện lực Việt Nam đã đạt hơn 105 nghìn người, trong đó trình độ Đại học hơn 33 nghìn người; Cao đẳng và Trung học khoảng 26 nghìn người và sau Đại học là hơn 1,8 nghìn người. Xét về cơ cấu về trình độ đào tạo là tương đối hợp lý, số lao động ở trình độ đại học, sau đại học có tốc độ tăng nhanh hơn so với các trình độ khác. Như vậy, tính đến thời điểm này thì lực lượng lao động đã qua đào tạo chiếm gần như tuyệt đối, lao động có trình độ đại học trở lên chiếm tỷ lệ cao, nguồn nhân lực của EVN có hàm lượng chất xám tương đối cao so với các Tập đoàn năng lượng trong nước như Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam, Tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam hay Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam. Nếu chú ý về về độ tuổi, lực lượng lao động của EVN còn trẻ, sự phân bố độ tuổi vừa đảm bảo sự tích lũy kinh nghiệm của lao động, vừa có khả năng tiếp nhận các công nghệ mới, thuận lợi cho việc sẵn sàng cống hiến trong những giai đoạn tình hình sản xuất - kinh doanh, đầu tư của EVN.

- Công ty Nhiệt điện Mông Dương thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam đang quản lý vận hành Nhà máy Nhiệt điện Mông Dương công suất 1080 MW, cung cấp cho hệ

thống điện quốc gia khoảng 6 tỷ kWh/năm góp phần đảm bảo an ninh năng lượng cho đất nước phát triển công nghiệp. Nhà máy Nhiệt điện Mông Dương không ngừng được nâng cấp và ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất điện, đồng thời áp dụng có hiệu quả hệ thống tiêu chuẩn ISO 9001: 2015 để quản lý, vận hành Nhà máy và giải pháp đảm bảo an ninh thông tin theo tiêu chuẩn ISO/IEC 27001: 2013. Những năm qua, Công ty luôn đề cao nhiệm vụ phát điện an toàn, liên tục và kinh tế. Hàng năm, Công ty đều hoàn thành tốt nhiệm vụ vận hành sản xuất điện, vượt kế hoạch sản lượng điện được giao, thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu tối ưu chi phí, bảo đảm an toàn trong sản xuất, không để xảy ra tai nạn lao động.

Xác định yếu tố con người là cốt lõi và có giá trị lâu dài trong văn hóa doanh nghiệp, Công ty chú trọng đầu tư, đào tạo nâng cao trình độ kỹ thuật, nghiệp vụ cho CBCNV. Công ty đã xây dựng kế hoạch đào tạo phù hợp với tình hình thực tế và định hướng cho sự phát triển nguồn nhân lực trong tương lai; khuyến khích CBCNV đưa ra những ý tưởng sáng tạo vào hoạt động sản xuất.

Hàng năm, Công ty luôn tạo điều kiện cho người lao động tham gia các khóa đào tạo trong và ngoài nước nhằm trao đổi kinh nghiệm về quy trình sản xuất điện cũng như cách thức tổ chức quản lý và bố trí lao động ở các nước tiên tiến trên thế giới. Tính đến nay, Công ty đã cử đi đào tạo 1.731 lượt người, trong đó có 6 lượt đào tạo tại nước ngoài như: Đào tạo vận hành và sửa chữa nhà máy nhiệt điện than tại Nhật Bản (5 lượt). Những khóa đào tạo này đã giúp cho Công ty có được đội ngũ CBCNV có tay nghề cao, chuyên môn giỏi, tiếp thu kịp thời kỹ thuật mới và sẵn sàng đảm nhận việc quản lý, vận hành sản xuất điện.

Đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý, vận hành được đào tạo bài bản, chủ động và có trách nhiệm, đáp ứng yêu cầu công việc, có khả năng xử lý nhanh các tình huống sự cố xảy ra. Thực tế, ít có đơn vị nào trong ngành điện lại sở hữu đội ngũ lao động trình độ cao như Nhiệt điện Mông Dương. Trong tổng số 372 CBCNV thì số người có trình độ đại học và trên đại học là 214 người, chiếm 57,52%.

Với đội ngũ lãnh đạo và CBCNV đều còn rất trẻ, có trình độ, năng động được quản lý vận hành một nhà máy hiện đại, công nghệ tiên tiến, cùng với sự đoàn kết, đồng lòng

chính là động lực để Công ty Nhiệt điện Mông Dương vượt qua mọi khó khăn không ngừng lớn mạnh, bảo đảm sản xuất điện an toàn, ổn định và kinh tế, hoàn thành tốt những nhiệm vụ mà Tập đoàn Điện lực Việt Nam và Tổng Công ty Phát điện 3 giao. - Công ty Nhiệt điện Phú Mỹ thuộc Tổng công ty Phát điện 3 từ một nhà máy quản lý vận hành sản xuất điện với 2 tổ máy có tổng công suất 288 MW vào năm 1997, đến nay Công ty đã quản lý vận hành 13 tổ máy phát điện có tổng công suất là 2.540 MW, hàng năm cung cấp cho hệ thống điện quốc gia hơn 16 tỷ kWh, chiếm khoảng 18 % sản lượng điện miền Nam và khoảng 8,4 % sản lượng điện toàn hệ thống điện Việt Nam. Với nhiệm vụ chính là vận hành sản xuất điện, trong những năm qua, Công ty luôn đề cao nhiệm vụ phát điện an toàn, liên tục và kinh tế. Hàng năm, Công ty đều hoàn thành tốt nhiệm vụ vận hành sản xuất điện, đạt và vượt kế hoạch sản lượng điện của EVN/EVNGENCO 3 giao, thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu tối ưu hóa chi phí (suất sự cố, tỷ lệ tiết kiệm điện tự dùng, tỷ lệ tiết kiệm nhiên liệu, hệ số khả dụng); bảo đảm an toàn trong sản xuất, không để xảy ra tai nạn lao động.

Với phương châm: “Vận hành an toàn, liên tục, kinh tế”, “chìa khóa” thành công Công ty Nhiệt điện Phú Mỹ là chú trọng đào tạo, nâng cao trình độ kỹ thuật, chuyên môn nghiệp vụ cho CBCNV. Đến nay, lực lượng lao động của Công ty là 309 người, trong đó, lao động có trình độ đại học và trên đại học là 167 người, chiếm 54,05%. Đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý, chuyên môn nghiệp vụ, kỹ thuật đã được đào tạo bài bản, chủ động và có trách nhiệm trong công việc, tự học hỏi và đáp ứng yêu cầu công việc, có khả năng xử lý nhanh các tình huống sự cố xảy ra, đảm nhận việc quản lý, vận hành các nhà máy phát điện tua bin khí có công nghệ hiện đại, tiên tiến nhất hiện nay. Bên cạnh đó, các Nhà máy điện Phú Mỹ không ngừng được nâng cấp và ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, đồng thời áp dụng có hiệu quả hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001 và ISO/IEC 17025:2005. Đội ngũ vận hành thường xuyên được đào tạo, nâng cao tay nghề để nắm bắt quy trình công nghệ mới và hiện đại, tiết giảm nhân sự quản lý vận hành, nâng cấp cải tiến thiết bị để nâng cao hiệu suất của tổ máy. Bên cạnh đó, để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và năng suất lao động, Công ty xây dựng kế hoạch đào tạo phù hợp với tình hình thực tế và định hướng cho sự phát triển nguồn nhân lực trong tương lai; khuyến khích CBCNV đưa ra những ý kiến, ý

tưởng sáng tạo vào hoạt động sản xuất, kinh doanh của Công ty và trong công tác chuyên môn nghiệp vụ.

Công ty cũng xác định nguồn lực lao động này là nhân tố cốt lõi và có giá trị lâu dài, vì vậy phải không ngừng nâng cao năng lực cả về chuyên môn cũng như kinh nghiệm thực tế. Hàng năm, Công ty luôn tạo điều kiện để người lao động tham gia các khóa đào tạo trong và ngoài nước, đào tạo ngắn hạn và dài hạn, các khóa học nhằm trao đổi, học tập kinh nghiệm về quy trình sản xuất điện cũng như cách thức tổ chức quản lý và bố trí lao động ở các nước tiên tiến trên thế giới. Có thể kể đến các khóa đào tạo chuyên sâu về chuyên gia SFC; tham gia hội thảo của các nhà máy sử dụng tua bin khí, đào tạo huấn luyện hệ thống điều khiển DCS Netmation tại các Tập đoàn lớn trên thế giới. Những khóa đào tạo này đã giúp cho Công ty có được đội ngũ CBCNV có tay nghề cao, chuyên môn giỏi, tiếp thu kịp thời chuyên môn kỹ thuật mới. Nhờ đó Công ty đã làm chủ được công nghệ phát điện tiên tiến trên thế giới và sẵn sàng đảm nhận việc quản lý, vận hành các tổ máy phát điện có công nghệ hiện đại với công suất lớn và kỹ thuật cao.

Với bề dày kinh nghiệm hơn 20 năm quản lý, vận hành, cùng với sự đoàn kết, trách nhiệm, Công ty Nhiệt điện Phú Mỹ không ngừng lớn mạnh, bảo đảm sản xuất điện an toàn, liên tục và kinh tế, giữ vững an ninh năng lượng của hệ thống điện Quốc gia, tập trung đẩy mạnh công tác đào tạo nguồn nhân lực để góp phần tích cực vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Kết luận chương 1

Trong phần trên đã nghiên cứu lý thuyết về nguồn nhân lực của Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp nói riêng. Nguồn nhân lực có một vai trò hết sức quan trọng trong việc tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Công tác quản trị nguồn nhân lực trong các doanh nghiệp có vai trò quan trọng trong việc phát triển và đầy mạnh hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực góp phần thúc đầy hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp.

Trong chương này còn tập hợp một số kinh nghiệm về quản trị nguồn nhân lực của một số nước trên thế giới, tổng kết một số thực trạng về nguồn nhân lực trong một số công ty

nhiệt điện tại Việt Nam. Qua đó thấy được những thách thức và trách nhiệm to lớn mà ngành điện lực đã và đang trải qua, cũng đã rút ra một số kinh nghiệp và bài học cho quản trị nhân lực tại Việt Nam và thấy rằng công tác quản trị nguồn nhân lực trong ngành điện nói chung và trong các nhà máy nhiệt điện nói riêng là vô cùng quan trọng.

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY NHIỆT ĐIỆN SƠN ĐỘNG - TKV

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường công tác quản trị nguồn nhân lực tại công ty nhiệt điện sơn động TKV (Trang 38 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)