Những cơ hội và thách thức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường công tác quản trị nguồn nhân lực tại công ty nhiệt điện sơn động TKV (Trang 83 - 87)

Công ty Nhiệt điện Sơn Động - TKV là một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh sử dụng nhiều lao động kỹ thuật, sản phẩm mang tính chất đặc trưng. Trong những năm qua các cán bộ quản lý, quản đốc sản xuất của công ty được trang bị thêm nhiều kiến thức về quản lý, về kinh tế thị trường cũng như quản trị kinh doanh. Hoạt động sản xuất kinh doanh vẫn được nhiều ưu đãi của Chính phủ và của công ty mẹ. Đội ngũ người lao động cũng không ngừng được nâng cao các kiến thức về kỹ thuật, nâng cao trình độ chuyên môn.

Tuy nhiên, trong những năm vừa qua, công ty nhiệt điện Sơn Động - TKV nói riêng và các công ty nhiệt điện nói chung đều gặp phải rất nhiều khó khăn từ phía nguyên liệu đầu vào. Theo GS Trần Đình Long - Phó chủ tịch Hiệp hội Điện lực, trong khi nhiều nước có nguồn nhiệt điện than đều có cam kết, hợp đồng dài hạn với các quốc gia có nguồn than lớn thì Việt Nam lại chưa có, nghĩa là các nhà máy vẫn phải tự lo nguồn nhiên liệu cho mình. Còn đối với nguồn than trong nước thì cũng bị hạn chế bởi vì trữ lượng không tập trung, chi phí khai thác ngày càng cao. Ngoài ra, các trung tâm nhiệt

điện lớn đều nằm ở miền Trung và miền Nam khiến việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, kho bãi, vận chuyển gặp nhiều khó khăn, dẫn đến giá thành sản xuất điện cao và có thể là “gánh nặng” trong tương lai.

Theo báo cáo từ Bộ Công Thương, đến năm 2020, tổng công suất nhiệt điện than khoảng 20.000 MW, chiếm 49,3% tổng lượng điện sản xuất với mức tiêu thụ khoảng 63 triệu tấn than; Năm 2030, tổng công suất khoảng 55.300 MW, chiếm 53,2% điện sản xuất, tiêu thụ khoảng 129 triệu tấn than.

Nhiều ý kiến cho rằng, để cung cấp nhiên liệu cho các nhà máy nhiệt điện than, Việt Nam sẽ phải nhập khẩu khoảng 90 triệu tấn than/năm sau giai đoạn 2030. Đây là áp lực không nhỏ trong việc đảm bảo cung ứng đủ than cho nhiệt điện.

Ông Nguyễn Tài Anh, đại diên Tập đoàn Điện lực EVN cho hay, với các nhà máy nhiệt điện sử dụng nguyên liệu than, đến năm 2020, nhu cầu than cho phát triển điện lên tới 61,8 triệu tấn đối với phương án cơ sở và có thể lên đến 68,5 triệu tấn đối với phương án cao.

Trong khi đó, nguồn than nội địa cho phát triển nhiệt điện nguồn cung cấp từ Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam và Tổng công ty Đông Bắc sẽ không đủ cung cấp cho các nhà máy nhiệt điện theo Quy hoạch phát triển Điện lực Quốc gia.

Năm 2016, Việt Nam đã bắt đầu nhập khẩu than cho dự án Nhiệt điện Duyên Hải 3; Năm 2017, nhập khẩu 4,5 triệu tấn; Năm 2020, lượng than cần nhập khoảng 24 triệu tấn. Tỷ trọng khối lượng than nhập khẩu trong khối lượng than cần cho phát điện ngày càng tăng lên. Như vậy, việc đảm bảo than cho phát điện sẽ là vấn đề rất quan trọng. Theo đại diện Hiệp hội Năng lượng Việt Nam, các nhà máy nhiệt điện than tại miền Trung Nam bộ, vùng Duyên Hải, có địa hình sông ngòi, cự ly vận chuyển xa, phương án tốt nhất là vận chuyển bằng đường sông. Tuy nhiên, năng lực vận chuyển đường sông nội địa trên toàn quốc là rất thấp, chỉ được khoảng 10 triệu tấn/năm. Ngoài ra, Việt Nam vẫn chưa có cảng nào có khả năng tiếp nhận trực tiếp tàu có trọng đến 100.000 DWT.

Khoáng sản Việt Nam (TKV) đã cân đối nguồn cung cấp để đảm bảo phân phối than phù hợp với nhu cầu các hộ tiêu thụ trước nhu cầu tiêu thụ than trong nước tăng cao. TKV phân phối theo nguyên tắc ưu tiên hàng đầu giao than cho các nhà máy nhiệt điện phía Nam như Nhiệt điện Duyên Hải 1, Nhiệt điện Vĩnh Tân 2, Nhiệt điện Vũng Áng...

Cùng với đó, Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoang sản Việt Nam cũng đẩy nhanh tiến độ các dự án xây dựng mỏ mới, mở rộng sản xuất, các dự án lớn như khai thác mỏ Khe Chàm II – IV và Dự án Hầm lò mỏ Núi Béo.... Mục tiêu đến năm 2020, sản lượng than thương phẩm sản xuất toàn ngành đạt gần 50 triệu tấn, năm 2030 đạt khoảng từ 55-57 triệu tấn. Đây là thách thức không nhỏ với ngành than, đặc biệt là vấn đề ưu tiên đảm bảo nguồn cung cấp ổn định, lâu dài với số lượng than cho sản xuất điện.

Theo khảo sát của TKV, các nước có khả năng xuất khẩu than cho Việt Nam gồm Australia, Indonesia, Nam Phi và Nga... Trong ngắn hạn nên tập trung vào thị trường Australia, Indonesia, còn về dài hạn có thể mở rộng thị trường nhập khẩu sang Nga, Nam Phi... Tuy nhiên, với khối lượng dự báo lớn, việc nhập khẩu than để đảm bảo sản xuất điện sẽ là rất khó khăn.

Không chỉ đối diện với thách thức về nguồn cung nguyên liệu, như tất cả các Công ty Nhiệt điện khác trên cả nước, Công ty Nhiệt điện Sơn Động – TKV còn rất nhiều khó khăn khi đối diện với vấn đề môi trường.

Theo thống kê, hiện nay Việt Nam có khoảng 30 nhà máy nhiệt điện than đang vận hành, chủ yếu ở các tỉnh phía Bắc và một số tại khu vực phía nam như: Vĩnh Tân 2, Vĩnh Tân 4, tổ máy 1 của Vĩnh Tân 1; Duyên Hải 1 và 3. Theo, Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) đến năm 2020, nhiệt điện than với quy mô 25.620MW chiếm 42,7% công suất sẽ cung cấp khoảng 130 tỉ kWh chiếm 49,3% điện năng toàn hệ thống. Dự kiến đến năm 2030, nhiệt điện than có tổng công suất 53.890MW chiếm 42,6% tổng công suất, cấp 304,3 tỉ kWh chiếm 53,2% điện năng toàn hệ thống.

thì nhiệt điện than khoảng 1,15 (2020) đến 1,25 (2030), trong khi đó năng lượng tái tạo là 0,65 (2020) và 0,5 (20-30). “Trên cơ sở phân tích tỉ trọng các dạng nguồn năng lượng điện trong Quy hoạch điện VII, có thể khẳng định nhiệt điện than hiện tại và trong thời gian đến năm 2030 vẫn giữ vai trò chính trong việc đảm bảo cung cấp năng lượng điện cho Hệ thống điện toàn quốc.

Tuy đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp điện, nhưng trên thực tế việc phát triển các dự án nhiệt điện than đã và đang đối mặt khá nhiều khó khăn, thách thức, điển hình là vấn đề môi trường. Do các nhà máy nhiệt điện đốt than đã gây ô nhiễm môi trường, làm ảnh hưởng đến cuộc sống của dân cư xung quanh nhà máy. Đây là một trong những lý do dẫn đến việc lựa chọn địa điểm đầu tư xây dựng các nhà máy nhiệt điện than ngày càng gặp khó khăn do không nhận được sự ủng hộ của địa phương, người dân nơi dự kiến xây dựng nhà máy.

Theo đại diện Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo (Bộ Công Thương) khi lập các dự án đều phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường và các giải pháp xử lý tro xỉ, khí thải, chất lỏng... phải tuân thủ quy chuẩn về môi trường mới được phê duyệt. Do đó nếu cho rằng, cứ phát thải là nguy hiểm thì sẽ “cực đoan” đối với nhiệt điện và theo các kết quả thí nghiệm thành phần than, tro xỉ không chứa chất độc hại, tro xỉ là vật liệu xây dựng rất tốt.

Và theo một báo cáo của Bộ Xây dựng, hiện nay tổng lượng tro, xỉ do các nhà máy nhiệt điện thải ra khoảng 15 triệu tấn/năm và đến năm 2020 con số này là 30 triệu tấn/năm. Số chất thải này chủ yếu được chôn lấp tại bãi thải xỉ của các nhà máy với diện tích đất quy hoạch cho các bãi thải xỉ đã lên tới gần 2.000ha nhưng nhiều nhất cũng chỉ được 3-5 năm. Một số rất ít tro xỉ được sử dụng để sản xuất vật liệu không nung như gạch, vữa, phụ gia cho xi măng, bê tông đầm lăn ở các thủy điện... nhưng cũng chỉ đạt khoảng 5% tổng lượng tro xỉ thải ra. Chính điều này sẽ gây nhiều hệ lụy cho môi trường, xã hội, ảnh hưởng đến đời sống, sinh hoạt của người dân.

Ngoài những khó khăn, thách thức trên, dưới góc độ kinh tế, việc phát triển nhiệt điện than nói chung và Công ty Nhiệt điện Sơn Động nói riêng còn phải đối diện với không ít rủi ro và áp lực về giá. Bên cạnh đó, mặc dù nhà máy nhiệt điện than đều tính toán lựa

chọn cho mình một công nghệ phù hợp trước khi đầu tư, nhưng thực thế, với sự phát triển công nghệ như hiện nay có thể xử lý tương đối triệt để các chất độc hại thải ra từ các nhà máy, giảm thiểu tối đa gây ô nhiễm ra môi trường nhưng việc đầu tư lại quá tốn kém. Chính điều này làm tăng giá thành sản xuất và giá bán điện trên thị trường.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường công tác quản trị nguồn nhân lực tại công ty nhiệt điện sơn động TKV (Trang 83 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)