Cho vay ưu đãi theo chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước

Một phần của tài liệu 0731 mở rộng cho vay ưu đãi theo chỉ đạo của NH nhà nước tại NHTM CP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh hà nội luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 29 - 37)

Trên cơ sở chỉ đạo của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã ban hành chỉ thị về tổ chức thực hiện chính sách tiền tệ qua các năm. Trong

đó, NHNNcó những chỉ đạo cụ thể đối với các đơn vị tại trụ sở NHNN, các NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các tổ chức tín dụng. Trong phạm vi nghiên cứu luận văn chú trọng đề cập đến những chỉ đạo cụ thể của NHNNđối với các tổ chức tín dụng.

Thông qua việc ban hành Chỉ thị 01/CT-NHNN ngày 13/02/2012, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chỉ đạo chính sách tiền tệ chặt chẽ, thận trọng, linh hoạt, phối hợp hài hòa với chính sách tài khóa nhằm ổn định thị trường tiền tệ, đảm bảo khả năng thanh khoản của các tổ chức tín dụng; kiểm soát tốc độ tăng tổng phương tiện thanh toán khoảng 14-16% và tín dụng khoảng 15- 17%; giảm mặt bằng lãi suất ở mức hợp lý phù hợp với diễn biến kinh tế vĩ mô, điều hành tỷ giá linh hoạt phù hợp với diễn biến thị trường và cung - cầu ngoại tệ; bảo đảm hoạt động của hệ thống các tổ chức tín dụng an toàn, tuân thủ theo quy định của pháp luật về tiền tệ và hoạt động ngân hàng. Thực hiện các giải pháp tạo điều kiện thuận lợi cho việc chuyển dịch cơ cấu tín dụng theo hướng ưu tiên tập trung vốn hỗ trợ cho vay lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, sản xuất hàng xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp nhỏ và vừa sử dụng nhiều lao động, các dự án, phương án có hiệu quả; kiểm soát tỷ trọng dư nợ cho vay đối với các lĩnh vực không khuyến khích so với tổng dư nợ cho vay không quá 16%. Thực hiện các biện pháp kiểm soát tăng trưởng tín dụng bằng ngoại tệ phù hợp với mục tiêu chính sách tiền tệ và chủ trương hạn chế đô la hóa trong nền kinh tế. Rà soát, sửa đổi, bổ sung các cơ chế, chính sách về tín dụng phù hợp với Luật các tổ chức tín dụng và điều kiện thực tế để kiểm soát chặt chẽ và đảm bảo an toàn hoạt động cấp tín dụng của các tổ chức tín dụng, hạn chế các rủi ro phát sinh.

Năm 2013, thực hiện Nghị quyết 01/NQ-CP và Nghị quyết 02/NQ-CP ngày 07/01/2013 của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành Chỉ thị số 01/CT-NHNN ngày 31/01/2013 về tổ chức thực hiện chính sách

tiền tệ và đảm bảo hoạt động ngân hàng an toàn, hiệu quả năm 2013. Chỉ thị 01/CT-NHNN định hướng tổng phương tiện thanh toán tăng khoảng 14-16%, tín dụng tăng khoảng 12% và căn cứ vào diễn biến, tình hình thực tế để điều chỉnh phù hợp. Triển khai động bộ các giải pháp về quản lý, thanh tra giám sát, hoàn thiện thể chế để củng cố trật tự trên thị trường tiền tệ, tín dụng, ngoại hối, tỷ giá, thị trường vàng, bảo đảm hoạt động của hệ thống các tổ chức tín dụng an toàn, tuân thủ theo quy định của pháp luật về tiền tệ và hoạt động ngân hàng. Triển khai quyết liệt các giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường, giải quyết nợ xấu theo chỉ đạo của Chính phủ tại Nghị quyết 02/NQ-CP. Về thực hiện các giải pháp mở rộng tín dụng có hiệu quả để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế ở mức hợp lý, góp phần kiềm chế lạm phát, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường, Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo các tổ chức tín dụng một số nội dung chính như sau:

- Kiểm soát tốc độ tăng trưởng tín dụng năm 2013 phù hợp với chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng tối đa theo thông báo của NHNN; ưu tiên tập trung vốn hỗ trợ cho vay lĩnh vực nông nghiệp, sản xuất hàng xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao, doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động, các dự án có hiệu quả; kiểm soát chặt chẽ các yêu cầu vay vốn tiềm ẩn nguy cơ rủi ro cao, tăng trưởng tín dụng bằng ngoại tệ phù hợp với khả năng huy động vốn và chủ trương hạn chế đô la hoá trong nền kinh tế.

- Xem xét dành một lượng vốn hợp lý để cho vay đối với các đối tượng mua nhà ở xã hội, doanh nghiệp chuyển đổi công năng của dự án đầu tư sang dự án nhà ở xã hội theo chỉ đạo của Chính phủ tại Nghị quyết 02/NQ-CP ngày 07/01/2013 với lãi suất hợp lý, kỳ hạn trả nợ phù hợp với kỳ hạn của nguồn vốn và khả năng trả nợ của khách hàng.

- Rà soát, đẩy nhanh tiến độ phê duyệt cấp tín dụng đối với các dự án sản xuất kinh doanh hiệu quả, có khả năng thu hồi vốn cao; đối với các dự án có nhu cầu vay vốn lớn, vượt quá khả năng đáp ứng của tổ chức tín dụng, tổ chức tín dụng chủ động xem xét thực hiện theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng.

- Tiếp tục triển khai quyết liệt các giải pháp tháo gỡ khó khăn trong quan hệ tín dụng giữa tổ chức tín dụng và khách hàng nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng theo đúng quy định của pháp luật. Đồng thời, nghiên cứu để xem xét triển khai các gói sản phẩm tín dụng dựa trên các chuỗi liên kết từ sản xuất đến tiêu dùng nhằm nâng cao hiệu quả và giảm chi phí hoạt động cho vay, hỗ trợ khách hàng vay vốn đầu tư, sản xuất kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm như cho vay theo chuỗi người nuôi - thu mua - chế biến thuỷ sản xuất khẩu, cho vay liên kết giữa chủ đầu tư - nhà thầu xây dựng - nhà cung cấp vật liệu xây dựng - người mua nhà.

- Nghiêm túc thực hiện lãi suất huy động và cho vay theo các quy định và chỉ đạo của NHNN, áp dụng mức lãi suất cho vay hợp lý trên cơ sở lãi suất huy động và mức độ rủi ro của khoản vay, tiết kiệm chi phí, giảm tối đa các chi phí quản lý, quảng cáo, khuyến mại và chi phí hoạt động để có điều kiện giảm lãi suất cho vay, áp dụng mức thu phí hợp lý nhằm chia sẻ khó khăn với khách hàng vay.

Năm 2014, với định hướng tổng phương tiện thanh toán tăng khoảng 16-18%, tín dụng tăng khoảng 12-14%, nội dung Chỉ thị 01/CT-NHNN ngày 15/01/2014 Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chỉ đạo tiếp tục thực hiện các giải pháp nêu trên. Bên cạnh đó, các tổ chức tín dụng được chỉ đạo:

- Tổ chức, triển khai các chương trình, chính sách tín dụng theo chỉ đạo của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ, như: Chương trình cho vay hỗ trợ nhà ở theo Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 07/01/2013; chính sách cho vay đối

với chăn nuôi, thủy sản tại Công văn số 1149/TTg-KTN; chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp theo quy định tại Quyết định số 68/2013/QĐ-TTg; cho vay thu mua, tạm trữ lương thực, cà phê... và các chương trình, chính sách tín dụng theo chỉ đạo khác của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ trong năm 2014; cân đối nguồn vốn phục vụ kịp thời cho Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

- Không được thu các loại phí liên quan đến khoản vay(trừ một số khoản phí quy định tại Thông tư số 05/2011/TT-NHNN ngày 10/3/2011 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về thu phí cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng). Áp dụng mức thu phí hợp lý đối với các khoản phí được thu theo quy định của pháp luật nhằm chia sẻ khó khăn đối với khách hàng vay; niêm yết công khai các loại phí và mức phí được thu theo quy định của pháp luật.

Ngày 24/7/2014, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã có văn bản số 5342/NHNN-TTGSNH yêu cầu các tổ chức tín dụng triển khai thực hiện một số giải pháp nhằm giải quyết khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, cụ thể:

-Chủ động tiếp cận với các khách hàng có nhu cầu vay vốn để tư vấn, hỗ trợ về việc hoàn thiện các thủ tục, hồ sơ vay vốn nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng tiếp cận nguồn vốn vay ngân hàng; ưu tiên tập trung vốn cho vay đối với các dự án trọng điểm, dự án lớn có hiệu quả và các lĩnh vực ưu tiên theo chủ trương của Chính phủ và quy định của pháp luật.

- Xây dựng quy trình thu thập, khai thác thông tin về đánh giá tín nhiệm, hoạt động của khách hàng từ các tổ chức hoạt động chính thức (Trung tâm thông tin tín dụng quốc gia Việt Nam, các tổ chức xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp...), kết hợp với hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của tổ chức

tín dụng để nâng cao hiệu quả thẩm định và đánh giá mức độ tín nhiệm của khách hàng vay nhằm tăng cường khả năng cho vay không có bảo đảm bằng tài sản, đơn giản hóa thủ tục cho vay, cơ cấu lại các khoản vay vốn có lãi suất cao trước đây, đảm bảo an toàn hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài theo quy định của pháp luật.

Đồng thời với những chỉ đạo chung về chính sách tiền tệ, đặc biệt là chỉ đạo về tiếp cận, triển khai cho vay hỗ trợ các doanh nghiệp thuộc năm ngành nghề, lĩnh vực kinh tế theo chỉ đạo của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cũng quy định cụ thể về lãi suất tối đa cho vay ngắn hạnVNĐ áp dụng

(Nguồn: Tổng hợp từ chỉ đạo của NHNN qua các thời kỳ)

Về điều hành lãi suất, nếu như năm 2011 Ngân hàng Nhà nước Việt Nam khống chế trần lãi suất huy động nhằm mục đích kéo lãi suất cho vay hạ xuống, tạo điều kiện hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong năm lĩnh vực, ngành nghề kinh tế ưu tiên thì từ năm 2012 đến nay, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã ban hành những quy định về mức lãi suất tối đa cho vay ngắn hạn VNĐ

đối với các doanh nghiệp này. Thông tư 33/2012/TT-NHNN ngày 04/5/2012 quy định:Lãi suất cho vay ngắn hạn bằng đồng Việt Nam tối đa bằng (=) lãi suất tối đa đối với tiền gửi bằng đồng Việt Nam có kỳ hạn từ 1 tháng trở lên do NHNN quy định cộng (+) 3%/năm. Như vậy, việc quy định trần lãi suất cho vay ưu đãi vẫn phụ thuộc vào trần lãi suất huy động và không thống nhất trong hệ thống Ngân hàng. Từ 8/6/2012, NHNN quy định cụ thể mức trần lãi suất cho vay đối với các lĩnh vực, ngành nghề ưu tiên. Qua năm lần điều chỉnh, mức lãi suất tối đa cho vay ngắn hạn bằng VNĐ đối với các doanh nghiệp ưu tiên đã giảm đều đặn xuống còn 7%/năm từ 29/10/2014 thay vì mức 13%/năm thời điểm tháng 6/2012. Đây là một trong những biểu hiện rõ nhất cho quyết tâm tháo gỡ khó khăn trong sản xuất kinh doanh, tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn tín dụng lãi suất thấp. Từ đó, doanh nghiệp giảm thiểu được chi phí sản xuất kinh doanh, gia tăng lợi nhuận.

Riêng đối với thị trường bất động sản, thực hiện chỉ đạo tại Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 07/01/2013 của Chính phủ về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường, giải quyết nợ xấu và Nghị quyết số 48/NQ-CP ngày 04/4/2013 của Chính phủ về phiên họp thường kỳ Chính phủ tháng 3/2013. Trong khi Bộ xây dựng ban hành Thông tư số 07/2013/TT-BXD ngày 15/5/2013 hướng dẫn việc xác định các đối tượng được vay vốn hỗ trợ nhà ở thì cùng ngày Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cũng ban hành Thông tư số 11/2013/TT-NHNN quy định về cho vay hỗ trợ nhà ở, một số nội dung cụ thể như sau:

- Đối tượng vay vốn bao gồm: Các đối tượng mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội và thuê, mua nhà ở thương mại có diện tích nhỏ hơn 70m2, giá bán dưới 15 triệu đồng/m2 được quy định tại Thông tư số 07/2013/TT-BXD; Doanh nghiệp là chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở xã hội, doanh nghiệp là chủ đầu tư dự án nhà ở thương mại được chuyển đổi công năng sang dự án nhà ở

xã hội do Bộ Xây dựng công bố trong từng thời kỳ.Trong quá trình triển khai, ngày 21/8/2014, Chính phủ ban hành Nghị quyết 61/NQ-CP, trong đó bổ sung đối tượng vay vốn gồm cán bộ công chức, viên chức, lực lượng vũ trang, công nhân, người lao động có thu nhập thấp nhưng khó khăn về nhà ở, khi mua nhà ở thương mại có tổng giá trị hợp đồng mua bán (kể cả nhà và đất) không vượt quá 1,05 tỷ đồng. Bên cạnh đó, các đối tượng cũng được vay vốn ưu đãi để xây dựng mới hoặc cải tạo sửa chữa nhà ở của mình. Thậm chí các hộ gia đình, cá nhân có phương án đầu tư cải tạo hoặc xây dựng mới nhà ở xã hội phù hợp với quy định của pháp luật để cho thuê, cho thuê mua và để bán cho các đối tượng là công nhân, người lao động tại các khu công nghiệp, khu kinh tế... cũng được vay vốn ưu đãi.

- Các ngân hàng thực hiện cho vay hỗ trợ gồm: (i) Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam; (ii) Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam; (iii) Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam; (iv) Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam; (v)Ngân hàng thương mại cổ phần Phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long. Mỗi ngân hàng dành một lượng vốn tối thiểu 3% tổng dư nợ cho vay tại thời điểm cuối năm trước để cho vay các đối tượng được quy định tại thông tư này. Một số ngân hàng thương mại cổ phần cũng được NHNN chỉ định bổ sung vào danh sách các ngân hàng được tham gia cho vay hỗ trợ nhà ở theo Nghị quyết 61/NQ-CP ngày 21/8/2014.

-Thời hạn cho vay đối với khách hàng mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội và thuê, mua nhà ở thương mại từ 10 - 15 năm; đối với khách hàng doanh nghiệp thời gian vay tối đa là 5 năm.

-Mức lãi suất cho vay hỗ trợ nhà ở của ngân hàng đối với khách hàng được NHNN công bố hàng năm và áp dụng cho các khoản vay có dư nợ trong năm.Mức lãi suất áp dụng trong năm 2013 là 6%/năm. Đầu năm 2014, NHNN

công bố mức lãi suất giảm xuống còn 5%/năm. Đây là một tín hiệu đáng mừng cho khách hàng vay vốn và thị trường bất động sản nói chung.

-Ngân hàng Nhà nước thực hiện giải ngân khoản cho vay tái cấp vốn khoảng 30.000 tỷ đồng đối với ngân hàng trên cơ sở dư nợ cho vay của ngân hàng đối với khách hàng, nhưng tối đa là 36 tháng kể từ ngày Thông tư 11/2013/TT-NHNN có hiệu lực thi hành. Tổng số tiền tái cấp vốn cụ thể do Thống đốc NHNN quyết định.Lãi suất tái cấp vốn của NHNN đối với ngân hàng thấp hơn lãi suất cho vay của ngân hàng đối với khách hàng là 1,5%/năm tại cùng thời điểm. Lãi suất nợ quá hạn bằng 150% lãi suất tái cấp vốn trong hạn.

Bằng việc “nới rộng” các điều kiện cho vay, giải quyết các kiến nghị, vướng mắc mà các ngân hàng và khách hàng gặp phải trong quá trình tiếp cận nguồn vốn tín dụng ưu đãi, NHNN đã tạo điều kiện thuận lợi nhằm tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ thị trường bất động sản.

1.3. KINH NGHIỆM TỪ MỘT SỐ NGÂN HÀNG

Một phần của tài liệu 0731 mở rộng cho vay ưu đãi theo chỉ đạo của NH nhà nước tại NHTM CP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh hà nội luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 29 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(121 trang)
w