Trong quá trình phát triển hoạt động tín dụng nói chung, hoạt động cho vay ưu đãi theo chỉ đạo của NHNN nói riêng, BIDV Hà Nội đã đạt được những thành tựu nhất định, được BIDV ghi nhận. Trong giai đoạn từ năm
2011 đến nay, chi nhánh đã đạt được một số kết quả đáng chú ý như sau:
Thứ nhất, triển khai cho vay ưu đãi tới hầu hết các nhóm ngành kinh tế. Trong thời gian qua, trước sự khó khăn và diễn biến phức tạp của nền kinh tế thế giới cũng như trong nước, hoạt động kinh doanh của hệ thống ngân hàng nói chung, BIDV nói riêng cũng gặp nhiều khó khăn. BIDV là một trong bốn ngân hàng thương mại nhà nước giữ vai trò quan trọng đối với nền kinh tế, đặc biệt tiền thân là Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam, BIDV nhận thức rõ vị trí của mình trong công cuộc phát triển kinh tế của đất nước. BIDV Hà Nội - một trong những chi nhánh chủ lực của BIDV - đã một mặt nỗ lực phát triển, vượt qua giai đoạn khó khăn của nền kinh tế, một mặt cố gắng thể hiện vai trò của mình trong triển khai các chương trình tín dụng do NHNN chỉ đạo. Từ năm 2011 đến nay, mặc dù dư nợ cho vay đối với từng nhóm ngành nghề, lĩnh vực kinh tế được ưu tiên có sự thay đổi nhưng xét một cách tổng quan, tổng dư nợ cho vay ưu đãi đối với nhóm các doanh nghiệp này liên tục tăng cả về số tuyệt đối và tỷ trọng trong tổng dư nợ của chi nhánh. Cụ thể như sau:
Bảng 2.6. Dư nợ cho vay các nhóm ngành nghề, lĩnh vực kinh tế ưu tiên
cao hơn tốc độ tăng trưởng của tổng dư nợ qua các năm. Đặc biệt, tính đến tháng 6/2014, tổng dư nợ tín dụng tăng trưởng âm (-7,1%) so với năm 2013 nhưng dư nợ cho vay ưu đãi vẫn tăng 10,2%, nâng tỷ trọng dư nợ cho vay ưu
đãi trong tổng dư nợ tín dụng lên mức cao nhất 12,14%. Xét trong tổng dư nợ tín dụng, dư nợ cho vay ưu đãi có xu hướng tăng qua các năm, trung bình đạt 10,33%. Trong khi NHNN quy định tỷ trọng dư nợ cho vay ưu đãi đối với các ngân hàng thương mại nhà nước tổi thiểu là 3% thì tỷ lệ này tại chi nhánh Hà Nội có thể đánh giá là khá cao. Đạt được điều này là nhờ sự nỗ lực của cả chi nhánh, đặc biệt là bộ phận quản lý khách hàng đã duy trì, mở rộng mối quan hệ với các khách hàng, luôn gắn bó với khách hàng kể cả trong giai đoạn khó khăn nhất. BIDV Hà Nội cũng luôn tuân thủ quy định về lãi suất cho vay đối với các nhóm ngành nghề, lĩnh vực kinh tế ưu tiên theo chỉ đạo của NHNN trong từng thời kỳ.
Thứ hai, đảm bảo chất lượng tín dụng. Mặc dù dư nợ tăng liên tục qua các nămvề số tuyệt đối và tỷ trọng dư nợ cho vay ưu đãi đối với các nhóm ngành nghề, lĩnh vực kinh tế, chất lượng tín dụng tại chi nhánh vẫn được đảm bảo. Xét một cách tổng quát, tỷ lệ nợ xấu của toàn chi nhánh luôn ở mức thấp, tối đa chỉ trên 1%. Riêng đối với các khoản cho vay ưu đãi theo chỉ đạo của NHNN, chưa có khoản vay nào bị quá hạn hay bị xếp vào nhóm nợ xấu. Như vậy, chất lượng của các khoản tín dụng này luôn được đảm bảo. Để đạt được điều đó, các bộ phận quản lý khách hàng và quản lý rủi ro đã làm việc nghiêm túc, tuân thủ đúng quy trình quy định, hạn chế rủi ro cho ngân hàng. Cơ chế quản lý vốn của BIDV là quản lý vốn tập trung tại Hội sở chính. Các khoản vay ưu đãi này chi nhánh đều được mua vốn với lãi suất thấp hơn các khoản vay bình thường, đảm bảo bù đắp chi phí và có lợi nhuận cho chi nhánh. Tuy vậy, không vì thế mà chi nhánh áp dụng cho vay tràn lan đối với các khách hàng nhằm tăng trưởng dư nợ tín dụng. BIDV Hà Nội luôn đảm bảo khách hàng đáp ứng đầy đủ các điều kiện do Hội sở chính đề ra. Đối với những trường hợp đặc biệt hay phức tạp, khoản vay không chỉ được Giám đốc chi nhánh quyết định mà còn được đưa ra cuộc họp của Hội đồng tín dụng tại chi
nhánh để xem xét, quyết định.
Thứ ba, bên cạnh các khoản tín dụng ưu đãi đối với các nhóm ngành nghề, lĩnh vực kinh tế, BIDV Hà Nội đã triển khai rất nhiều gói tín dụng ưu đãi tới các đối tượng khách hàng khác. Như đã nêu trên, ngoài cho vay đối với các đối tượng ưu tiên như KHDN hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu, các doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ, giải ngân theo gói hỗ trợ nhu cầu nhà ở xã hội 30.000 tỷ của NHNN, BIDV Hà Nội đã tiến hành cho vay đối với các KHDN hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp, cho vay ưu đãi ngắn hạn đối với KHDN nói chung. Bên cạnh đó, chi nhánh cũng phát triển một số sản phẩm bán lẻ dành cho KHCN, hộ gia đình nhằm đáp ứng nhu cầu về nhà ở, nhu cầu tiêu dùng... Điều này một phần là chiến lược mở rộng hoạt động tín dụng, chuyển dịch cơ cấu sang nhóm khách hàng bán lẻ của ngân hàng, phần nào thể hiện đóng góp, chia sẻ của chi nhánh trong giai đoạn khó khăn của nền kinh tế.