Thực trạng triển khai tại BIDVHà Nội

Một phần của tài liệu 0731 mở rộng cho vay ưu đãi theo chỉ đạo của NH nhà nước tại NHTM CP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh hà nội luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 79)

2.2.3.1. Thực trạng cho vay ưu đãi các ngành nghề, lĩnh vực kinh tế

Trong năm nhóm ngành nghề, lĩnh vực kinh tế ưu tiên theo chỉ đạo của Chính phủ và NHNN, trên cơ sở phân khúc thị trường tại BIDV Hà Nội, chi nhánh đã triển khai trên ba ngành nghề: cho vay doanh nghiệp sản xuất kinh doanh hàng xuất khẩu, doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp ngành công nghiệp hỗ trợ. Trước hết ta xét đối với nhóm khách hàng doanh nghiệp sản xuất kinh doanh các loại mặt hàng xuất khẩu.

Biểu 2.4. Cho vay doanh nghiệp xuất khẩu

Đơn vị: triệu đồng

CV Trung - dài hạn CV Ngắn hạn

---SL KHDN

(Nguồn: Báo cáo cho vay ưu đãi qua các năm của BIDVHà Nội)

Năm 2011, dư nợ cho vay ưu đãi các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh hàng xuất khẩu đạt 189.004 triệu đồng, chiếm 4,16% trong tổng dư nợ cho vay của chi nhánh. Năm 2012 con số này giảm hơn 10.313 triệu đồng xuống mức 178.691 triệu đồng, về số tương đối giảm 5,5%. Từ năm 2012 đến nay, dư nợ cho vay nhóm ngành này có xu hướng tăng. Đặc biệt, đến tháng 6/2014, dư nợ cho vay nhóm khách hàng sản xuất kinh doanh hàng xuất khẩu tăng mạnh, mức tăng 45,38% so với năm 2013, đạt mức 272.479 tỷ đồng. Nguyên nhân là do 06 tháng đầu năm 2014, nền kinh tế có sự khởi sắc, kim ngạch xuất khẩu tăng 14,9%. Lãi suất cho vay của hệ thống ngân hàng thương

mại cũng giảm so với năm 2013 đã hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc giảm chi phí lãi vay, từ đó giảm chi phí sản xuất kinh doanh.

Xét về cơ cấu cho vay theo thời hạn cho vay, nhìn chung nhóm khách hàng sản xuất kinh doanh hàng xuất khẩu thường vay với kỳ hạn ngắn mà chủ yếu là dưới 09 tháng. Tỷ trọng cho vay ngắn hạn trung bình đạt 90% trong tổng dư nợ. Riêng tháng 6/2014, 100% các khoản cho vay hỗ trợ đối với

nhóm doanh nghiệp này là cho vay ngắn hạn. Điều này phụ thuộc vào chu kỳ sản xuất kinh doanh, vòng quay vốn lưu động của doanh nghiệp.

Xét về số lượng doanh nghiệp sản xuất kinh doanh hàng xuất khẩu được vay ưu đãi tại BIDV Hà Nội,số lượng này biến động rất ít. Năm 2011, 2012 duy trì với 6 khách hàng. Sang năm 2013, con số này tăng lên là 7 khách hàng, và vẫn duy trì cho đến tháng 6/2014.

Trong cơ cấu doanh nghiệp tại Việt Nam có tới 97% là doanh nghiệp vừa và nhỏ. Các doanh nghiệp này sử dụng 51% số lượng lao động và tạo ra hơn 40% GDP hàng năm. Nói như thế để thấy lượng số lượng và vai trò của DNVVN đối với nền kinh tế nước ta. Đối với BIDV Hà Nội, DNVVN cũng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ của chi nhánh. Đối với nhóm các doanh nghiệp này, số lượng khách hàng vay ưu đãi tại chi nhánh khá lớn.

Biểu 2.5. Cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ

Đơn vị: triệu đồng

CV Trung - dài h nạ

CV Ng n h nắ ạ

---SLKHDN

(Nguồn: Báo cáo cho vay ưu đãi qua các năm của BIDVHà Nội)

Dư nợ cho vay ưu đãi các DNVVN có xu hướng tăng qua các năm, tốc độ tăng trung bình khoảng 20%. Tuy nhiên, tốc độ tăng có sự giảm dần qua các năm, đặc biệt đến tháng 6/2014, dư nợ đối với nhóm khách hàng này còn

giảm 7,25% so với năm 2013. Nếu như năm 2011, dư nợ cho vay DNVVN là 198.038 triệu đồng thì năm 2012, con số này tăng 79.581 triệu đồng (tương đương tăng 40,18%) đạt mức 277.619 triệu đồng. Bước sang năm 2013, dư nợ đối với nhóm khách hàng này tăng 74.283 triệu đồng, về số tương đối tăng 26,76% so với năm 2012. Tốc độ tăng tuy có giảm cả về số tuyệt đối và tương đối so với năm 2012 nhưng có thể nói BIDV Hà Nội đã khá thành công trong việc triển khai cho vay ưu đãi đối với nhóm khách hàng DNVVN. Bước sang năm 2014, cùng với khó khăn chung của hệ thống. Dư nợ cho vay tăng trưởng âm liên tục trong 06 tháng đầu năm. Dư nợ cho vay nhóm khách hàng DNVVN cũng vì thế giảm sút. Tuy vậy, dư nợ cho vay nhóm khách hàng này vẫn ở mức khá cao, đạt 326.388 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 6,28% trong tổng dư nợ của chi nhánh. Về số lượng khách hàng,từ năm 2011 đến 2013 tăng liên tục từ 41 lên 51. Tuy nhiên, bước sang năm 2014, tình hình kinh doanh khó khăn, con số này giảm xuống chỉ còn 47 doanh nghiệp.

Về thời hạn cho vay, tỷ trọng dư nợ cho vay ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao, trung bình chiếm 97,78% trong tổng dư nợ cho vay nhóm khách hàng này. Các khoản vay ngắn hạn có thời hạn vay tối đa là 09 tháng. Những khoản cho vay trung - dài hạn thường là cho vay tài trợ dự án của các doanh nghiệp và chiếm tỷ trọng thấp (dưới 3%) do đây không phải là hoạt động thường xuyên của khách hàng.

Đối với nhóm khách hàng sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ, tại Việt Nam nói chung và trong thị phần của chi nhánh nói riêng, số lượng doanh nghiệp trong lĩnh vực này còn ít. Tại BIDV Hà Nội chỉ có duy nhất một khách hàng trong lĩnh vực này được tiếp cận nguồn vốn ưu đãi. Doanh nghiệp này sản xuất, kinh doanh các thiết bị công nghiệp, cung cấp cho các nhà sản xuất, lắp ráp. Cũng vì số lượng khách hàng ít như vậy mà dư nợ đối với lĩnh vực này rất thấp và chiếm tỷ trọng thấp trong tổng dư nợ

Doanh số giải ngân cho vay ưu đãi

Đồng tiền vay Lãi suất cho vay Thời hạn cho vay KH dệt may 64.132.368.240 VND 7- 8% 2-5 tháng KH sản xuất lương thực 2.350 USD 1,5% 3 tháng

của chi nhánh. Dư nợ của khách hàng này trung bình khoảng 35.000 triệu đồng và có xu hướng giảm dần từ năm 2011 đến nay. Toàn bộ dư nợ đều là nợ vay ngắn hạn, thời hạn vay tối đa cũng chỉ 09 tháng.

Biểu 2.6. Cho vay doanh nghiệp ngành công nghiệp hỗ trợ

Đơn vị: triệu đồng 45,000 40,000 35,000 30,000 25,000 20,000 15,000 10,000 5,000 CV DN ngành công nghiệp hỗ trợ

(Nguồn: Báo cáo cho vay ưu đãi qua các năm của BIDVHà Nội)

Nếu như BIDV Hà Nội khá thành công khi cho vay ưu đãi đối với nhóm khách hàng sản xuất kinh doanh hàng xuất khẩu và khách hàng DNVVN thì kết quả lại ngược lại với gói tín dụng hỗ trợ nhu cầu nhà ở. Trước sự đóng băng của thị trường bất động sản, năm 2013 NHNN ban hành gói tín dụng ưu đãi trị giá 30.000 tỷ đồng hướng tới đối tượng là những người lao động thu nhập thấp có nhu cầu mua nhà ở xã hội và nhà ở thương mại (có quy định cụ thể, chi tiết đã trình bày ở chương 1). Tại BIDV nói chung và BIDV Hà Nội nói riêng đã triển khai giải ngân đối với gói tín dụng này. Tuy nhiên, kết quả đạt được thực sự chưa đảm bảo kế hoạch của chi nhánh. Tính đến 12/2013, BIDV chưa giải ngân được món vay nào theo gói tín dụng này. Đến tháng 4/2014, chi nhánh bắt đầu giải ngân cho khách hàng cá nhân đầu tiên. Tính đến 6/2014, số lượng khách hàng cá nhân tăng lên là 03 khách hàng. Tuy nhiên, do giải ngân theo tiến độ của dự án nên dư nợ mới chỉ đạt 511 triệu đồng, tương đương 0,03% trong tổng dư nợ của chi nhánh. Đối với khách hàng doanh nghiệp, ngay khi bắt đầu triển khai gói tín dụng ưu đãi này, chi nhánh đã có kế hoạch cho vay đối với 02 KHDN. Tuy vậy, trong quá trình triển khai, khách hàng chưa đáp ứng được đầy đủ các quy định của pháp luật để có thể tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi nên kế hoạch này vẫn chưa thực hiện được. Đến nay, chi nhánh vẫn chưa cho vay đối với KHDN nào. Đây còn là một thách thức, nhiệm vụ khó khăn của chi nhánh trong thời gian tới.

2.2.3.2. Thực trạng triển khai các gói tín dụng ưu đãi khác

Cho vay ngành công nghiệp

Đối với nhóm các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh trong ngành công nghiệp, tại BIDV Hà Nội đã cho vay ưu đãi đối với 02 KHDN từ năm 2014. Trong đó, 01 khách hàng hoạt động trong ngành dệt may và 01 khách hàng sản xuất lương thực.

1 Gói ưu đãi cho KHDN 297.29 3

30.000.00 0

1,01% 2 Cho vay khắc phục lũ lụt 0 Không giới hạn 0%

~3 Cho vay SXKD đối với KHCN, hộ SXKD

0 5.000.00 0

0%

^4 Cho vay nhu cầu nhà ở 65.82 5

3.000.00 0

2,19% ^^5 Cho vay mua ô tô tiêu dùng 2.31

0

1.000.00 0

0,23%

(Nguồn: Báo cáo cho vay ưu đãi qua các năm của BIDVHà Nội) Cho vay theo các gói ưu đãi riêng

Các gói ưu đãi khác do BIDV triển khai không nằm trong chương trình cho vay ưu đãi đối với các lĩnh vực, ngành nghề kinh tế mà Chính phủ và NHNN chỉ đạo. Do thời điểm triển khai của các gói tín dụng ưu đãi này là

khác nhau nên luận văn sẽ phân tích doanh số giải ngân của các gói này đến thời điểm tháng 9/2014.

Bảng 2.5. Cho vay theo các gói ưu đãi riêng

2 Tỷ trọng trong tổng dư nợ (%) 9,4 1 950 10,2 3 12,1 4

(Nguồn: Tổng hợp báo cáo các gói tín dụng ưu đãi tại chi nhánh)

Có thể nói BIDV Hà Nội đã khá thành công trong việc triển khai cho vay ưu đãi đối với KHDN và cho vay nhu cầu nhà ở mà chủ yếu là dành cho KHCN. Tuy vậy, các gói sản phẩm cho vay mua ô tô tiêu dùng mới chỉ giải ngân được hơn 2 tỷ đồng, chiếm 0,23% tổng nguồn vốn của chương trình. Đặc biệt dư nợ cho vay khắc phục lũ lụt và cho vay SXKD đối với các KHCN, hộ SXKD vẫn là 0.

2.3. ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG CHO VAY ƯU ĐÃI THEO CHỈ ĐẠO CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM - CHI NHÁNH HÀ NỘI

2.3.1. Những kết quả đạt được

Trong quá trình phát triển hoạt động tín dụng nói chung, hoạt động cho vay ưu đãi theo chỉ đạo của NHNN nói riêng, BIDV Hà Nội đã đạt được những thành tựu nhất định, được BIDV ghi nhận. Trong giai đoạn từ năm

2011 đến nay, chi nhánh đã đạt được một số kết quả đáng chú ý như sau:

Thứ nhất, triển khai cho vay ưu đãi tới hầu hết các nhóm ngành kinh tế. Trong thời gian qua, trước sự khó khăn và diễn biến phức tạp của nền kinh tế thế giới cũng như trong nước, hoạt động kinh doanh của hệ thống ngân hàng nói chung, BIDV nói riêng cũng gặp nhiều khó khăn. BIDV là một trong bốn ngân hàng thương mại nhà nước giữ vai trò quan trọng đối với nền kinh tế, đặc biệt tiền thân là Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam, BIDV nhận thức rõ vị trí của mình trong công cuộc phát triển kinh tế của đất nước. BIDV Hà Nội - một trong những chi nhánh chủ lực của BIDV - đã một mặt nỗ lực phát triển, vượt qua giai đoạn khó khăn của nền kinh tế, một mặt cố gắng thể hiện vai trò của mình trong triển khai các chương trình tín dụng do NHNN chỉ đạo. Từ năm 2011 đến nay, mặc dù dư nợ cho vay đối với từng nhóm ngành nghề, lĩnh vực kinh tế được ưu tiên có sự thay đổi nhưng xét một cách tổng quan, tổng dư nợ cho vay ưu đãi đối với nhóm các doanh nghiệp này liên tục tăng cả về số tuyệt đối và tỷ trọng trong tổng dư nợ của chi nhánh. Cụ thể như sau:

Bảng 2.6. Dư nợ cho vay các nhóm ngành nghề, lĩnh vực kinh tế ưu tiên

cao hơn tốc độ tăng trưởng của tổng dư nợ qua các năm. Đặc biệt, tính đến tháng 6/2014, tổng dư nợ tín dụng tăng trưởng âm (-7,1%) so với năm 2013 nhưng dư nợ cho vay ưu đãi vẫn tăng 10,2%, nâng tỷ trọng dư nợ cho vay ưu

đãi trong tổng dư nợ tín dụng lên mức cao nhất 12,14%. Xét trong tổng dư nợ tín dụng, dư nợ cho vay ưu đãi có xu hướng tăng qua các năm, trung bình đạt 10,33%. Trong khi NHNN quy định tỷ trọng dư nợ cho vay ưu đãi đối với các ngân hàng thương mại nhà nước tổi thiểu là 3% thì tỷ lệ này tại chi nhánh Hà Nội có thể đánh giá là khá cao. Đạt được điều này là nhờ sự nỗ lực của cả chi nhánh, đặc biệt là bộ phận quản lý khách hàng đã duy trì, mở rộng mối quan hệ với các khách hàng, luôn gắn bó với khách hàng kể cả trong giai đoạn khó khăn nhất. BIDV Hà Nội cũng luôn tuân thủ quy định về lãi suất cho vay đối với các nhóm ngành nghề, lĩnh vực kinh tế ưu tiên theo chỉ đạo của NHNN trong từng thời kỳ.

Thứ hai, đảm bảo chất lượng tín dụng. Mặc dù dư nợ tăng liên tục qua các nămvề số tuyệt đối và tỷ trọng dư nợ cho vay ưu đãi đối với các nhóm ngành nghề, lĩnh vực kinh tế, chất lượng tín dụng tại chi nhánh vẫn được đảm bảo. Xét một cách tổng quát, tỷ lệ nợ xấu của toàn chi nhánh luôn ở mức thấp, tối đa chỉ trên 1%. Riêng đối với các khoản cho vay ưu đãi theo chỉ đạo của NHNN, chưa có khoản vay nào bị quá hạn hay bị xếp vào nhóm nợ xấu. Như vậy, chất lượng của các khoản tín dụng này luôn được đảm bảo. Để đạt được điều đó, các bộ phận quản lý khách hàng và quản lý rủi ro đã làm việc nghiêm túc, tuân thủ đúng quy trình quy định, hạn chế rủi ro cho ngân hàng. Cơ chế quản lý vốn của BIDV là quản lý vốn tập trung tại Hội sở chính. Các khoản vay ưu đãi này chi nhánh đều được mua vốn với lãi suất thấp hơn các khoản vay bình thường, đảm bảo bù đắp chi phí và có lợi nhuận cho chi nhánh. Tuy vậy, không vì thế mà chi nhánh áp dụng cho vay tràn lan đối với các khách hàng nhằm tăng trưởng dư nợ tín dụng. BIDV Hà Nội luôn đảm bảo khách hàng đáp ứng đầy đủ các điều kiện do Hội sở chính đề ra. Đối với những trường hợp đặc biệt hay phức tạp, khoản vay không chỉ được Giám đốc chi nhánh quyết định mà còn được đưa ra cuộc họp của Hội đồng tín dụng tại chi

nhánh để xem xét, quyết định.

Thứ ba, bên cạnh các khoản tín dụng ưu đãi đối với các nhóm ngành nghề, lĩnh vực kinh tế, BIDV Hà Nội đã triển khai rất nhiều gói tín dụng ưu đãi tới các đối tượng khách hàng khác. Như đã nêu trên, ngoài cho vay đối với các đối tượng ưu tiên như KHDN hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu, các doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ, giải ngân theo gói hỗ trợ nhu cầu nhà ở xã hội 30.000 tỷ của NHNN, BIDV Hà Nội đã tiến hành cho vay đối với các KHDN hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp, cho vay ưu đãi ngắn hạn đối với KHDN nói chung. Bên cạnh đó, chi nhánh cũng phát triển một số sản phẩm bán lẻ dành cho KHCN, hộ gia đình nhằm đáp ứng nhu cầu về nhà ở, nhu cầu tiêu dùng... Điều này một phần là chiến lược mở rộng hoạt động tín dụng, chuyển dịch cơ cấu sang nhóm khách hàng bán lẻ của ngân hàng, phần nào thể hiện đóng góp, chia sẻ của chi nhánh trong giai đoạn khó khăn của nền kinh tế.

2.3.2. Hạn chế còn tồn tại

Bên cạnh những kết quả đạt được, quá trình triển khai mở rộng cho vay ưu đãi theo chỉ đạo của NHNN tại chi nhánh Hà Nội còn tồn tại một số hạn chế sau:

Thứ nhất, triển khai chưa hiệu quả cho vay ưu đãi một số lĩnh vực. Nhóm các ngành nghề, lĩnh vực kinh tế ưu tiên theo chỉ đạo của Chính phủ và NHNN gồm: nông nghiệp, xuất khẩu, doanh nghiệp vừa và nhỏ, ngành công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao và cho vay hỗ trợ nhu cầu nhà ở. Thực tế tại BIDV Hà Nội đã triển khai cho vay ưu đãi đối với doanh nghiệp xuất khẩu, doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp ngành công nghiệp hỗ trợ. Đối với nhóm ngành nông nghiệp và doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao, hiện tại vẫn chưa thực hiện giải ngân được. Nguyên nhân là do chi nhánh nằm trên địa bàn Hà Nội, thị phần kinh doanh không thể bao

trùm được đến đối tượng khách hàng ngành nông nghiệp. BIDV cũng đã triển

Một phần của tài liệu 0731 mở rộng cho vay ưu đãi theo chỉ đạo của NH nhà nước tại NHTM CP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh hà nội luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 79)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(121 trang)
w