Kiến nghị đối với Chính phủ

Một phần của tài liệu 0731 mở rộng cho vay ưu đãi theo chỉ đạo của NH nhà nước tại NHTM CP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh hà nội luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 114 - 115)

Thứ nhất, hoàn thiện và ổn định chính sách phát triển kinh tế - xã hội. Thời gian vừa qua, do ảnh hưởng từ sự biến động của kinh tế thế giới, kinh tế Việt Nam cũng gặp nhiều khó khăn. Chính phủ đã có những chính sách đúng đắn khuyến khích phát triển kinh tế, ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát tạo điều kiện cho các doanh nghiệp cũng như hệ thống ngân hàng phát triển. Tuy nhiên, cần hoàn thiện và ổn định chính sách kinh tế - xã hội làm cơ sở tạo môi trường kinh tế và pháp lý thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt động. Khi doanh nghiệp hoạt động thuận lợi hơn, nhu cầu về vốn cũng phát sinh cao hơn, tăng niềm tin để ngân hàng mở rộng hoạt động tín dụng. Đối với các nhóm ngành nghề, lĩnh vực ưu tiên, Chính phủ cần cho chính sách phù hợp để hỗ trợ, thúc đẩy họ phát triển. Hoạt động cho vay ưu đãi của hệ thống ngân hàng cũng theo đó mà được mở rộng.

Thứ hai, hoàn thiện môi trường pháp lý cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và hoạt động tín dụng của hệ thống ngân hàng. Tất cả các chủ thể trong nền kinh tế đều chịu sự chi phối của pháp luật nhà nước. Môi trường pháp lý có tính đồng bộ cao, hiệu quả sẽ tạo sự ổn định trong hoạt động của các chủ thể trong nền kinh tế. Đặc biệt trong giai đoạn kinh tế Việt Nam đã và đang hội nhập sâu rộng với nền kinh tế thế giới, việc hoàn thiện môi trường pháp lý là điều kiện tất yếu đối với nước ta. Các chính sách được ban hành cần phù hợp với thông lệ quốc tế trên cơ sở đảm bảo các chủ thể trong nền kinh tế có thể hoạt động ổn định, hiệu quả. Khi các doanh nghiệp phát triển, việc tiếp cận nguồn vốn ngân hàng còn gặp phải vướng mắc trong khâu bảo đảm tiền vay. Rất nhiều doanh nghiệp có khả năng hoạt động sản xuất kinh doanh tốt, tình hình tài chính vững vàng nhưng do thiếu tài sản bảo đảm nên ngân hàng không phê duyệt nguồn vốn đủ cho doanh nghiệp phát

triển. Hoặc rất nhiều trường hợp KHCN không thể vay vốn theo gói tín dụng ưu đãi 30.000 tỷ đồng về nhu cầu nhà ởdo không hoàn thiện được đầy đủ các thủ tục về TSBĐ, chứng minh thu nhập, hoàn cảnh theo quy định.Vì vậy, môi trường pháp lý ở đây còn thể hiện trong việc ban hành các quy định, hướng dẫn cụ thể về bảo đảm tiền vay và tạo điều kiện thuận lợi, nhanh chóng cho các khách àng thực hiện thế chấp, cầm cố tài sản bảo đảm tại ngân hàng. Có như thế, khoản tín dụng mới được phê duyệt kịp thời đáp ứng nhu cầu vốn cho khách hàng. Đồng thời cũng quy định cụ thể các vấn đề liên quan đến phát mại tài sản giúp ngân hàng giải phóng vốn nhanh chóng. Hiện nay, hầu hết các ngân hàng đều vướng ở khâu xử lý tài sản bảo đảm. Do vậy, cần thiết có sự hỗ trợ từ chính sách nhà nước nhằm đảm bảo công tác thi hành án, phát mại tài sản được nhanh chóng, đúng tiến độ.

Thứ ba, thiết lập cơ chế phối hợp giữa các bộ ngành liên quan và các ngân hàng trong việc cung cấp thông tin về doanh nghiệp, tài sản bảo đảm tiền vay... như: cơ quan thuế, hải quan, văn phòng công chứng, trung tâm đăng ký giao dịch bảo đảm, cơ quan công an... Như thế giúp ngân hàng nắm bắt thông tin doanh nghiệp một cách chính xác, kịp thời, đảm bảo thẩm định khách hàng nhanh chóng, hiệu quả, rút ngắn thời gian phê duyệt tín dụng.

Một phần của tài liệu 0731 mở rộng cho vay ưu đãi theo chỉ đạo của NH nhà nước tại NHTM CP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh hà nội luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 114 - 115)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(121 trang)
w