Cải tiến quy trình cho vay

Một phần của tài liệu 0731 mở rộng cho vay ưu đãi theo chỉ đạo của NH nhà nước tại NHTM CP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh hà nội luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 106 - 110)

- Xây dựng quy trình chi tiết cho từng sản phẩm dựa trên quy trình tín dụng chung. Xác định rõ vai trò, trách nhiệm của Ban lãnh đạo và cán bộ trong từng bước của quy trình và thiết lập tiêu chuẩn về thời gian xử lý trong mỗi giai đoạn.

- Xây dựng các mục tiêu về chất lượng phục vụ, trong đó nhấn mạnh vào việc rút ngắn thời gian phê duyệt tín dụng đến mức nhanh nhất có thể để đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách hàng, tăng tính cạnh tranh của chi nhánh.

- Tăng cường sự phối hợp giữa các bộ phận trong việc tiếp cận và thẩm định

các khách hàng, bao gồm cả khách hàng mới và khách hàng cũ; phối hợp trong việc đưa ra phương án và trách nhiệm của các bên trong quản lý khách hàng:

+ Thống nhất cách hiểu các nội dung của chính sách tín dụng đối với khách hàng nhằm đảm bảo tính nhất quán trong vận hành vào thực tế.

+ Thống nhất quan điểm trong việc nhận định và xử lý các vấn đề phát sinh liên quan đến từng khách hàng cụ thể trên cơ sở nhận định các tình huống xảy ra nhằm đảm bảo phản ứng nhanh, thống nhất.

+ Thống nhất cách thức phối hợp kiểm tra, kiểm soát khoản vay như về tần suất, thời gian, phương thức kiểm tra, vai trò của các bên...

- Xây dựng cơ chế kiểm soát việc luân chuyển hồ sơ, chứng từ giữa các bộ phận bằng việc đưa vào sử dụng mẫu phiếu luân chuyển hồ sơ. Trong mẫu này sẽ quy định cụ thể từng loại hồ sơ về chủng loại, số lượng, thời gian bàn giao và được ký giao nhận giữa các bên: giữa khách hàng với cán bộ quản lý khách hàng, giữa các bộ phận trong chi nhánh với nhau nhằm đánh giá chính xác việc chậm trễ, ứ đọng hay thất lạc hồ sơ tại khâu nào trong quy trình. Trên cơ sở đó đưa ra quy chế xử lý trách nhiệm một cách chính xác, nhanh chóng. Thực tế tại BIDV đã quy định về các mẫu luân chuyển hồ sơ này nhưng do khối lượng công việc khá lớn nên nhiều khi vấn đề này được thực hiện mang tính đối phó.

- Bên cạnh việc xây dựng mối quan hệ phối hợp giữa các bộ phận nhằm đảm bảo rút ngắn thời gian phê duyệt cấp tín dụng, đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn của khách hàng, để đảm bảo quản trị rủi ro, giữa các bộ phận vẫn cần đảm bảo tính độc lập tương đối, đảm bảo tính khách quan trong việc thẩm định và quản lý khách hàng. Bộ phận quản lý rủi ro cần độc lập đưa ra các nhận định, đánh giá về năng lực, tình hình tài chính của khách hàng và các rủi ro tiềm ẩn để cung cấp thông tin một cách khách quan, tham mưu cho Ban lãnh đạo trong quá trình đưa ra quyết định phê duyệt tín dụng.

- Tăng cường công tác kiểm tra chéo giữa các bộ phận trong quá trình thực hiện nhằm bảo đảm tính tuân thủ chặt chẽ các quy định đã được xây dựng.

3.2.4. Nâng cao chất lượng hệ thống quản trị rủi ro

Hoạt động tín dụng luôn luôn tiềm ẩn rủi ro. Việc mở rộng tín dụng nói chung, tín dụng ưu đãi nói riêng cần phải gắn liền với đảm bảo chất lượng tín dụng. Trong thời gian qua, tỷ lệ nợ xấu tại chi nhánh luôn được kiểm soát ở mức thấp hơn so với toàn hệ thống và các khoản cho vay ưu đãi chưa có khoản nào phát sinh nợ xấu. Tuy nhiên, rủi ro vẫn luôn tiềm ẩn, đồng hành cùng hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Chi nhánh cần nâng cao hơn nữa tính hiệu quả của hệ thống quản trị rủi ro dựa trên một số giải pháp sau:

- Rà soát khoản vay theo từng sản phẩm hoặc theo đối tượng khách hàng hoạt động trong từng ngành nghề, lĩnh vực kinh tế cụ thể và có biện pháp quản lý rủi ro tín dụng theo sản phẩm hoặc theo ngành nghề kinh doanh.

- Nghiêm túc thực hiện công tác thẩm định rủi ro: Công tác thẩm định phải được chú trọng và thực hiện bởi các cán bộ có trình độ chuyên môn cao, nhiều kinh nghiệm về quản lý tín dụng. Việc phân tích phải được thực hiện dựa trên hệ thống thông tin đầy đủ và xác thực về khách hàng, đặc thù ngành nghề kinh doanh, từ đó chỉ ra các rủi ro tiềm ẩn về pháp lý, tình hình tài chính, phương thức kinh doanh, tính khả thi và hiệu quả của dự án... Trên cơ

sở đó đưa ra các biện pháp hạn chế và phòng ngừa rủi ro trong trường hợp đồng ý cấp tín dụng.

- Thực hiện nghiêm túc công tác xếp hạng tín dụng nội bộ định kỳ đối với

khách hàng trên cơ sở thông tin được thu thập đầy đủ và cập nhật kịp thời. Qua

đó thực hiện đánh giá rủi ro và có thể có những điều chỉnh tín dụng phù hợp. - Tăng cường công tác giám sát tín dụng. Cán bộ quản lý khách hàng cần giám sát từng khoản vay một cách thường xuyên nhằm phát hiện những dấu hiệu cảnh báo rủi ro và có hành động khắc phục kịp thời. Cần chủ động theo dõi các khoản vay đảm bảo nguồn vốn được sử dụng đúng mục đích và đảm bảo tính hoàn trả cho ngân hàng. Bộ phận quản lý rủi ro cũng cần thường xuyên kiểm tra tín dụng độc lập để đảm bảo tính khách quan trong quá trình giám sát. Thực tế tại BIDV Hà Nội, công tác giám sát thường được thực hiện hàng quý và các cán bộ quản lý khách hàng vẫn chủ động bám sát khách hàng của mình. Tuy nhiên, với số lượng khách hàng khá lớn so với số lượng cán bộ thì những vấn đề này vẫn chưa thực sự được thực hiện một cách nghiêm túc, chuẩn mực.

3.2.5. Hoàn thiện hệ thống thông tin tín dụng

Việc xây dựng hệ thống thông tin tín dụng nhằm đảm bảo cung cấp nguồn thông tin đa dạng, kịp thời là cần thiết cho quá trình mở rộng tín dụng nói chung, mở rộng cho vay ưu đãi nói riêng. Trong thời gian tới, chi nhánh nên chú ý đến một số vấn đề chính sau:

- Thực hiện lưu trữ các văn bản liên quan đến hoạt động tín dụng như quy trình, chính sách, sản phẩm tín dụng... một cách có hệ thống, được phân loại và sắp xếp khoa học, thuận tiện cho việc tra cứu và tham chiếu cho các cán bộ. Hiện tại hệ thống các văn bản tín dụng nội bộ đã được cập nhật lên hệ thống mạng nội bộ. Tuy nhiên, cách lưu trữ, cách đặt tên còn gây khó khăn cho người sử dụng. Hệ thống thông tin cũng chưa đủ hoàn thiện giúp cán bộ

tra cứu một cách nhanh chóng, chính xác.

- Hoàn thiện các phần mềm quản lý thông tin khách hàng. Hiện nay, tại BIDV đang vận hành phần mềm về xếp hạng tín dụng nội bộ, dữ liệu gốc về dư nợ vay, dư bảo lãnh, tài sản bảo đảm... Dù vậy, thông tin khai thác từ những phần mềm này vẫn chưa đảm bảo đầy đủ, chính xác về khách hàng, nhiều thông tin quan trọng chưa được cập nhật, trái lại một số thông tin dường như là thừa, không cần thiết. Do đó, cần hoàn thiện các phần mềm này để phục vụ khai thác thông tin hiệu quả, chính xác, nhanh chóng. Trong đó chú trọng đến thông tin về ngành nghề kinh doanh, thời gian hoạt động, quy mô khách hàng, tình hình tài chính, tình hình quan hệ tại các tổ chức tín dụng hay các chi nhánh BIDV khác, giá trị hạn mức được phê duyệt, tài sản bảo đảm, lịch sử trả nợ...

- Cập nhật bản tin nội bộ về thông tin kinh tế vĩ mô, hoạt động tín dụng của ngành ngân hàng, của BIDV và chi nhánh Hà Nội. Cảnh báo rủi ro theo ngành nghề hoặc phương thức tài trợ đặc thù... Thông qua đó, chi nhánh có những định hướng trong quá trình mở rộng tín dụng và mở rộng cho vay ưu đãi theo ngành nghề, lĩnh vực kinh tế. Thực tế tại BIDV cũng đã cung cấp một số nội dung nêu trên nhưng tần suất, chất lượng của các bản tin còn chưa đáp ứng được nhu cầu thực tiễn. Bên cạnh đó, cán bộ ngân hàng cũng chưa hình thành thói quen theo dõi các bản tin này và vận dụng vào quá trình hoạt động kinh doanh của chi nhánh.

Một phần của tài liệu 0731 mở rộng cho vay ưu đãi theo chỉ đạo của NH nhà nước tại NHTM CP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh hà nội luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 106 - 110)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(121 trang)
w