tư và Phát triển Việt Nam
Từ kinh nghiệm hỗ trợ DNVVN và hỗ trợ nhà ở của một số nước trên thế giới, sau đây là một số bài học kinh nghiệm mà Việt Nam có thể xem xét và vận dụng:
Thứ nhất, Chính phủ có vai trò quan trọng trong việc xây dựng một môi trường pháp lý ổn định, có những chính sách hỗ trợ cụ thể đối với sự phát
triển của DNVVN. Việc cần thiết là cải cách khung pháp lý, tinh giảm các thủ tục hành chính, hỗ trợ doanh nghiệp trong quá trình sản xuất kinh doanh. Thực tế, các thủ tục hành chính ở nước ta vẫn còn rườm rà, tốn nhiều thời gian, công sức và chi phí của doanh nghiệp. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả hoạt động, năng suất lao động của doanh nghiệp. Nếu các thủ tục này được rút ngắn, gọn nhẹ sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp trong các khâu từ sản xuất kinh doanh đến vay vốn ngân hàng.
Thứ hai, huy động nguồn vốn hỗ trợ từ cả hệ thống ngân hàng, không giới hạn chỉ từ các ngân hàng thương mại nhà nước. Hiện nay, NHNN quy định về cho vay hỗ trợ các ngành nghề ưu tiên, theo đó chỉ quy định mức lãi suất cho vay tối đa đối với các doanh nghiệp này mà chưa có những quy định, chỉ đạo cụ thể về các chương trình cho vay, bảo lãnh... Đồng thời, dường như những quy định này chỉ hướng tới các ngân hàng thương mại nhà nước khi mà NHNN quy định tỷ lệ tối thiểu cho vay ưu đãi trên tổng dư nợ của nhóm các ngân hàng này. Trên thực tế cho thấy, quy trình thủ tục vay vốn tại nhóm ngân hàng thương mại nhà nước chưa thực sự nhanh chóng, đơn giản như một số ngân hàng TMCP khác. Các ngân hàng này cũng thường tập trung vào phân khúc thị trường và khách hàng truyền thống của mình. Do vậy, khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng giá rẻ của các doanh nghiệp vẫn còn hạn chế. Hay như gói tín dụng hỗ trợ nhà ở trị giá 30.000 tỷ đồng của nước ta, NHNN cũng chỉ chỉ định 05 ngân hàng thực hiện giải ngân gói này. Mới đây Chính phủ đã có chỉ đạo NHNN chỉ định thêm một số ngân hàng TMCP tham gia gói tín dụng này. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, NHNN vẫn chưa công bố danh sách bổ sung này. Và chúng ta thấy vẫn còn hạn chế về số lượng ngân hàng được phép tham gia giải ngân gói hỗ trợ tín dụng nhà ở này. Điều này hạn chế rất nhiều hiệu quả và tiến độ giải ngân của gói tín dụng nhà ở 30.000
tỷ đồng, gây khó khăn, e ngại trong tâm lý của người có nhu cầy vay vốn.
Thứ ba, quy định về tỷ lệ nhà thu nhập thấp trong các dự án phát triển nhà ở. Thực tế kinh nghiệm quốc tế của Malaysia, Philiphines, Hàn Quốc cho thấy, tỷ lệ này giao động trong khoảng 20% - 30%. Một số nước còn quy định diện tích tối thiểu khi triển khai các dự án nhà ở thu nhập thấp để bán, cho thuê. Ở Việt Nam hiện nay đã có quy định các chủ đầu tư phải dành 20% tổng diện tích đất trong các dự án để xây dựng nhà ở xã hội. Tuy nhiên, các chủ đầu tư chưa thực sự nghiêm túc thực hiện quy định này. Nếu Việt Nam quy định chặt chẽ và có chế tài xử phạt nghiêm khắc đối với các chủ đầu tư không thực hiện đúng quy định thì sẽ tăng đáng kể nguồn cung nhà thu nhập thấp cho các đối tượng có thu nhập thấp.
Thứ tư, chính sách giá cả đối với nhà thu nhập thấp. Theo kinh nghiệm quốc tế cho thấy, việc quản lý giá nhà cho thuê, mua đối với các đối tượng thụ hưởng chủ yếu theo các cơ chế: Thời gian đầu các nước thường tập trung vào việc Nhà nước hỗ trợ bao cấp một phần giá cả nhà ở thuê, mua nhà ở thu nhập thấp để hỗ trợ cho các đối tượng có thu nhập thấp. Cùng với đó, Việt Nam cũng đang thực hiện theo lộ trình Nhà nước hỗ trợ một phần giá bán nhà ở thu nhập thấp thông qua việc ưu đãi thuế, tài chính cho các chủ đầu tư trong việc triển khai các dự án nhà ở thu nhập thấp. Tuy nhiên, giá cả nhà ở nước ta hiện nay còn khá cao trong khi thu nhập bình quân đầu người tăng chậm. Như vậy, việc quản lý giá cả là khâu quan trọng, quyết định các yếu tố cấu thành giá thuê, mua nhà thu nhập thấp. Hiện nay, Việt Nam chưa có những quy định chặt chẽ và công khai, minh bạch khâu hình thành giá nhà thu nhập thấp nên giá cả này thường leo thang và chịu sự tác động của thị trường. Trong khi đó, Việt Nam lại quy định cho phép chủ đầu tư khi bán nhà ở thu nhập thấp được tính thêm tối đa 10% lợi nhuận ngoài các phí cấu thành giá nên cũng đã phần
nào đẩy giá cả nhà ở thu nhập thấp lên cao. Điều này không hợp lý do đây là nhà ở dành cho các đối tượng chính sách xã hội, bên cạnh đó, khi chủ đầu tư tiến hành dự án đã được hưởng các ưu đãi đầu vào (thuế, phí, tiền giao đất) của Nhà nước.
Đối với BIDV có thể rút ra một số kinh nghiệm từ các ngân hàng thương mại trong nước như:
Một là, kết hợp cho vay ưu đãi về lãi suất với việc hỗ trợ doanh nghiệp về các loại phí dịch vụ ngân hàng, tỷ giá mua bán ngoại tệ... Trong hoàn cảnh kinh tế trong nước còn chưa ổn định, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn, việc thực hiện đồng bộ các giải pháp hỗ trợ khách hàng là vô cùng quan trọng. Điều này cũng tăng cường sự gắn bó trong mối quan hệ giữa ngân hàng và khách hàng.
Hai là, thông qua các tổ chức, hiệp hội, đoàn thể để đẩy mạnh cho vay ưu đãi đến các đối tượng theo chỉ đạo của Chính phủ và NHNN, xây dựng thương hiệu BIDV thân thiết, gần gũi với không chỉ các doanh nghiệp truyền thống mà cả khách hàng mới, khách hàng cá nhân.
Ba là, tổ chức triển khai đồng bộ các chính sách của Chính phủ và NHNN cũng như những gói tín dụng ưu đãi riêng của BIDV đến các chi nhánh trong toàn hệ thống. Tránh tình trạng chỉ triển khai ở những chi nhánh lớn, chi nhánh chủ lực trong hệ thống, trong khi khách hàng ở những vùng miền xa xôi, khó khăn lại không tiếp cận được nguồn vốn ưu đãi. Để làm được điều này, BIDV không nhất thiết phải tổ chức các cuộc họp trực tiếp gây lãng phí thời gian và chi phí. Hệ thống mạng thông tin nội bộ có thể truyền tải được tất cả các nội dung này. Điều cần thiết đối với các chi nhánh là thường xuyên cập nhật thông tin, chỉ đạo của Hội sở chính và triển khai nhanh chóng, kịp thời, đảm bảo hiệu quả của các chương trình hỗ trợ tín dụng.
Kết luận chương 1
Chương 1 đã làm rõ khái niệm, đặc điểm, vai trò của tín dụng ngân hàng đối với nền kinh tế. Toàn cảnh nền kinh tế và những chỉ đạo của Chính phủ, của Ngân hàng Nhà nước về các giải pháp tháo gỡ khó khăn trong sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường trong giai đoạn 2011 - 2013 cũng đã được tổng hợp một cách khái quát, đi vào chi tiết ở một số nội dung quan trọng. Cuối chương 1 là kinh nghiệm cho vay hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ, cho vay hỗ trợ nhu cầu nhà ở tại một số nước trên thế giới. Qua đó rút ra một số bài học kinh nghiệm mà Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có thể xem xét vận dụng.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG CHO VAY ƯU ĐÃI THEO CHỈ ĐẠO
CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM
CHI NHÁNH HÀ NỘI
2.1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM - CHI NHÁNH HÀ NỘI