Tình hình tín dụng

Một phần của tài liệu 0731 mở rộng cho vay ưu đãi theo chỉ đạo của NH nhà nước tại NHTM CP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh hà nội luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 57 - 61)

Hoạt động tín dụng vẫn là hoạt động chính của ngân hàng. Ta xét một số chỉ tiêu phản ảnh tình hình tín dụng của chi nhánh Hà Nội.

Bảng 2.2. Một số chỉ tiêu tín dụng tại BIDV Hà Nội

Năm 2010, cùng với tốc độ tăng trưởng nhanh của nguồn vốn huy động và tổng tài sản, dư nợ của chi nhánh cũng tăng cao nhất với tỷ lệ 17%. Bước sang năm 2011, trước bối cảnh kinh tế trong nước và quốc tế có nhiều khó khăn, tốc độ tăng trưởng chậm lại, dư nợ chỉ tăng hơn 3 tỷ đồng, tương đương với 0,06%. Năm 2012 có dấu hiệu của sự phục hồi khi dư nợ của BIDV Hà Nội tăng 644,5 tỷ đồng, về số tương đối tăng 14,2%. Năm 2013, tốc độ tăng trưởng dư nợ gần 8%, phù hợp với tình hình chung của hệ thống BIDV và toàn ngành ngân hàng Việt Nam.

Số dư bảo lãnh của BIDV Hà Nội tương đối lớn và nhìn chung tăng trưởng qua các năm. Thời điểm cuối năm 2010 tăng 29% /năm; nhưng năm 2011 dư bảo lãnh lại giảm nhẹ (giảm 0,12% so với đầu năm). Năm 2012 và 2013 tốc độ tăng tương ứng là 19%/năm và 18,7%/năm.

Về chất lượng tín dụng, BIDV Hà Nội luôn đảm bảo chất lượng tín dụng khá tốt, kiểm soát nợ xấu thấp hơn mức mục tiêu mà Hội sở giao hàng năm. Giai đoạn 2009 - 2012, tỷ lệ nợ xấu luôn ở mức thấp dưới 1% và giảm dần qua các năm. Năm 2013, tổng dư nợ tăng gần 413 tỷ đồng tương ứng tăng

3%, song tỷ lệ nợ xấu đã được kiểm soát tốt ở mức 1,17%. Tỷ lệ nợ xấu mặc dù có tăng so với 2012 nhưng vẫn ở mức thấp so với mặt bằng chung trong bối cảnh kinh tế không thuận lợi. Tỷ lệ nợ nhóm 2/Tổng dư nợ mặc dù có biến động qua các năm nhưng chỉ ở ngưỡng trung bình là 4%.

Nhìn chung hoạt động tín dụng của BIDV Hà Nội có sự tăng trưởng khá tốt qua các năm. BIDV Hà Nội luôn đảm bảo chất lượng tín dụng ở mức an toàn, duy trì tỷ lệ nợ nhóm 2 và nợ xấu trên tổng dư nợ luôn ở mức thấp hơn so với chỉ tiêu được Hội sở chính giao phó.

Như vậy, BIDV Hà Nội là một trong những chi nhánh được thành lập sớm nhất của hệ thống BIDV, hiện nay là một trong ba chi nhánh chủ lực, đóng góp vai trò quan trọng vào sự phát triển của toàn hệ thống. Tính đến 31/12/2013, tổng tài sản của chi nhánh đã đạt trên 10.000 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế trên 258 tỷ đồng và dư nợ cuối kỳ trên 5.500 tỷ đồng. Chất lượng tín dụng luôn được đảm bảo thể hiện qua tỷ lệ nợ xấu trung bình chỉ khoảng 1% trong tổng dư nợ của chi nhánh. Tiền thân là ngân hàng cấp phát nên đối tượng khách hàng chủ yếu của BIDV Hà Nội là các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây lắp, trong đó phần lớn là các doanh nghiệp nhà nước đã và đang được cổ phần hóa. Dư nợ của nhóm khách hàng này chiếm trung bình khoảng 45% dư nợ toàn chi nhánh. Những năm gần đây, chi nhánh đã mở rộng đối tượng khách hàng là những doanh nghiệp thương mại, dịch vụ, xuất nhập khẩu... và khách hàng cá nhân. Tuy vậy, dư nợ bán lẻ tại BIDV Hà Nội vẫn ở mức thấp, trung bình khoảng 5% tổng dư nợ của chi nhánh, chưa đáp ứng được theo định hướng phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ của BIDV Hà Nội nói riêng và BIDV nói chung. Xuất phát là chi nhánh được thành lập sớm nhất nên đội ngũ nhân sự của chi nhánh có độ tuổi trung bình cao hơn so với toàn hệ thống. Do đó, sự năng động, nhạy bén của cán bộ phần nào còn hạn chế so với các chi nhánh trẻ khác. Đây cũng là một rào cản trong việc tìm

kiếm khách hàng mới, mở rộng tín dụng cũng như mở rộng cho vay ưu đãi theo chỉ đạo của NHNN tại chi nhánh.

Bên cạnh đó, BIDV Hà Nội còn là một chi nhánh tuân thủ rất nghiêm ngặt các quy định, quy trình về cho vay, bảo đảm tiền vay... Thậm chí, chi nhánh còn ban hành những quy định nội bộ chặt chẽ hơn so với quy định chung của Hội sở chính. Trong một số trường hợp, khoảng thời gian từ khi khách hàng đề nghị vay vốn cho đến khi khoản vay được phê duyệt bị kéo dài hơn so với thông thường. Nguyên nhân là do các món vay này cần qua thẩm định rủi ro của Bộ phận Quản lý rủi ro, thậm chí phải đưa ra Hội đồng tín dụng chi nhánh xem xét quyết định. Khi đó nhu cầu vay vốn của khách hàng chưa được đáp ứng kịp thời, phần nào gây khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng. Đây cũng là một điểm mà chi nhánh cần lưu ý cải tiến để đáp ứng kịp thời nguồn vốn hỗ trợ khách hàng. Nội dung cụ thể sẽ được đề cập ở chương sau.

2.2. THỰC TRẠNG CHO VAY ƯU ĐÃI THEO CHỈ ĐẠO CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM - CHI NHÁNH HÀ NỘI

Một phần của tài liệu 0731 mở rộng cho vay ưu đãi theo chỉ đạo của NH nhà nước tại NHTM CP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh hà nội luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 57 - 61)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(121 trang)
w