.Kinh nghiệm từ một số nước trên thế giới

Một phần của tài liệu 0731 mở rộng cho vay ưu đãi theo chỉ đạo của NH nhà nước tại NHTM CP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh hà nội luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 37 - 41)

Kinh nghiệm hô trợ Doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Hoa Kỳ

Hoa Kỳ tiến hành hàng loạt các nội dung về cải cách khung pháp lý bao gồm đơn giản hóa thủ tục đăng ký kinh doanh (thời gian đăng ký kinh doanh giảm xuống chỉ mất vài giờ với mức phí vài đô la), cắt bỏ các giấy phép, điều kiện về thủ tục gia nhập thị trường, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp trong một số lĩnh vực chính, nâng cao các biện pháp hỗ trợ về an sinh xã hội. Các chính sách cụ thể như sau:

-Hỗ trợ tài chính: SBA là cơ quan quản lý trực tiếp Chương trình tiếp cận tín dụng cho DNVVN, nguồn vốn của Chương trình này được lấy từ các khoản hỗ trợ, đầu tư của 5.000 ngân hàng thương mại, công ty tài chính, 170 tổ chức phi chính phủ, Viện Tài chính phát triển cộng đồng và khoảng 300 công ty đầu tư tài chính tư nhân. Chương trình này bao gồm 3 chương trình

hỗ trợ tài chính cơ bản (i) Chương trình cho vay 7(a); (ii) chương trình 504; và (iii) các khoản vay nhỏ khác. Chương trình cho vay 7(a) hỗ trợ mức tín dụng cao nhất cho các doanh nghiệp với các khoản bảo lãnh lên tới 5 triệu USD. Chương trình 504 là chương trình bảo lãnh lớn tiếp theo, với mức hỗ trợ tín dụng tối đa 5 triệu USD phục vụ cho các mục đích mua sắm tài sản. Ngoài ra, Hoa Kỳ còn có chương trình hợp tác với Chính phủ Canada thông qua một cơ quan hỗ trợ tài chính ở Hoa Kỳ là Ngân hàng phát triển doanh nghiệp (BDB) để hỗ trợ các doanh nghiệp khi bắt đầu gia nhập thị trường.

-Hỗ trợ quản lý và đào tạo lao động: SBA thành lập và quản lý mạng lưới các Trung tâm phát triển DNVVN chịu trách nhiệm tư vấn, hỗ trợ đào tạo cho các DNVVN. Các Trung tâm này duy trì một mạng lưới kết nối rộng khắp, cung cấp và trao đổi các chương trình tư vấn quản lý và đào tạo nghề và là diễn đàn trao đổi chính thức giữa chủ doanh nghiệp, người lao động, công chúng và Chính phủ.

-Hỗ trợ công nghệ và xúc tiến xuất khẩu: Hoa Kỳ cũng thành lập các Chương trình chuyển giao công nghệ kinh doanh nhỏ, Quỹ hợp tác mở rộng chế tạo và chương trình nghiên cứu đổi mới kinh doanh nhỏ. Về xúc tiến xuất khẩu, Ủy ban điều phối xúc tiến xuất khẩu Hoa Kỳ chịu trách nhiệm cung cấp các thông tin về thị trường nước ngoài, pháp luật, thông lệ quốc tế và các dịch vụ hỗ trợ thông qua 100 văn phòng trên khắp Hoa Kỳ, đặc biệt là các hoạt động hỗ trợ phát triển thương mại điện tử đối với các DNVVN.[15]

Kinh nghiệm hô trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ của Pháp

Pháp có một chính sách hỗ trợ riêng cho việc khởi sự doanh nghiệp. Chính sách này tập trung chính vào việc tạo ra công ăn việc làm cho xã hội và hỗ trợ duy trì sự hoạt động và phát triển của các công ty sau khi thành lập. Chương trình được chia thành 3 nhóm chính gồm:

cơ quan cung cấp các thông tin về thị trường, bảo hiểm xã hội, thuế và hệ thống pháp luật tại Pháp.

- Đào tạo và hướng dẫn doanh nghiệp: Pháp có cả một hệ thống tổ chức quốc gia cung cấp các chương trình đào tạo từ việc xây dựng kế hoạch trước khi tiến hành hoạt động kinh doanh cho đến hướng dẫn quản lý sau khi khởi sự.

-Hỗ trợ tài chính: Chính phủ Pháp áp dụng 3 mô hình bảo lãnh tín dụng gồm: bảo lãnh tín dụng của cơ quan tài chính Chính phủ; bảo lãnh tín dụng của các tổ chức phi lợi nhuận và các chương trình vay vốn của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội Pháp.[15]

Kinh nghiệm hô trợ nhà ở cho người có thu nhập thấp tại một số nước

- Thành lập Quỹ tiết kiệm nhà ở:

Quỹ tiết kiệm nhà ở được một số nước trên thế giới áp dụng khá thành công như ở Singapore, Maylaysia, Đức... Tại Singgapore, Quỹ tiết kiệm Trung ương (Central Provident Fund - CPF) được thành lập là quỹ tiết kiệm xã hội của người lao động Singapore, theo đó mỗi người lao động sẽ sở hữu 03 tài khoản tiết kiệm bao gồm: Tài khoản tiết kiệm thông thường; Tài khoản đặc biệt; Tài khoản y tế. Trong đó, tài khoản Tiết kiệm thông thường được dùng cho mục đích sở hữu nhà ở. Tỷ lệ tiết kiệm % đóng góp của từng cá nhân vào quỹ phụ thuộc vào độ tuổi và thu nhập của người đó. Người lao động đóng góp 5-20% thu nhập, công ty sử dụng lao động đóng góp 6,5-16%.

Mô hình quỹ nhà ở xã hội tại Đức được vận hành thông qua các Quỹ đại chúng. Nguồn quỹ của Nhà nước được dùng để hỗ trợ các công ty phát triển nhà, đặc biệt dưới dạng thuế ưu đãi cho khối tư nhân kinh doanh phát triển nhà. Còn người dân được thuê, mua nhà với giá ưu đãi.

- Quy định về tỷ lệ nhà thu nhập thấp trong các dự án phát triển nhà ở: Chính phủ Philippines đã ban hành Luật Nhà ở năm 1992 quy định các công ty phát triển dự án khu dân cư phải dành 20% quỹ đất hoặc 20% tổng chi

phí của dự án để xây dựng nhà ở vì mục đích xã hội. Malaysia quy định trong mỗi dự án phát triển nhà ở phải có ít nhất 30% nhà ở dành cho người có thu nhập thấp.

- Về quy định điều kiện cho thuê, mua đối với người có thu nhập thấp: Theo quy định của Tổng Cục phát triển nhà ở của Singapore (HDB) điều kiện cho thuê, mua nhà tương tự nhau, bao gồm các điều kiện sau: Phải là công dân Singapore và trong gia đình phải có ít nhất một thành viên khác là công dân Singapore đủ 21 tuổi trở lên, có tài khoản đóng góp vào HDB. Đồng thời HDB cũng quy định về thành phần gia đình, cơ chế và mức thu nhập để được mua căn hộ. Mỗi hộ gia đình Singapore đủ điều kiện có thể mua các căn hộ dưới đây chỉ hai lần: Căn hộ của HDB; Các căn hộ bán lại (resale flat) hình thức mua nhà của Quỹ Tiết kiệm Trung ương (CPF housing Grant).

Đối với Malaysia, điều kiện để được mua nhà ở dành cho người có thu nhập thấp được quy định theo hướng đơn giản hóa hơn: Người mua nhà thu nhập thấp được vay tối đa 25% khoản vay nếu người vay có tài sản đảm bảo, quyền sở hữu nhà chỉ được bàn giao khi người mua đã trả hết các khoản vay.

- Về chính sách tín dụng ngân hàng khi người thu nhập thấp mua nhà: Tại Hàn Quốc, từ năm 2004 đã thực hiện hỗ trợ vốn trực tiếp đối với những người muốn mua nhà và lần đầu tiên mua nhà từ “Chương trình kế hoạch mua nhà lần đầu” với mức vay lên đến 70% tổng giá trị căn nhà hoặc 100 triệu Won, với lãi suất thấp vào khoảng 6% - 6.5%/năm. Mức lãi suất có thể giảm dần còn 3% đối với những người có thu nhập thấp hơn.

- Về chính sách giá cả đối với nhà thu nhập thấp:

Tùy theo từng nước có cách thức quản lý khác nhau. Tại Anh, Chính phủ áp dụng, quản lý và điều tiết giá cho thuê nhà ở (quy định mức độ biến động của giá cho thuê nhà ở), bình thường giá cho thuê theo cơ chế thị trường. Với Singapore, ưu đãi giá thuê nhà thông qua quy định được thể hiện

trong điều kiện thuê. Còn với bán nhà thu nhập thấp, Singapore thực hiện cơ chế mua nhà ở ưu đãi cho người thu nhập thấp (Additional CPF Housing Grant - AHG) được áp dụng lần đầu tiên vào tháng 03/2006, dùng để hỗ trợ các công dân/hộ gia đình có thu nhập ổn định để mua căn hộ lần đầu của HDB. Đây là một cơ chế trợ cấp thêm ngoài các ưu đãi thông thường mà người lao động mua nhà sử dụng tài khoản trong Quỹ tiết kiệm trung ương (CPF). Cơ chế này ngày càng được cải thiện tạo điều kiện cho người thu nhập thấp có điều kiện sở hữu căn hộ một cách dễ dàng hơn.[16]

Nhìn chung, với việc bán nhà thu nhập thấp, hầu hết Chính phủ các nước đều có chính sách trợ giá thông qua việc bao cấp một phần giá nhà hay các ưu đãi khác để việc hình thành giá nhà được thấp hơn nhằm đảm bảo nhu cầu về nhà ở thu nhập thấp cho các đối tượng chính sách.

Một phần của tài liệu 0731 mở rộng cho vay ưu đãi theo chỉ đạo của NH nhà nước tại NHTM CP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh hà nội luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 37 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(121 trang)
w