Kiến nghị đối vớiBIDV

Một phần của tài liệu 0731 mở rộng cho vay ưu đãi theo chỉ đạo của NH nhà nước tại NHTM CP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh hà nội luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 117 - 121)

Thứ nhất, tăng cường mối quan hệ với các hiệp hội, tổ chức doanh nghiệp. Thực tế cho thấy nhiều khách hàng vẫn khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn tín dụng lãi suất thấp. Trong khi đó, ngân hàng muốn mở rộng cho vay ưu đãi lại chưa đạt được kết quả cao. Do đó, cần tăng cường mối quan hệ giữa ngân hàng với các hiệp hội, tổ chức doanh nghiệp như: Hiệp hội DNVVN, Hiệp hội doanh nghiệp xuất nhập khẩu, Hiệp hội doanh nghiệp hỗ trợ công nghiệp... Khi mối quan hệ này được củng cố, việc mở rộng cho vay ưu đãi của ngân hàng sẽ hiệu quả hơn. Cung và cầu về vốn có thể gặp nhau một cách dễ dàng, tạo thuận lợi cho cả hai bên.

Thứ hai, chỉ đạo chi nhánh thực hiện cho vay ưu đãi theo chiều sâu. Tức là mỗi nhóm chi nhánh ở từng địa bàn cụ thể sẽ tùy thuộc vào vị trí địa lý, thị phần phát triển để triển khai những gói tín dụng phù hợp. Không nhất thiết một chi nhánh phải có dư nợ cho vay ưu đãi đối với tất cả các ngành nghề, lĩnh vực kinh tế ưu tiên mà sẽ tập trung vào những đối tượng khách hàng tiềm năng của chi nhánh để triển khai. Tránh tình trạng chỉ đạo dàn trải, thiếu trọng tâm làm cho chi nhánh gặp khó khăn, kết quả đạt được không như mong muốn.

Thứ ba,đẩy mạnh các chương trình tài trợ theo chuỗi cung ứng cho khách hàng, từ đơn vị cung ứng, đơn vị sản xuất, đơn vị thu mua, đơn vị tiêu thụ. Việc thực hiện các gói hỗ trợ theo chuỗi cung ứng sẽ tăng hiệu quả hoạt động cho vay của ngân hàng, kiểm soát được các mục đích đầu vào, đầu ra của khách hàng, mở rộng đối tượng khách hàng từ những khách hàng hiện có. Ngoài ra, việc tham gia vào chuỗi cung ứng sẽ tạo điều kiện cho ngân hàng

am hiểu hơn về hoạt động của khách hàng, từ đó xây dựng những chính sách tín dụng phù hợp với thực tế hoạt động sản xuất kinh doanh.

Kết luận chương 3

Trên cơ sở những lý luận cơ bản ở Chương 1 về tín dụng tại ngân hàng thương mại, những chỉ đạo của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về cho vay ưu đãi đối với một số ngành nghề, lĩnh vực kinh tế cụ thể,Chương 2 của luận văn tập trung phân tích hoạt động cho vay ưu đãi tại chi nhánh Hà Nội. Nội dung Chương 3 đề xuất một số giải pháp đối với BIDV Hà Nội, đồng thời kiến nghị đối với Nhà nước, NHNN, BIDV nhằm hỗ trợ chi nhánh trong việc mở rộng cho vay đối với các đối tượng ưu tiên.

KẾT LUẬN

Trong hoàn cảnh kinh tế trong nước gặp nhiều khó khăn do những bất ổn của kinh tế thế giới, doanh nghiệp gặp khó khăn trong tiếp cận vốn tín dụng, đặc biệt là nguồn vốn với lãi suất thấp, việc mở rộng cho vay ưu đãi là rất cần thiết. Chính phủ và NHNN đã có những chỉ đạo cụ thể về ưu tiên cho vay đối với một số ngành nghề, lĩnh vực kinh tế bao gồm: nông nghiệp nông thôn, doanh nghiệp sản xuất kinh doanh hàng xuất khẩu, doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp công nghệ cao, doanh nghiệp hỗ trợ công nghiệp, lĩnh vực bất động sản. Việc mở rộng cho vay ưu đãi một phần thể hiện vai trò trong việc hỗ trợ các doanh nghiệp trong giai đoạn kinh tế khó khăn, một phần đem lại lợi ích cho chính ngân hàng.

Với ý nghĩa như thế, trong phạm vi nghiên cứu của luận văn, tác giả đã chú trọng phân tích thực trạng triển khai cho vay ưu đãi các ngành nghề, lĩnh vực kinh tế theo chỉ đạo của NHNN và đề xuất một số giải pháp nhằm mở rộng hoạt động này. Luận văn đã đạt được một số kết quả chính sau:

Một là, tiếp cận một cách hệ thống và toàn diện về tín dụng ngân hàng. Trên cơ sở phân tích bối cảnh kinh tế cụ thể tại Việt Nam, luận văn tổng hợp những chỉ đạo của Chính phủ và tiếp theo là của NHNN về cho vay một số ngành nghề, lĩnh vực kinh tế ưu tiên giai đoạn 2011 - 2013. Bên cạnh việc trình bày kinh nghiệp của một số nước trên thế giới bao gồm cả các nước phát triển và các nước đang phát triển trong khu vực, luận văn cũng nghiên cứu kinh nghiệm của một số ngân hàng trong nước nhằm rút ra bài học cho nước ta nói chung và BIDV nói riêng.

Hai là, giới thiệu khái quát về BIDV và BIDV Hà Nội. Phân tích thực trạng triển khai cho vay ưu đãi theo chỉ đạo của NHNN tại chi nhánh Hà Nội. Trên cơ sở đó đánh giá những kết quả đạt được cũng như những hạn chế còn tồn tại và nguyên nhân của những hạn chế đó.

Ba là, trên cơ sở những nghiên cứu lý luận, nghiên cứu thực trạng triển khai cho vay đối với các ngành nghề, lĩnh vực kinh tế ưu tiên tại BIDV Hà Nội, luận văn đã đưa ra những quan điểm có tính chất định hướng cho hoạt động này. Từ đó, các giải pháp đối với chi nhánh Hà Nội nói riêng, những kiến nghị đối với Nhà nước, NHNN, BIDV đã được đưa ra nhằm giúp cho hoạt động cho vay ưu đãi được mở rộng một cách hiệu quả, góp phần thực hiện chỉ đạo của Chính phủ cũng như chỉ đạo của NHNN.

Mặc dù đã rất cố gắng trong quá trình hoàn thiện luận văn, song đây là một vấn đề khá phức tạp, với sự hiểu biết và tầm nhìn có hạn nên luận văn không thể tránh khỏi những khiếm khuyết. Tác giả luận văn rất mong nhận được sự góp ý của các nhà khoa học, thầy cô giáo và các bạn để có thể tiếp tục hoàn thiện đề tài nghiên cứu của mình. Xin chân thành cảm ơn.

2. Báo cáo thực hiện các gói tín dụng ưu đãi các năm 2011, 2012, 2013, 6 tháng đầu năm 2014, BIDV Hà Nội.

3. Chính phủ (2011), Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 09/01/2011về những giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2011.

4. Chính phủ (2011), Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 24/02/2011 về các nhóm giải pháp chủ yếu để thực hiện nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách lúc đó là kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội.

5. Chính phủ (2012)Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 03/01/2012về những giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2012.

6. Chính phủ (2012), Nghị quyết số 31/2012/QH13 ngày 08/11/2012 về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2013.

7. Chính phủ (2013), Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 07/01/2013 về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hô trợ thị trường, giải quyết nợ xấu.

8. Chính phủ (2014), Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 02/01/2014 về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2014.

9. Bộ xây dựng (2013), Thông tư số 07/2013/TT-BXD ngày 15/5/2013 hướng dân việc xác định các đối tượng được vay vốn hô trợ nhà ở theo Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 07/01/2013.

10. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2013), Thông tư số 11/2013/TT-NHNN quy định về cho vay hô trợ nhà ở theo Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày

ngân hàng an toàn, hiệu quả 2012.

12. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2013), Chỉ thị 01/CT-NHNN ngày 31/01/2013 về tổ chức thực hiện chính sách tiền tệ và đảm bảo hoạt động ngân hàng an toàn, hiệu quả 2013.

13. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2014), Chỉ thị 01/CT-NHNN ngày 15/01/2014 về tổ chức thực hiện chính sách tiền tệ và đảm bảo hoạt động ngân hàng an toàn, hiệu quả năm 2014.

14. Bích Hạnh (2009), Cho vay hô trợ lãi suất: Vietinbank chia sẻ khó khăn cùng doanh nghiệp, Tạp chí Ngân hàng, tr.42-44.

15. Nguyễn Đức Tâm (2012), Kinh nghiệm của một số nước phát triển về chính sách hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa,

www.dangkykinhdoanh. gov.vn

16. Ngô Xuân Thanh (2013), Kinh nghiệm của một số quốc gia trong việc sử dụng chính sách tài chính phát triển nhà ở cho người có thu nhập thấp,

www.khoahockiemtoan.vn

17. Bùi Đức Thọ (2013), Tổng quan phát triển kinh tế Việt Nam giai đoạn 2011 - 2013.

18. Mai Thụy (2011), Ai sẽ hô trợ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, Tạp chí Ngân hàng, tr.58-59.

19. Nguyễn Văn Tiến và Nguyễn Thị Lan (2014), Giáo trình Tín dụng ngân hàng, NXB Thống kê.

20. Cù Anh Tuấn (2009), Vai trò chủ lực trong lĩnh vực tín dụng phát triển nông nghiệp - nông thôn, Tạp chí Ngân hàng, tr.38-40.

Một phần của tài liệu 0731 mở rộng cho vay ưu đãi theo chỉ đạo của NH nhà nước tại NHTM CP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh hà nội luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 117 - 121)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(121 trang)
w