a. Môi trường kinh tế vĩ mô
- Các chính sách kinh tế vĩ mô của Nhà nước: Chính sách kinh tế vĩ mô là tổng thể tác động định hướng và điều hành nền kinh tế của Nhà nước nhằm đạt
được những mục tiêu cơ bản. Chính sách đó tác động trực tiếp hoặc gián tiếp thông
qua khu vực sản xuất đến hoạt động ngân hàng. Một nền kinh tế đóng bắt
buộc các
ngân hàng hướng về việc khai thác các nguồn vốn trong nước một cách đơn điệu,
các hoạt động ngân hàng bị bó hẹp trong các quan hệ kinh tế với các doanh nghiệp
nội địa vừa yếu kém vừa có nhu cầu vốn cao. Ngược lại trong một nền kinh tế mở,
nói chung và hoạt động dịch vụ NHBL nói riêng là tổng thể các quy định của pháp luật và các văn bản dưới luật quy định khuôn khổ pháp lý cho hoạt động dịch vụ NHBL, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể tham gia hoạt động dịch vụ NHBL trong xã hội. Đối với hoạt động ngân hàng nói chung và lĩnh vực NHBL nói riêng, hệ thống các quy định của pháp luật còn thiếu và chưa thực sự đồng bộ; đặc biệt trong lĩnh vực dịch vụ ngân hàng, ngoài các quy định chung tại các văn bản như Bộ luật dân sự, Luật các TCTD, Luật doanh nghiệp, Luật thương mại điện tử thì vẫn còn thiếu các quy định chi tiết, cụ thể trong hoạt động NHBL nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cả ngân hàng và khách hàng, tạo môi trường pháp lý minh bạch, ổn định góp phần phát triển mạnh mẽ dịch vụ NHBL.
- Môi trường xã hội: đây là tổng hòa các mối quan hệ xã hội, các tập quán, thói quen, văn hóa của từng khu vực, quốc gia. Các yếu tố của môi trường xã hội
không chịu sự điều tiết của ngân hàng, nhưng chúng sẽ gián tiếp tác động
mạnh mẽ
tới hoạt động của Ngân hàng. Môi trường xã hội bao gồm các yếu tố như
chính trị,
dân số, tài nguyên thiên nhiên hay kể cả những đặc điểm về nền tảng văn hóa của
một địa phương cụ thể nào đó. Chế độ chính trị là một yếu tố quyết định tới mô
hình phát triển nền kinh tế của một quốc gia. Các yếu tố liên quan đến dân số như
thu nhập dân cư, trình độ dân trí... có tác động lớn tới việc sử dụng các dịch vụ
ngân hàng. Nếu trình độ dân trí chưa cao, người dân kém hiểu biết về ngân
hàng và
hoạt động ngân hàng, họ không thấy được lợi ích của việc sử dụng các dịch
vụ ngân
giờ, chuyển tiền điện tử, thanh toán tiền POS... Đặc biệt hiện nay hầu hết các ngân hàng đã và đang chuyển sang sử dụng hệ thống công nghệ tự động và điện tử thay thế cho lao động thủ công trong việc cung cấp dịch vụ thanh toán, cấp tín dụng và nhận tiền gửi của khách hàng.
b. Môi trường vi mô
- Nguy cơ từ các NH cạnh tranh: Cạnh tranh trong lĩnh vực dịch vụ NHBL trở nên quyết liệt khi số lượng ngân hàng tham gia trên thị trường tăng, đặc
biệt là
sự xuất hiện của nhiều ngân hàng nước ngoài. Đồng thời, các ngân hàng ngày càng
mở rộng danh mục sản phẩm dịch vụ, áp lực cạnh tranh đóng vai trò như một lực
đẩy tạo ra sự phát triển sản phẩm dịch vụ NHBL cả hiện tại và tương lai. Vì vậy,
việc theo dõi thường xuyên hoạt động của các đối thủ cạnh tranh sẽ mang lại những
thông tin quan trọng trong việc xây dựng chính sách sản phẩm dịch vụ NHBL.
Những thông tin về chiến lược sản phẩm dịch vụ của đối thủ cạnh tranh sẽ là
căn cứ
quan trọng trong việc khai thác và phát triển danh mục sản phẩm dịch vụ NHBL
của ngân hàng và chúng cũng ảnh hưởng lớn tới khả năng cạnh tranh của mỗi ngân
hàng. Đặc biệt, những thông tin về những thay đổi trong chiến lược phát triển dịch
vụ của đối thủ cạnh tranh sẽ đem lại cho ngân hàng những giá trị nhất định như
ngân hàng có thể học hỏi kinh nghiệm, thậm chí sao chép những đặc tính sản phẩm
động; tính năng, chất lượng của sản phẩm đó có phù hợp với nhu cầu của khách hàng hay không; các đối thủ cạnh tranh đã sao chép sản phẩm hoặc cung cấp sản phẩm khác có cùng tính năng chưa?... từ đó các NHTM có biện pháp/ giải pháp thích hợp nhằm nâng cao chất lượng, tính năng, tiện ích của sản phẩm dịch vụ NHBL để cung cấp cho khách hàng.