201 5 2020 của chi nhánh BIDVHoàn Kiếm
3.3.3 Kiến nghị với các ngân hàng thương mạ
Hệ thống các NHTM cần tăng cường các quan hệ liên kết: Hệ thống cung
cấp các dịch vụ NHBL là ngành có lợi thế kinh tế theo quy mô và lợi thế kinh tế theo phạm vi mà hiểu một cách đơn giản là quy mô càng lớn, số người tham gia càng nhiều thì chi phí càng thấp và càng thuận tiện cho người sử dụng. Điều đáng nói là chi phí để thiết lập hệ thống thanh toán rộng khắp đòi hỏi một khoản đầu tư khổng lồ. Với quy mô hiện nay, khó có ngân hàng trong nước nào có thể tự mình làm được. Giải pháp duy nhất là các ngân hàng phải liên kết với nhau để cùng xây dựng hệ thống này.
Trong thời gian vừa qua, các NHTM đã có những nỗ lực cụ thể trong việc gia tăng mối liên kết giữa các ngân hàng, đặc biệt trong lĩnh vực thẻ. Tuy nhiên, các ngân hàng cần tích cực và chủ động hơn nữa trong việc liên kết với nhau để việc liên kết thật sự hiệu quả và chặt chẽ. Các hình thức liên kết về thẻ cần có sự quảng bá mạnh mẽ, để người dân hiểu và sử dụng tốt hơn các tiện ích mà sự liên kết đó mang lại. Nhờ đó, số lượng sử dụng dịch vụ ngân hàng sẽ tăng lên, nhất là hạn chế thanh toán tiền mặt theo chủ trương của Nhà nước.
Để có thể đẩy mạnh hoạt động NHBL trong giai đoạn tới, BIDV cần một mặt vận dụng một cách linh hoạt các kinh nghiệm trong hoạt động NHBL của một số ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam như: kinh nghiệm xây dựng chiến lược hoạt động NHBL của ANZ Việt Nam, kinh nghiệm xây dựng danh mục sản phẩm dịch vụ NHBL của HSBC Việt Nam, kinh nghiệm ứng dụng công nghệ hiện đại của Citibank Việt Nam. Mặt khác, cần khắc phục những mặt còn hạn chế, phát huy thế mạnh trong hoạt động NHBL tại ngân hàng mình bằng các giải pháp: xây dựng chiến lược phát triển hoạt động NHBL một cách đồng bộ nhất quán, xây dựng danh mục sản phẩm đa dạng tăng cường nhiều tiện ích, tiếp tục đầu tư về hạ tầng công nghệ, phát triển nguồn nhân lực, mở rộng mạng lưới chi nhánh và kênh phân phối một cách hiệu quả, đẩy mạnh hoạt động marketing và chăm sóc khách hàng, tăng cường hoạt động quản trị rủi ro. Đồng thời cũng kiến nghị Chính phủ, NHNN, NHTM một số vấn đề để tạo lập một môi trường pháp lý hoàn thiện, môi trường
kinh doanh hiệu quả, môi trường chính trị xã hội ổn định tạo điều kiện thuận lợi cho các ngân hàng TMCP nói chung và BIDV nói riêng phát triển hoạt động NHBL.
Tóm lại, trên cơ sở phân tích thực trạng mở rộng dịch vụ NHBL của chi nhánh BIDV Hoàn Kiếm giai đoạn 2012 - 2014 ở chương 2, chương 3 của luận văn đã đưa ra các giải pháp nhằm mở rộng dịch vụ NHBL của chi nhánh trên các phương diện: xây dựng chiến lược hoạt động, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, phát triển công nghệ, nâng cao chất lượng marketing... Đồng thời, tác giả cũng đưa ra các kiến nghị đối với Chính phủ, NHNN, các NHTM nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho chi nhánh thực hiện mở rộng dịch vụ NHBL trong thời gian tới.
KẾT LUẬN
Trong nền kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế đang diễn ra ngày càng sâu rộng và trên mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế xã hội, thì việc mở rộng dịch vụ NHBL có ý nghĩa vô cùng quan trọng, là biện pháp hữu hiệu để phát triển đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ ngân hàng góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, gia tăng quá trình luân chuyển vốn, đẩy nhanh quá trình phát triển kinh tế xã hội của đất nước, chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế theo hướng hiện đại.
Là chi nhánh của một ngân hàng TMCP hàng đầu Việt Nam, chi nhánh BIDV Hoàn Kiếm được đánh giá là có nhiều ưu thế so với các NHTM khác về quản trị, công nghệ, nguồn nhân lực... Tuy nhiên, điều đó không đảm bảo cho chi nhánh BIDV Hoàn Kiếm tiếp tục chiếm lĩnh ưu thế nếu không biết tiếp tục thay đổi, hoàn thiện để thích nghi với các điều kiện kinh doanh mới đang thay đổi từng ngày.
Trên cơ sở lý luận và phân tích tổng hợp số liệu thống kê, xuất phát từ thực trạng hoạt động và kinh doanh các sản phẩm ngân hàng bán lẻ của chi nhánh BIDV Hoàn Kiếm, nội dung luận văn đã nêu lên những hạn chế và nguyên nhân tồn tại, ảnh hưởng đến việc mở rộng dịch vụ ngân hàng bán lẻ đó là chi nhánh BIDV Hoàn Kiếm đã có những định hướng mục tiêu cụ thể nhưng trên thực tế vẫn chưa được Ngân hàng đẩy mạnh vì còn một số hạn chế nhất định: hạn chế về các sản phẩn dịch vụ, sự tương thích của hệ thống CNTT giữa các ngân hàng vẫn hạn chế, hoạt động marketing vẫn chưa có được sự chuyên nghiệp, bài bản... Chính vì vậy, hiệu quả của việc thực hiện mở rộng dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại BIDV Hoàn Kiếm chưa tương xứng với tiềm năng của chi nhánh. Trên cơ sở đó, đề tài đã đưa ra một số giải pháp cụ thể: xây dựng chiến lược phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ, hoàn thiện và phát triển các sản phẩm thỏa mãn tốt nhất nhu cầu ngày càng cao của khách hàng, đầu tư nâng cấp hạ tầng công nghệ, phát triển nguồn nhân lực, đẩy mạnh hoạt động marketing. với hy vọng góp phần hoàn thiện và phát triển hơn nữa việc mở rộng dịch vụ ngân hàng bán lẻ của chi nhánh BIDV Hoàn Kiếm trong giai đoạn hiện nay.
Nam chi nhánh Hoàn Kiếm là đề tài không mới nhưng là nội dung quan tâm của nhiều người, đặc biệt đối với những người luôn trăn trở về việc phát triển, mở rộng các dịch vụ ngân hàng bán lẻ của các NHTM Việt Nam hiện nay. Do tính chất phong phú của lĩnh vực nghiên cứu nên nội dung luận văn còn nhiều khiếm khuyết và hạn chế cần được bổ sung. Xin cám ơn sự tham gia đóng góp, chỉnh sửa của Quý thầy cô giáo và các bạn đồng nghiệp để tác giả có thể tiếp tục hoàn thiện hơn nữa những nghiên cứu trong luận văn.
2. Lê Khắc, Ngân hàng điện tử: Cuộc đua cho đẳng cấp mới, 2011
http://vef.vn/2011-01-11-ngan-hang-dien-tu-cuoc-dua-cho-dang-cap-moi
3. Vân Linh, ANZ chú trọng đến các doanh nghiệp nhỏ và vừa, 2010
http://www.tinkinhte.com/doanh-nghiep/phong-van-doanh-nghiep/anz-chu-trong-