Trong giai đoạn hiện nay, nền kinh tế vĩ mô có những biến động khó lường. Hoạt động của ngành ngân hàng là một lĩnh vực nhạy cảm, luôn có tác động qua lại đối với những biến động nhỏ của nền kinh tế, vì thế cũng chịu ảnh hưởng mạnh.
Năm 2012, do ảnh hưởng từ Nghị quyết 11 của Chính phủ về việc thắt chặt mức cung tiền, nền kinh tế trong nước rơi vào tình trạng khó khăn, trong đó nổi bật là thị trường bất động sản và chứng khoán suy thoái, một số lượng lớn các doanh nghiệp phá sản. Mặc dù mặt bằng lãi suất được điều chỉnh giảm từ mức 17-18% vào cuối năm 2011 nhưng những diễn biến của thị trường đã tác động không nhỏ đến tâm lý người dân. Hoạt động kinh doanh của các ngân hàng gặp nhiều khó khăn do tác động ảnh hưởng của nhiều yếu tố nội tại của nền kinh tế trong nước, được thể hiện thông qua tỷ lệ nợ xấu của các ngân hàng tăng cao [9].
Năm 2013, nền kinh tế thế giới vẫn còn nhiều bất ổn và biến động phức tạp. Khu vực đồng tiền chung Châu Âu vẫn đang chịu ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính và khủng hoảng nợ công. Những yếu tố không thuận lợi từ thị trường thế giới tiếp tục ảnh hưởng đến việc phát triển kinh tế trong nước. Trong nước, tăng trưởng GDP đạt mức 5,42% và chỉ số giá tiêu tăng 6,04%. Thị trường bất động sản và thị trường chứng khoán vẫn gặp nhiều khó khăn. Năm 2013 là thời điểm khó khăn nhất trong nhiều năm qua đối với hệ thống ngân hàng Việt Nam, nhưng với những nỗ lực thường xuyên, liên tục, cả hệ thống đã bước đầu vượt qua được những khó khăn. Theo đó, không những rủi ro của hệ thống ngân hàng giảm bớt với những chuyển biến tích cực như thanh khoản khả quan hơn, lãi suất huy động đã giảm 2-3% và lãi suất cho vay giảm 3-5%. Cùng với đó, quá trình tái cơ cấu các ngân hàng đã đạt được nhưng kết quả ban đầu đáng khích lệ, hiệu quả hoạt động kinh doanh ngân hàng được cải thiện (tăng trưởng tín dụng của toàn hệ thống đạt gần sát mục tiêu 15%; tỷ lệ an toàn vốn - CAR có giảm nhẹ nhưng vẫn ở mức 13,64%, cao hơn nhiều so với quy định tối thiểu 9% mà NHNN Việt Nam đang áp dụng; thanh khoản được cải thiện tốt hơn giai đoạn trước. Việc xử lý nợ xấu của hệ thống các NHTM Việt Nam thông qua Công ty mua bán nợ quốc gia VAMC cũng đã có nhưng
chuyển biến tích cực, tỷ lệ nợ xấu đã giảm mạnh từ mức 8,86% tổng dư nợ cuối năm 2012 xuống còn 4,55% đến hết 31/12/2015 [9].
Năm 2014, nền kinh tế Mỹ đã có những tín hiệu phục hồi rất tích cực và trở thành điểm sáng, tạo điều kiện cơ sở cho nền kinh tế thế giới hồi phục. Trong nước, tăng trưởng GDP đạt 5,98%, cao hơn so với mức tăng trưởng của năm 2013 (5,42%) và năm 2012 (5,25%). Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) năm 2014 ở mức 1,84%, đây là mức thấp kỷ lục trong vòng hơn 10 năm trở lại đây. Thị trường chứng khoán trong nước năm 2015 diễn biến thăng trầm với hai cú sốc sự kiện Biển Đông vào tháng 5 và cú sốc giá dầu trong 2 tháng cuối năm. Lãi suất ngân hàng ở mức thấp tạo động lực thúc đẩy giúp cho thị trường bất động sản trong nước khởi sắc. Mặc khác, người nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam có hiệu lực từ 1/7/2015 được dự báo làm tăng nhu cầu và thúc đẩy thị trường bất động sản trong thời gian tới. Hoạt động ngân hàng ghi nhận những tín hiệu tích cực, tăng trưởng tín dụng của toàn hệ thống ngân hàng cán đích 12% sớm, lãi suất trở về mức thấp nhất kể từ năm 2008, dự trữ ngoại hối tăng cao, tỷ giá ngoại tệ được kiểm soát trong biên độ đề ra. Quá trình xử lý nợ xấu của hệ thống ngân hàng đi đúng hướng dù vẫn còn nhiều khó khăn trong thời gian tới. Đặc biệt, năm 2014 chứng kiến mặt bằng lãi suất được điều chỉnh nhiều lần giảm từ khoảng trên 15%/năm (lãi vay) và khoảng 8%/năm (lãi tiền gửi) xuống lần lượt khoảng 8%/năm và 6%/năm. Theo đó, thu hẹp dần chênh lệch lãi suất cho thấy chính sách tiền tệ đang phát huy tác dụng bình ổn thị trường. Việc điều chỉnh giảm lãi vay đã tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp tái cơ cấu nguồn vốn, giảm chi phí tài chính [9,10,11].
- Môi trường pháp luật, chính sách:
Nhìn nhận khách quan, tuy Chính phủ cũng như Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã tăng tốc sửa đổi chính sách nhưng các ngân hàng vẫn phải hoạt động trong môi trường pháp lý thiếu đồng bộ, chồng chéo và thậm chí lạc hậu.
Các văn bản pháp quy về hoạt động ngân hàng chủ yếu được xây dựng trên cơ sở các giao dịch thủ công với nhiều loại giấy tờ và quy trình xử lý nghiệp vụ phức tạp. Trong khi đó, phát triển dịch vụ NHBL đòi hỏi phải áp dụng công nghệ
mới và quy trình nghiệp vụ hiện đại, nhanh chóng. Với tốc độ phát triển dịch vụ như hiện nay, nhiều quy định pháp lý đã tỏ ra bất cập và không bao hàm hết các mặt nghiệp vụ, gây khó khăn cho các NHTM khi muốn triển khai dịch vụ mới.
Hành lang pháp lý trong lĩnh vực thanh toán đã cải thiện khá nhiều, song, vẫn chưa đầy đủ và đồng bộ, đặc biệt là những vấn đề liên quan đến thanh toán điện tử và thương mại điện tử. Luật Giao dịch điện tử đã được Quốc hội thông qua ngày 19/11/2005 nhưng vẫn chưa đủ cơ sở để các ngân hàng tổ chức triển khai các kênh giao dịch điện tử vì chưa tạo được một cơ chế tổng hợp điều chỉnh hoạt động thương mại điện tử trong ngành Ngân hàng, chưa có sự chấp nhận đồng bộ giao dịch điện tử, chứng từ điện tử giữa các cơ quan quản lý Nhà nước có liên quan (như Tổng cục Thuế, Tổng cục Hải quan,...). Hệ thống văn bản pháp lý liên quan đến lĩnh vực thanh toán vẫn còn những điểm cần phải tiếp tục được chỉnh sửa, thay thế để có thể phù hợp với thông lệ quốc tế và nhu cầu của người sử dụng, kể cả các loại hình tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán không phải là ngân hàng, các tổ chức công nghệ thông tin cung ứng những sản phẩm, dịch vụ hỗ trợ cho các ngân hàng, các tổ chức làm dịch vụ thanh toán, chẳng hạn như những công ty cung cấp giải pháp công nghệ qua mạng Internet, các công ty kinh doanh dịch vụ thẻ, các tổ chức chuyên làm dịch vụ thanh toán bù trừ.
Mặc dù có nhiều nỗ lực song cho tới nay Việt Nam vẫn chưa thiết lập được khuôn khổ pháp lý chính thức cho hoạt động quản lý rủi ro tác nghiệp. Hiện nay, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) vẫn đang nghiên cứu để thiết lập lộ trình áp dụng Basel II cho ngành ngân hàng. Thông tư số 13/2010/TT-NHNN ngày 20/5/2010 và số 19/2010/TT-NHNN ngày 27/9/2010 quy định về tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng trên cơ sở xem xét áp dụng thông lệ Basel II. Song các NHTM vẫn đang mong đợi NHNN sớm ban hành những quy định cụ thể hướng dẫn triển khai hoạt động quản lý rủi ro tác nghiệp trên tất cả các mặt từ thiết lập chính sách, quy định, quy trình cho đến phương pháp đo lường, yêu cầu vốn tối thiểu đối với rủi ro tác nghiệp và cơ chế trích lập dự phòng rủi ro tác nghiệp.
hoạt động thanh toán chưa được công bố đầy đủ cho công chúng. Vì vậy, không chỉ người dân mà thậm chí nhiều doanh nghiệp còn rất ít hiểu biết hoặc hiểu biết mơ hồ về các dịch vụ thanh toán và phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt. Ngoài ra, các phương tiện thông tin đại chúng đôi khi còn phản ánh thiên lệch, khai thác những yếu điểm, lỗi kỹ thuật hoặc những yếu tố tiêu cực mang tính cá biệt để đưa lên công luận, khiến cho thông tin đến với những người tiêu dùng thường một chiều, thậm chí sai lạc, gây mất lòng tin vào một công cụ thanh toán nào đó ngay từ khi mới bắt đầu phát triển.
Hệ thống pháp lý bảo vệ thông tin cá nhân vẫn còn thiếu những quy định, chế tài cụ thể về bảo vệ đối tượng sử dụng thương mại điện tử. Nhìn chung, việc phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam hiện còn mang tính tự phát, đầu tư cho thương mại điện tử ở mỗi doanh nghiệp phụ thuộc vào tầm nhìn, quan điểm của lãnh đạo doanh nghiệp, có nhiều cá nhân, doanh nghiệp thành lập những website thương mại điện tử để giành vị thế tiên phong, tuy nhiên, tình hình chung là các website này chưa thực sự được marketing tốt và phát triển tốt để mang lại lợi nhuận kinh tế đáng kể. Hơn nữa, thực tế hiện nay, có những website bán hàng trực tuyến khá uy tín và hoạt động mua bán trên mạng cũng khá phát triển nhưng vẫn chỉ mang tính tự phát, manh mún do chưa có những chế tài để xử lý đối với các hành vi gian lận khi tham gia thương mại điện tử, khi mua bán hàng hóa qua mạng, nên khi xảy ra tranh chấp, gian lận, người mua là người phải chịu thiệt.
Những quy định để ngân hàng đẩy mạnh kinh doanh trong các lĩnh vực mới như ngoại hối, vàng, thanh toán, chuyển tiền, ứng dụng công nghệ thông tin... vẫn chưa được ban hành đầy đủ, trong khi NHNN khuyến cáo, chỉ nên triển khai những sản phẩm dịch vụ mới khi có khả năng phân tích và kiểm soát được rủi ro cũng như nguồn nhân lực đủ trình độ. Bên cạnh đó các quy định thiên về thủ tục, giấy tờ khiến cho các ngân hàng dù muốn vẫn khó lòng giản tiện các quy trình, thủ tục cho khách hàng. Để ra một sản phẩm mới, các ngân hàng cũng phải trải qua rất nhiều bước nhiều khâu xin phép, trình duyệt,...
Một nguyên nhân khiến cho hoạt động NHBL của BIDV nói riêng và hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam nói chung còn nhiều hạn chế đó chính là do môi trường dân cư, văn hóa-xã hội.
Do trình độ văn hóa chưa cao, hiểu biết về các dịch vụ ngân hàng hiện đại cũng như trình độ công nghệ còn thấp nên phần lớn người dân (đặc biệt là những người lớn tuổi và những người ở nông thôn, vùng sâu vùng xa) thường có tâm lý e ngại khi tiếp cận với các dịch vụ ngân hàng nói chung và dịch vụ NHBL nói riêng. Nhiều người dân sẵn sàng đi vay bên ngoài với lãi suất cao còn hơn phải đến ngân hàng với nhiều thủ tục lạ lẫm, lằng nhằng. Nhiều người sẵn sàng sử dụng những dịch vụ chuyển tiền cho người thân ở nước ngoài theo những kênh không chính thống (như chuyển tiền bằng các dịch vụ chợ đen) hơn là phải sử dụng dịch vụ chuyển tiền kiều hối tại ngân hàng. Đối với những người dân đã vượt qua được tâm lý e ngại ban đầu để đến sử dụng dịch vụ ngân hàng thì phần lớn họ vẫn thích và quen với những giao dịch tại quầy hơn là những giao dịch qua các kênh như Internet banking, Mobile banking. Họ cảm thấy e ngại và không tin tưởng khi sử dụng những dịch vụ công nghệ cao. Chính vì vậy những sản phầm ứng dụng công nghệ hiện đại chưa phát huy được tác dụng và được người dân ưa chuộng như các ngân hàng mong đợi.
Bên cạnh mặt hạn chế do trình độ văn hóa chưa cao, một trở ngại nữa cho sự phát triển dịch vụ NHBL chính là tập quán sinh hoạt của người dân và thói quen sử dụng tiền mặt trong giao dịch thanh toán hàng ngày đã ăn sâu bén rễ vào tư duy của người Việt. Tâm lý ngại thay đổi thói quen chi tiêu do trình độ dân trí còn thấp cộng thêm với sự e ngại khi không được thanh toán băng những đồng tiền thực sự mà chỉ nhìn thấy những con số trên giấy và trên máy khiến cho nhiều người dân chưa muốn tiếp cận với những dịch vụ mới.
Một hạn chế nữa là do tâm lý người Việt rất ngại để người khác biết thu nhập của mình. Họ sợ bị lộ bí mật đời tư nên nhiều người không mặn mà trong mở tài khoản ở ngân hàng nếu mục tiêu chỉ phục vụ cho nhu cầu chi tiêu cá nhân. Vì thế, dù có rất nhiều phương thức thanh toán không dùng tiền mặt thay thế như thẻ,
uỷ nhiệm chi, séc nhưng người mua vẫn sử dụng tiền mặt để thanh toán và người bán lại mang tiền đến nộp vào ngân hàng.
- Môi trường kỹ thuật công nghệ:
Thời gian gần đây, trước sự đòi hỏi của thị trường và cạnh tranh trong dịch vụ ngân hàng, tình hình đầu tư và ứng dụng công nghệ thông tin trong ngành Ngân hàng đã được cải thiện. Tuy nhiên trong thực tiễn, việc ứng dụng các công nghệ hiện nay vẫn còn nhiều bất cập:
- Thứ nhất, hạ tầng cơ sở kỹ thuật phục vụ cho hoạt động thanh toán phát triển chưa đồng bộ, mới tập trung ở các đô thị (chủ yếu tại các trung tâm thương
mại, các nhà hàng, siêu thị...); hệ thống POS chưa phát triển và thiếu hệ thống
chuyển mạch, dịch vụ cho hệ thống ATM còn nghèo nàn, vẫn chủ yếu là để
rút tiền
mặt. Số lượng máy ATM tuy có tăng, nhưng phân bổ chủ yếu ở các thành phố lớn,
các khu công nghiệp. vẫn còn tình trạng tại các trung tâm thương mại hay
siêu thị
lớn, khách hàng có trong tay thẻ tín dụng nhưng thay vì sử dụng thẻ tín dụng,
thì lại
ra các máy ATM rút tiền để thanh toán bởi họ chưa nhận thấy cái lợi của việc thanh
toán qua thẻ tín dụng. Hay tình trạng một đơn vị chấp nhận thẻ cùng tồn tại nhiều
thiết bị POS của các ngân hàng khác nhau để phục vụ cho các giao dịch bằng thẻ,
gây lãng phí trong đầu tư của các ngân hàng và khiến đơn vị chấp nhận thẻ cũng
chưa mặn mà với việc thanh toán bằng thẻ.
các thông tin được lưu trữ chủ yếu là về khách hàng doanh nghiệp, các hoạt động tiền tệ cho các bên liên quan, thông tin tín dụng cá nhân còn rất hạn chế.