Quy trình thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Ngân hàng thương mại cổ phần

Một phần của tài liệu 0851 nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tại NHTM CP công thương việt nam chi nhánh đống đa luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 47 - 48)

cổ phần Công thương Việt Nam - Chi nhánh Đống Đa

Công tác thẩm định dự án đầu tư trong hoạt động cho vay trên toàn hệ thống của NHCTVN đều được thực hiện ở 2 cấp:

- Tại Chi nhánh: Sau khi tiếp nhận hồ sơ xin vay theo dự án của khách hàng,

Phòng khách hàng của chi nhánh sẽ tiến hành thẩm định và trình giám đốc chi nhánh quyết định việc cho vay. Đối với những dự án vượt mức uỷ quyền phán quyết, giám đốc chi nhánh triệu tập hội đồng tín dụng chi nhánh để quyết định việc cho vay hay không hoặc trình Tổng giám đốc NHCTVN ra quyết định.

- Tại Trụ sở chính: Trên cơ sở hồ sơ thẩm định của chi nhánh, Phòng khách

hàng Trụ sở chính tiến hành tái thẩm định dự án trình Tổng giám đốc NHCTVN quyết định việc cho vay. Đối với những dự án lớn, phức tạp, Tổng giám đốc NHCTVN triệu tập họp Hội đồng tín dụng Trụ sở chính NHCTVN để ra quyết định.

Hoạt động thẩm định dự án đặc biệt là thẩm định tài chính dự án quyết định trực tiếp đến chất lượng tín dụng của bất kỳ một ngân hàng nào. Chính vì vậy, trong thời gian qua chi nhánh luôn chú trọng đến công tác thẩm định tài chính dự án nhằm nâng cao hiệu quả và đảm bảo an toàn vốn. Nhìn chung, công tác thẩm định tài chính dự án của chi nhánh thực hiện theo quy trình thống nhất sau:

Thu thập, xử lý thông tin Tiến hành tính toán các chỉ số về hiệu quả tài chính, khả năng trả nợ'... Đánh giá tính khả thi, hiệu quả, khả năng trả nợ của dự

án; dự bảo rủi ro

STT Chỉ tiêu Theo chủ đầu

Kết quả thẩm định

1 Tiền đất 36,941 36,941

2 Xây dựng 26,645 26,645

38

Bước 1: Thu thập, xử lý thông tin

Trong bước này, cán bộ thẩm định tiến hành thu thập, xử lý thông tin thu được từ kết quả thu được của công tác thẩm định kỹ thuật, thẩm định thị trường... của dự án. Cụ thể như sau:

- Thẩm định về khía cạnh thị trường của dự án sẽ được sử dụng để xác định sản lượng tiêu thụ, giá bán và doanh thu dự kiến.

- Thẩm định khả năng cung cấp vật tư, nguyên liệu cùng đặc tính dây chuyền công nghệ để xác định giá thành đơn vị, tổng chi phí sản xuất trực tiếp của dự án.

- Thẩm định tính khả thi của nguồn vốn để tính toán chi phí đầu tư ban đầu, khấu hao TSCĐ...

Bước 2: Tính toán các chỉ số về hiệu quả và khả năng trả nợ của dự án

Ở bước này, việc tính toán được thực hiện chủ yếu trên excel. Nội dung tính toán bao gồm: xác định tổng vốn đầu tư, doanh thu, chi phí, dòng tiền, các chỉ tiêu về khả năng sinh lời của dự án (NPV, IRR...) và nhóm chỉ tiêu về khả năng trả nợ (thời gian hoàn trả vốn, nguồn trả nợ hàng năm...); phân tích rủi ro của dự án.

Bước 3: Đánh giá tính khả thi, hiệu quả, khả năng trả nợ của dự án; dự báo rủi ro

Kết quả tính toán ở bước 2 sẽ là cơ sở để đánh giá tính khả thi, hiệu quả cũng như khả năng trả nợ của dự án, dự báo rủi ro.

Một phần của tài liệu 0851 nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tại NHTM CP công thương việt nam chi nhánh đống đa luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 47 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(110 trang)
w