mại cổ phần Công thương Việt Nam - Chi nhánh Đống Đa
Chất lượng thẩm định tài chính dự án của chi nhánh thể hiện qua nội dung thẩm định, thời gian thẩm định, chi phí thẩm định, hiệu quả và chất lượng tín dụng của hoạt động cho vay theo dự án của chi nhánh.
❖Nội dung thẩm định
Nội dung thẩm định tài chính dự án tại chi nhánh bao gồm: thẩm định tổng vốn đầu tư và phương thức huy động vốn, thẩm định dòng tiền, lãi suất chiết khấu, tính toán các chỉ số tài chính và phân tích, dự báo rủi ro.
V Thẩm định tổng vốn đầu tư, phương thức huy động vốn
Để thẩm định tổng vốn đầu tư thì cán bộ thẩm định sử dụng phương pháp dự toán tổng thể là chủ yếu. Thông thường, đối với những dự án phức tạp như dự án thi công xây lắp, xây dựng nhà máy... thì việc thẩm định tổng vốn đầu tư được phân chia thành những hạng mục nhỏ rồi sau đó cộng dồn lại. Ví dụ như đối với dự án xây dựng nhà máy cửa nhôm nêu ra ở trên, cán bộ thẩm định tiến hành phân chia tổng vốn đầu tư thành các hạng mục: chi phí mua sắm thiết bị, chi phí xây lắp, chi phí lãi vay, chi phí khác, sau đó tiến hành thẩm định từng hạng mục riêng biệt này. Trên cơ sở thẩm định từng hạng mục riêng biệt, cán bộ thẩm định áp dụng phương pháp cộng chi phí để xác định được tổng vốn đầu tư của dự án. Việc tách riêng từng hạng mục thế này sẽ giúp không bị sót khoản mục khi thẩm định cũng như việc thẩm định trở nên thuận tiện và chính xác hơn.
Tuy vậy, trong việc thẩm định tổng vốn đầu tư, với nhiều dự án lớn có tính phức tạp, nhiều hạng mục công trình, do trình độ hiểu biết về phương diện kỹ thuật của cán bộ thẩm định còn hạn chế nên nhiều khi thường chấp nhận sự tính toán của khách hàng. Điều này có thể dẫn tới rủi ro trong hoạt động cho vay vì chưa chắc những thông tin khách hàng cung cấp là đáng tin cậy.
Chỉ tiêu 2008 2009 2010 31/12/2011
Tỷ lệ số DA hoàn thành sớm 32,1 26,8 27,3 253
Tỷ lệ số DA bị chậm 214 20,7 19 18,,3
43
Trong thẩm định dòng tiền của dự án, cán bộ thẩm định đã dựa vào kết quả phân tích thị trường và nguyên vật liệu đầu vào để tính toán được từng khoản mục chi phí sản xuất; giá bán sản phẩm và sản lượng tiêu thụ để xác định doanh thu, chi phí và dòng tiền. Ví dụ như với dự án xây dựng nhà máy cửa nhôm nêu trên, trên cơ sở tính toán của chủ dự án, cán bộ thẩm định đã đem so sánh với các khoản chi phí của Công ty Hòa Phát cùng với thông tin giá cả của các nguồn nguyên vật liệu đầu vào của các nhà cung cấp để xác định tính hợp lý, đầy đủ của các khoản mục chi phí và mức độ đáng tin cậy của giá cả đầu vào. Về phân tích thị trường đầu ra, cán bộ thẩm định dựa vào kết quả thẩm định công suất hoạt động của nhà máy và nhu cầu của thị trường để xác định sản lượng tiêu thụ.
Tuy nhiên, một điểm bất cập trong việc thẩm định dòng tiền của dự án đó là những giả định về giá nguyên vật liệu đầu vào, giá bán sản phẩm là tĩnh trong khi thị trường luôn biến động. Các yếu tố về lạm phát, biến động tỷ giá chưa được đưa vào giá đơn vị. Bên cạnh đó, việc tính toán vẫn dựa vào số liệu khách hàng cung cấp là chủ yếu. Vì vậy mà dòng tiền của dự án đôi khi không phản ánh đúng thực tế dự án dẫn đến việc tính toán các chỉ tiêu tài chính bị sai lệch.
V Xác định lãi suất chiết khấu
Các dự án được thẩm định ở chi nhánh hầu hết lấy mức lãi suất chiết khấu bằng lãi suất cho vay dài hạn như ở dự án nhà máy cửa nhôm, lãi suất chiết khấu là 20,5% bằng lãi suất cho vay. Việc xác định lãi suất chiết khấu để tính toán các chỉ tiêu tài chính trong thẩm định tài chính dự án của chi nhánh như vậy là chưa hợp lý. Các dự án vay vốn tại chi nhánh đều được tài trợ theo phương thức hỗn hợp gồm VCSH và nợ nên lãi suất chiết khấu phải được tính theo công thức chi phí vốn bình quân WACC.
V Tính toán các chỉ tiêu
Chi nhánh sử dụng chủ yếu các chỉ tiêu về NPV, IRR để đánh giá hiệu quả và khả năng trả nợ của dự án. Việc tính toán được thực hiện toàn bộ trên excel, được trình bày dưới những bảng tính rõ ràng, khoa học, hạn chế tới mức tối thiểu những sai sót trong tính toán, tiết kiệm thời gian.
44
N Phân tích, dự báo rủi ro
Chi nhánh sử dụng phân tích độ nhạy để phân tích và dự báo rủi ro. Với phương pháp này, cán bộ thẩm định có thể thấy được mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố tới NPV và IRR của dự án, từ đó đưa ra được những dự báo rủi ro nhằm có biện pháp phòng ngừa. Tuy vậy, phương pháp này chỉ phân tích tối đa được tác động của hai biến tới chỉ số NPV, IRR của dự án trong khi thực tế nó chịu ảnh hưởng của rất nhiều nhân tố. Vì vậy mà kết quả dự báo rủi ro thiếu tính toàn diện và đa chiều.
❖Thời gian thẩm định
Thời gian thẩm định dự án của chi nhánh nói chung phải đảm bảo về mức giới hạn nhất định được đưa ra thống nhất trong toàn hệ thống. Hầu hết công tác thẩm định dự án của chi nhánh đều được thực hiện trong đúng thời gian quy định, nhiều dự án còn được hoàn thành sớm. Tuy vậy, có một số dự án do phức tạp hoặc do những nguyên nhân khách quan nào đó có thể kéo dài hơn so với thời gian quy định làm ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện của dự án cũng như uy tín của ngân hàng.
Tỷ lệ số dự án bị chậm tiến độ thẩm định của chi nhánh tuy vẫn còn cao nhưng đang có xu hướng giảm trong những năm gần đây. Nếu như năm 2008 và 2009, tỷ lệ số dự án bị chậm tiến độ là 21,4% và 20,7% thì sang năm 2010 và 2011, do chi nhánh đã quan tâm hơn tới chất lượng công tác thẩm định nên tỷ lệ này có xu hướng giảm xuống, đặc biệt năm 2011 chỉ còn 18,3%.
Bảng 2.5. Thời gian thẩm định tài chính dự án của chi nhánh
Chỉ tiêu 2008 2009 2010 31/12/2011
Lãi thu được từ cho vay theo dự án 21,8 349 265 362
Lãi thu được từ hoạt động tín dụng 102,5 115,6 967 1343
Tỷ trọng lãi thu từ cho vay theo dự án / Lãi thu từ hoạt động tín dụng (%)
21,3 30,2 26,8 23,2
(Nguồn: Báo cáo của phòng thẩm định và quản lý tín dụng)
❖Chiphí thẩm định
Chi phí cho thẩm định của chi nhánh không đáng kể. Hiện tại, chi phí thẩm định chỉ có khoản công tác phí 300.000 đồng/tháng cho mỗi cán bộ thẩm định. Do
45
tính phức tạp của các dự án đầu tư nên chi nhánh cũng đã từng xem xét đến việc thuê đơn vị tư vấn hỗ trợ trong việc thẩm định các dự án đặc thù. Tuy nhiên những quy định về giá thuê cũng như cách thức làm việc, phân chia trách nhiệm đối với kết quả thẩm định giữa chi nhánh và đơn vị tư vấn là khó khăn, vì vậy mà việc thuê đơn vị tư vấn không thể tiến hành được.
❖ Hiệu quả và chất lượng tín dụng trong hoạt động cho vay theo dự án của chi
nhánh
- Hiệu quả cho vay theo dự án
Bảng 2.6. Hiệu quả hoạt động cho vay theo dự án của chi nhánh qua các năm
STT Chỉ tiêu 2008 2009 2010 31/12/2011
1 Dư nợ cho vay dự án 725 950 927 1.108
2 Dư nợ quá hạn 10,15 55,95 29,66 26,59
3 Tỷ lệ nợ quá hạn (%) 5,,89 32 2,4
4 Dư nợ xấu 10,3 457 17,0 18,,9
5 Tỷ lệ nợ xấu (%) 1,,42 4,81 1,83 1,71
6 Dư lãi treo 255 32,3 29,1 34,3
(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động tín dụng của chi nhánh)
Hiệu quả hoạt động cho vay theo dự án của chi nhánh nhìn chung không cao. Năm 2008, do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu nên lãi thu được từ hoạt động cho vay theo dự án chỉ đạt 21,8 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 21,3% tổng lãi thu được từ hoạt động tín dụng của chi nhánh. Bước sang năm 2009 và 2010, tình hình kinh tế trong và ngoài nước có những dấu hiệu phục hồi cùng với những cố gắng kiểm soát tín dụng của chi nhánh nên thu lãi từ cho vay theo dự án tăng lên, đạt 34,9 tỷ đồng năm 2009 và 26,5 tỷ đồng năm 2010. Đặc biệt, trong năm 2011, lãi thu từ cho vay theo dự án đạt 31,2 tỷ đồng, tăng 17,8% so với năm 2010, nguồn thu chủ yếu là từ thu nợ của những khoản nợ đã được xử lý rủi ro.
- Chất lượng cho vay theo dự án
46
Bảng 2.7. Chất lượng cho vay theo dự án của chi nhánh qua các năm
(Nguồn: Báo cáo tông kêt hoạt động tín dụng của chi nhánh)
Chất lượng cho vay theo dự án của chi nhánh thể hiện ở tỷ lệ nợ xấu, nợ quá hạn và lãi treo của hoạt động này trong những năm qua.
Tỷ lệ nợ quá hạn trong hoạt động cho vay theo dự án của chi nhánh còn rất cao. Năm 2008, nợ quá hạn cho vay theo dự án của chi nhánh là 10,15 tỷ đồng, tỷ lệ nợ quá hạn là 1,4%. Đặc biệt năm 2009, tỷ lệ nợ quá hạn của chi nhánh ở mức cao, cụ thể là 5,89%, tập trung chủ yếu vào các khoản nợ của công ty Cổ phần sữa Việt Mỹ, Công ty công nghiệp tàu thủy Bạch Đằng (Trực thuộc tập đoàn Vinashin)... Sang năm 2010, chi nhánh đã tiến hành kiểm soát chặt chẽ nhóm khách hàng có nợ quá hạn nên tỷ lệ nợ quá hạn đã giảm xuống còn 3,2% tương đương với số tuyệt đối là 29,66 tỷ đồng và trong năm 2011 là 2,4%.
Tỷ lệ nợ xấu trong hoạt động cho vay theo dự án của chi nhánh đang được kiểm soát chặt chẽ hơn. Chi nhánh đã áp dụng đồng bộ các giải pháp để giảm tỷ lệ nợ xấu như: rà soát, xếp loại khách hàng theo hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ; phân loại nợ làm cơ sở áp dụng các chính sách khách hàng; thực hiện thu nợ phần dư nợ cao hơn giới hạn tín dụng được giao... Vì vậy mà tỷ lệ nợ xấu cho vay theo dự án trong những năm gần đây tuy vẫn còn cao nhưng đang có xu hướng giảm. Nếu như năm 2009, tỷ lệ nợ xấu cho vay theo dự án nằm ở mức cao, đạt 4,81% thì năm 2010 giảm xuống còn 1,83% và đến năm 2011 là 1,71%.
47
những năm gần đây. Trong năm 2008, lãi treo cho vay theo dự án chỉ có 25,5 tỷ đồng nhưng sang năm 2009 đã tăng mạnh lên 32,3 tỷ đồng; năm 20010 là 29,1 tỷ đồng và đến 31/12/2011 là 34,3 tỷ đồng, chủ yếu tập trung vào hai khách hàng lớn là Công ty Viễn dương Vinashin và Công ty cổ phần sữa Việt Mỹ.
Qua phân tích ở trên cho ta thấy chất lượng hoạt động cho vay theo dự án của chi nhánh trong những năm gần đây vẫn còn thấp. Nguyên nhân khách quan là do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới và tình hình kinh tế trong nước có