Với Ngân hàng nhà nước

Một phần của tài liệu 0851 nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tại NHTM CP công thương việt nam chi nhánh đống đa luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 89 - 90)

Hoạt động kinh doanh của các NHTM nói chung, NHTMCP CTVN - Chi nhánh Đống Đa nói riêng không thể thiếu sự chỉ đạo, quản lý của NHNN. Đối với hoạt động đầu tư dự án thì vai trò chỉ đạo của NHNN được thể hiện thông qua việc ban hành quyết định về quy chế cho vay đối với khách hàng; tham gia thẩm định các DA với tư cách là thành viên Hội đồng thẩm định cấp nhà nước và theo dõi thực hiện nghiệp vụ này trong hệ thống NHTM. Với vai trò là cơ quan quản lý, trong thời gian qua, NHNN đã thực hiện nhiều biện pháp chấn chỉnh như: ban hành các công văn, văn bản hướng dẫn nhằm tạo hành lang pháp lý mới để các NHTM hoạt động đúng hướng; thành lập các đoàn đi kiểm tra, thanh tra, phát hiện và xử lý các sai phạm tại các NHTM. Nhờ đó, chất lượng và hiệu quả hoạt động tín dụng của các NHTM đa có nhiều chuyển biến.

Tuy vậy, hệ thống tài chính tiền tệ của Việt Nam vẫn còn nhiều yếu kém, nhất là trong hoạt động tín dụng. Do đó, để nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng nói chung và hoạt động cho vay dự án nói riêng tại các NHTM, trong thời gian tới NHNN cần thực hiện tốt một số điểm sau:

- Thực hiện chức năng chỉ đạo, định hướng và xây dựng một hệ thống thông tin nhiều chiều có chất lượng cao có thể cung cấp cho các NHTM thông qua cơ chế “mua - bán thông tin”. Cụ thể là có chính sách phát triển Trung tâm thông tin tín dụng của NHNN (CIC) trở thành một cơ quan cung cấp thông tin chuyên nghiệp, đáng tin cậy cho các NHTM. CIC phải chịu trách nhiệm về các thông tin do mình cung cấp.

79

tại CIC thường không được cập nhật, chất lượng không cao chủ yếu do việc thực hiện chế độ báo cáo của các NHTM không nghiêm chỉnh. Vì vậy, để nâng cao chất lượng thông tin tại CIC, cần có các định chế bắt buộc các NHTM thực hiện nghiêm chỉnh việc cung cấp các thông tin cập nhật, kịp thời về tình hình tài chính, quan hệ tín dụng,... của các doanh nghiệp với các ngân hàng.

- Tăng cường hoạt động hỗ trợ các NHTM phát triển đội ngũ nhân viên, đồng thời trợ giúp về mặt thông tin và kinh nghiệm thẩm định dự án. Trên cơ cở thẩm định dự án của các cơ quan khoa học, các Bộ, ngành và các NHTM, NHNN cần ban hành một cẩm nang chung về qui trình và nội dung thẩm định dự án mẫu phù hợp với thực tiễn Việt Nam để các NHTM có một căn cứ chuẩn trong việc hoàn thiện quy trình thẩm định dự án của ngân hàng mình.

- Tiếp tục tăng cường các hoạt động giám sát và thanh tra đối với các NHTM. NHNN cần tập trung trọng điểm vào các địa bàn thành phố lớn và các chi nhánh có biểu hiện yếu kém trong hoạt động tín dụng; xử lý nghiêm khắc những sai phạm của các NHTM cũng như các chi nhánh.

- Cần giữ mối quan hệ chặt chẽ, với các cơ quan quản lý Nhà nước quan trọng như Bộ kế hoạch đầu tư, Bộ Công nghiệp, Bộ giao thông vận tại, Bộ Công an, Tổng cục thống kê để trao đổi, thu thập thông tin về cơ chế, chính sách có liên quan đến lĩnh vực thẩm định DA.

- Yêu cầu các thành viên trong Hiệp hội ngân hàng trên các địa bàn phải thực hiện đúng cam kết đã ký như các vấn đề về đồng tài trợ, canh tranh lành mạnh... tránh tình trạng ngân hàng tìm mọi biện pháp để lôi kéo khách hàng dẫn đến việc đầu tư tràn lan, kém hiệu quả. Xác định hướng đầu tư cho các ngân hàng thương mại trong từng thời kỳ theo qui hoạch định hướng phát triển kinh tế của đất nước để định hướng hoạt động đầu tư của các Ngân hàng thương mại như cần tập trung vào ngành nào, thành phần kinh tế nào, khu vực nào...

Một phần của tài liệu 0851 nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tại NHTM CP công thương việt nam chi nhánh đống đa luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 89 - 90)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(110 trang)
w