Định hướng phát triển chung

Một phần của tài liệu 0851 nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tại NHTM CP công thương việt nam chi nhánh đống đa luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 66 - 67)

Căn cứ vào định hướng phát triển kinh tế, xã hội của địa bàn hoạt động cũng như của toàn hệ thống VIETINBANK trong thời gian tới; trên cơ sở phân tích môi trường kinh doanh và khả năng phát huy nội tại, VIETINBANK Đống Đa đã xác định mục tiêu, định hướng hoạt động kinh doanh của mình trong giai đoạn 2010 - 2012 như sau:

Định hướng chung

- Thực hiện tốt chỉ đạo của Hội sở chính xây dựng chi nhánh trở thành 1 trong các chi nhánh hàng đầu về phát triển dịch vụ bán lẻ trong hệ thống, đa dạng hoá nguồn thu từ dịch vụ.

- Phấn đấu giữ vững hạng 1 của chi nhánh trong bảng xếp hạng chung toàn hệ thống.

- Mở rộng mạng lưới hoạt động nhằm thu hút hơn nữa khách hàng đến với chi nhánh thông qua việc nâng cấp quỹ tiết kiệm thành phòng giao dịch.

- Đáp ứng đầy đủ, đồng bộ các tiêu chuẩn theo thông lệ quốc tế trong hoạt động ngân hàng đến năm 2012.

- Nâng cao sức cạnh tranh của chi nhánh trên các mặt: thị phần, sản phẩm, dịch vụ, hiệu quả kinh doanh gắn với cơ cấu tín dụng, khách hàng và nguồn thu.

- Tuân thủ các yêu cầu của hệ thống quản lý, các quy trình nghiệp vụ theo tiêu chuẩn chung thống nhất trong toàn hệ thống cũng như các qui định pháp luật, đảm

56

bảo an toàn hệ thống.

- Tăng cường kiểm tra, giám sát công tác quản trị điều hành, hoàn thiện mô hình tổ chức theo hướng chuyên môn hoá.

Định hướng cụ thể

S Trong công tác huy động vốn: Tổ chức các hình thức huy động đa dạng; đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu huy động vốn theo hướng tăng tỷ trọng tiền gửi dân cư, xác định đây là kênh bán lẻ chủ yếu tạo nguồn vốn ổn định; đảm bảo tốc độ tăng trưởng huy động vốn bình quân là 18% /năm.

S Trong công tác tín dụng: Kiểm soát chặt chẽ chất lượng tín dụng, đặc biệt là hạn chế và kiểm soát cho vay đối với khách hàng thuộc nhóm nợ xấu; nâng cao chất lượng thẩm định dự án, các khoản vay và công tác đánh giá khách hàng, quản lý tín dụng; đảm bảo tốc độ tăng trưởng tín dụng cả giai đoạn là 14%; tỷ lệ nợ xấu duy trì ở mức thấp nhất có thể.

S Trong hoạt động dịch vụ: Phát triển mạnh các hoạt động dịch vụ, đặc biệt cần nhanh chóng chiếm lĩnh thị phần, cung ứng dịch vụ đối với các khách hàng là các đối tác chiến lược, các khách hàng đã, đang và sẽ có quan hệ với VIETINBANK; nâng cao chất lượng dịch vụ theo chiều sâu gắn với đổi mới phong cách phục vụ; đảm bảo tăng trưởng thu dịch vụ ròng là 26,67%.

S Phát triển mạng lưới và nguồn nhân lực: Nâng cao hiệu quả hoạt động của các phòng giao dịch, quầy tiết kiệm hiện có để duy trì ổn định lượng khách hàng sẵn có; nghiên cứu và cân nhắc để chuyển đổi các quầy tiết kiệm đủ điều kiện thành phòng giao dịch theo hướng dẫn của TSC để mở rộng mạng lưới khách hàng.

Một phần của tài liệu 0851 nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tại NHTM CP công thương việt nam chi nhánh đống đa luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 66 - 67)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(110 trang)
w