Để tiến hành được hoạt động thẩm định tài chính dự án thì điều kiện tiên quyết là phải có thông tin đầu vào. Thông tin có vai trò cực kỳ quan trọng, giữ vai trò quyết định đến chất lượng thẩm định tài chính dự án của ngân hàng. Chính vì vậy mà chi nhánh cần nâng cao chất lượng thu thập và xử lý thông tin, đảm bảo có được nguồn thông tin chính xác và phù hợp.
Nguồn thông tin thu thập cho hoạt động thẩm định được lấy từ hai nguồn chủ yếu sau: nguồn do chủ dự án cung cấp và các nguồn bên ngoài mà cán bộ thẩm định phải tự mình đi thu thập. Muốn chất lượng thông tin được nâng cao thì chi nhánh phải chú trọng tới việc kiểm soát hai nguồn thông tin chính này.
Đối với nguồn thông tin do chủ dự án cung cấp
Đây là nguồn thông tin chủ yếu, là căn cứ chính để cán bộ thẩm định đưa ra các giả định phục vụ cho việc tính toán sau này của công tác thẩm định. Do vậy, các
60
thông tin về hoạt động sản xuất kinh doanh của chủ dự án phải được kiểm toán bởi các công ty kiểm toán độc lập hoặc ngân hàng tự thuê công ty kiểm toán để kiểm tra tính chính xác của các báo cáo tài chính, tránh tình trạng khách hàng làm đẹp báo cáo tài chính để tăng năng lực kinh doanh nhằm mục đích vay được vốn từ ngân hàng. Bên cạnh đó, cán bộ thẩm định cần yêu cầu chủ dự án giải trình cụ thể từng hạng mục trong tổng vốn đầu tư và xuống tận cơ sở sản xuất kinh doanh để nắm bắt được tình hình sản xuất kinh doanh thực tế của khách hàng. Với việc quan sát thực địa cùng kinh nghiệm sẵn có, cán bộ thẩm định có thể phát hiện ra những sai lệch bất hợp lý trong nguồn thông tin mà chủ dự án cung cấp từ đó tiến hành xử lý để có được nguồn thông tin chính xác hơn.
Đối với nguồn thông tin từ bên ngoài
Đây là nguồn thông tin đa dạng, phong phú và khách quan nhất. Vì vậy, chúng thực sự hữu ích và cần thiết với cán bộ thẩm định. Dựa vào những thông tin từ nguồn này, cán bộ thẩm định có thể so sánh, đối chiếu với thông tin từ chủ dự án đưa ra; tiến hành phân tích, đánh giá để lựa chọn được nguồn thông tin đáng tin cậy nhất. Nguồn thông tin bên ngoài này có thể được thu thập từ các nguồn như: báo cáo chuyên ngành của các cơ quan quản lý nhà nước hay các hiệp hội trong lĩnh vực kinh doanh của dự án; số liệu thống kê của tổng cục thống kê; các bài viết, nhận định trên mạng Internet; số liệu từ những dự án tương tự được triển khai tại chi nhánh hay từ nguồn mà cán bộ thẩm định trực tiếp đi khảo sát thị trường, tham khảo giá của các nhà cung cấp máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu đầu vào của dự án.
Bên cạnh đó, cán bộ thẩm định có thể thu thập thông tin về khách hàng qua các ngân hàng trong và ngoài hệ thống, các đối tác có mối quan hệ với khách hàng để nắm bắt được tình hình sản xuất kinh doanh, thực lực tài chính cùng quan hệ tín dụng của khách hàng nhằm có được thông tin chính xác về tình hình thực tế của khách hàng. Ngoài ra, để bổ sung cho lượng thông tin thu thập được thì cán bộ thẩm định có thể tham khảo ý kiến của các công ty tư vấn, các chuyên gia trong những lĩnh vực liên quan đến dự án như: kỹ thuật, công nghệ, kiến trúc, đất đai, thị trường, quy hoạch phát triển vùng, địa phương... Đây là nguồn thông tin có độ tin cậy cao
61
nên cần được sử dụng một cách triệt để.
Mặt khác, nhằm phục vụ cho công tác thẩm định sau này thì các thông tin sau khi được thu thập cho công tác thẩm định cần được lưu thành file, phân theo từng hạng mục và hệ thống thông tin dữ liệu phải đáp ứng được các yêu cầu sau:
- Phản ánh tính đặc thù của ngành hàng và khách hàng trong nền kinh tế đối với việc vay vốn ngân hàng.
- Phản ánh được thực trạng của ngành hàng, khách hàng về hoạt động kinh doanh, tài chính.
- Phản ánh những ảnh hưởng của cơ chế, chính sách và triển vọng phát triển của ngành hàng và khách hàng.
Các thông tin cần xây dựng bao gồm:
- Thông tin về các ngành kinh tế kỹ thuật: Các chỉ tiêu về định mức kinh tế kỹ
thuật của các ngành, tình hình phát triển khoa học công nghệ của ngành đó, tình hình SXKD của ngành, địa chỉ của các trang web có thể cung cấp thông tin đáng tin cậy về thông số kỹ thuật của các máy móc, thiết bị, công nghệ sản xuất của các ngành kinh tế kỹ thuật...
- Thông tin về thị trường trong và ngoài nước của các yếu tố đầu vào và sản phẩm đầu ra của DA.
- Thông tin kinh tế vĩ mô: Các chính sách ưu đãi hoặc hạn chế phát triển của
nhà nước, định hướng phát triển của ngành, tình hình tăng trưởng kinh tế trong nước, các biến động của tỷ giá, lạm phát,...
- Thông tin về doanh nghiệp: Thông tin về tình hình SXKD, năng lực tài
chính, khả năng cạnh tranh,...
- Thông tin về tình hình triển khai và vận hành các DA mà Ngân hàng đã cho vay và từ chối cho vay: Sau mỗi dự án, Ngân hàng cần tổng kết, đánh giá lại chất
lượng thẩm định, tiến hành lưu trữ thông tin một cách có hệ thống để tạo nguồn cho việc phân tích, đối chiếu cũng như rút kinh nghiệm cho những dự án sau này.