Hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu 0851 nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tại NHTM CP công thương việt nam chi nhánh đống đa luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 60 - 66)

2.3.2.1. Hạn chế

Bên cạnh những kết quả đạt được thì chất lượng thẩm định tài chính dự án trong hoạt động cho vay của chi nhánh vẫn còn thấp, là một trong những nguyên nhân dẫn đến chất lượng và hiệu quả cho vay trong toàn chi nhánh không cao, nợ xấu và lãi treo lớn, làm giảm uy tín của chi nhánh. Điều này được thể hiện ở những khía cạnh sau:

Thứ nhất: Nội dung thẩm định tài chính của chi nhánh tuy tương đối toàn diện

nhưng khi đi sâu vào từng nội dụng thì vẫn còn nhiều điểm bật cập, cụ thể như sau: - về thẩm định tổng vốn đầu tư : Cán bộ thẩm định chủ yếu dựa vào kế hoạch đầu tư vốn do chủ dự án đưa ra, chưa chú trọng đến việc xem xét, đánh giá lại một cách kỹ lưỡng về lượng vốn đầu tư, cơ cấu vốn đầu tư của dự án. Điều này dẫn đến tình trạng thừa hoặc thiếu vốn, đầu tư vốn không theo tiến độ làm giảm hiệu quả của dự án cũng như hiệu quả hoạt động tín dụng của ngân hàng.

- Về thẩm định doanh thu, chi phí, dòng tiền: Cán bộ thẩm định thường chỉ dựa vào thông tin mà chủ dự án cung cấp, không đi sâu phân tích, thu thập thông tin thực tế để đánh giá tính hợp lý và tin cậy của những thông tin này. Việc xác định doanh thu của dự án tuy đã được xem xét dựa trên phân tích thị trường của dự án nhưng cũng mới chỉ dừng ở mức sản phẩm có được thị trường chấp nhận hay không, giá bán dự kiến là bao nhiêu, chưa tập trung đi sâu phân tích cung cầu của sản phầm trên thị trường, tốc độ tăng trưởng theo thời gian, định hướng phát triển của sản phẩm.

- Trong tính toán các chỉ tiêu tài chính: Các chỉ tiêu tài chính của dự án như NPV, IRR.. được sử dụng để thẩm định hiệu quả của dự án. Tuy nhiên việc phân

50

tích các chỉ tiêu này mới chỉ dừng lại ở việc tính toán mà chưa đi sâu vào phân tích mối quan hệ giữa chúng, so sánh với các dự án khác cùng loại và với định mức chuẩn của bộ, ngành.

Bên cạnh đó, chi nhánh thường tập trung xác định thời gian thu hồi vốn và ngồn trả nợ của dự án mà chưa quan tâm đúng mức đến vòng đời dự án do vậy khi thị trường có biến động như lạm phát, tỷ giá sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả của dự án và khả năng trả nợ ngân hàng.

- Việc phân tích rủi ro: Việc phân tích rủi ro của dự án vẫn còn sơ sài. Mặc dù quá trình thẩm định có sử dụng phân tích độ nhạy để dự báo những rủi ro của dự án, song trên thực tế chi nhánh mới chỉ dừng lại ở việc đưa ra các bảng excel, chưa đi sâu

phân tích một cách toàn diện. Một số dự án chỉ tiến hành đánh giá một chiều, trong khi

trên thực tế dự án luôn chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố cùng một lúc vì vậy mà những phân tích, nhận định đưa ra thường không chính xác, thiếu tính thực tiễn.

Thứ hai: Kết quả thẩm định chưa thực sự đáng tin cậy thể hiện ở hiệu quả và

chất lượng tín dụng cho vay theo dự án của chi nhánh còn thấp so mức chung của hệ thống. Tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu của chi nhánh còn cao, lãi treo đang có xu hướng tăng lên trong những năm gầm đây.

Thứ ba: Chi phí thẩm định chưa hợp lý. Hiện tại chi nhánh mới chỉ có các

khoản công tác phí phục vụ cho việc đi lại phục vụ công tác thẩm định và được quy định cố định là 300.000 đồng/cán bộ/tháng. Điều này không khuyến khích cán bộ thẩm định đi khảo sát tình hình sản xuất thực tế của khách hàng để có được đánh giá khách quan, chính xác hơn. Bên cạnh đó, thông tin giữ một vai trò vô cùng quan trọng, quyết định trực tiếp tới chất lượng thẩm định tài chính dự án nhưng chi phí cho việc thu thập thông tin phục vụ thẩm định của chi nhánh là không có. Các nguồn thông tin chủ yếu được lấy từ khách hàng và các nguồn sẵn có miễn phí nên độ chính xác không cao, độ tin cậy thấp.

Thứ tư: Thời gian thẩm định còn kéo dài. Tỷ lệ số dự án bị chậm tiến độ thẩm

định của chi nhánh tuy có xu hướng giảm trong những năm gần đây nhưng vẫn còn ở mức cao, bình quân cả giai đoạn là 18,3%. Việc kéo dài thời gian thẩm định tập

51

trung chủ yếu vào những dự án xây lắp có vốn đầu tư lớn, nhiều hạng mục đầu tư phức tạp.

2.3.2.2. Nguyên nhân

Công tác thẩm định tài chính dự án của chi nhánh còn những hạn chế nêu trên là do nhiều nguyên nhân, cả từ phía chủ quan của ngân hàng cũng như do tác động của những nguyên nhân khách quan bên ngoài.

Nguyên nhân chủ quan

Thứ nhất: Lực lượng cán bộ thẩm định còn thiếu trong khi khối lượng dự án

nhiều, mức độ phức tạp của dự án cao. Bên cạnh đó, do hiểu biết còn hạn chế về khía cạnh kỹ thuật của dự án cũng như kinh nghiệm về thẩm định dự án của cán bộ thẩm định nên những giả định đưa ra tính toán doanh thu, chi phí chủ yếu dựa vào nguồn thông tin khách hàng cung cấp hoặc nếu có thu thập thì cũng chỉ dừng lại ở mức sơ đẳng, chung chung, không cụ thể, đôi khi mang tính chủ quan.

Thứ hai: Nguồn thông tin phục vụ công tác thẩm định chưa thực sự đáng tin

cậy. Trong quá trình thẩm định, cán bộ thẩm định ít được tiếp xúc với nguồn thông tin chính xác, nhất là thông tin về đầu ra của sản phẩm: cung cầu sản phẩm, nhu cầu của thị trường trong tương lai, sản phẩm cạnh tranh, thay thế... . Với hầu hết các dự án tại chi nhánh, những thông tin khách hàng cung cấp vẫn là nguồn chủ yếu phục vụ công tác thẩm định. Vì vậy mà các giả định về doanh thu, chi phí có thể bị bóp méo theo mong muốn của chủ dự án, gây sai lệch trong việc xác định dòng tiền và tính toán các chỉ tiêu đánh giá.

Thứ tư: Phần mềm thẩm định chưa hỗ trợ đắc lực cho công tác thẩm định.

Việc sử dụng excel tuy cho kết quả nhanh chóng, tránh được những sai sót trong tính toán nhưng chưa hỗ trợ nhiều cho cán bộ thẩm định trong việc tính toán dòng tiền, xác định lãi suất chiết khấu, phân tích và dự báo rủi ro. Xu hướng ngày nay yêu cầu việc thẩm định cần được tiêu chuẩn hóa thông qua việc áp dụng hệ thống phần mềm chuyên dụng trong phân tích, quản lý, dự báo rủi ro.

Thứ năm: Việc thẩm định đôi khi còn chịu ảnh hưởng bởi mối quan hệ của

52

phí là tương đối khó khăn nên cán bộ thẩm định thường dựa vào uy tín và mối quan hệ của doanh nghiệp với chi nhánh trong nhiều năm qua để ra quyết định cho vay mà ít quan tâm đến kết quả thẩm định hoặc tiến hành thẩm định một cách sơ sài, hình thức.

Thứ sáu: Công tác tổ chức điều hành hoạt động thẩm định vẫn còn nhiều bất

cập. Hoạt động thẩm định đòi hỏi phải thu thập, xử lý thông tin từ nhiều nguồn, do đó rất cần sự hỗ trợ từ những bộ phận khác trong chi nhánh, nhất là bộ phận tín dụng và phòng kế hoạch nguồn vốn. Tuy nhiên, chi nhánh vẫn chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ phận liên quan trong việc thẩm định tài chính dựa án nhằm đảm bảo kết quả thẩm định được khách quan, chính xác.. Bên cạnh đó, cơ chế khen thưởng, kỷ luật chưa thực sự phát huy hiệu quả trong việc khuyến khích, động viên đội ngũ cán bộ thẩm định nhằm nâng cao chất lượng công tác thẩm định của chi nhánh hơn nữa.

Thứ bảy: Công tác tái thẩm định sau cho vay chưa được quan tâm đúng mức

để có những đánh giá về hiệu quả sử dụng vốn đầu tư và các biện pháp ứng xử kịp thời để đảm bảo khả năng trả nợ của dự án. Bên cạnh đó, chi nhánh cũng không tiến hành theo dõi, thống kê những dự án bị từ chối cho vay tại chi nhánh nhưng vẫn được chủ dự án triển khai có hiệu quả để làm căn cứ đánh giá chất lượng thẩm định tài chính dự án.

Nguyên nhân khách quan

- Trình độ lập dự án cũng như sự trung thực của chủ dự án còn thấp

Do hạn chế về năng lực cũng như kinh nghiệm nên việc lập dự án của chủ dự án còn chưa chính xác, thiếu căn cứ thực tế. Bên cạnh đó, do luôn mong muốn được ngân hàng tài trợ nên các chủ dự án thường thổi phồng doanh thu, dồn ép chi phí để được dòng tiền như mong muốn, hiệu quả tài chính cao. Những thông tin do chủ dự án cung cấp lại là nguồn quan trọng cho việc phục vụ công tác thẩm định, do đó nếu những thông tin này không chính xác sẽ làm sai lệch các kết quả tính toán, có thể dẫn đến nhiều rủi ro trong quyết định cho vay của ngân hàng.

53

Hệ thống pháp luật của Việt Nam trong lĩnh vực kinh tế thiếu tính đồng bộ, chồng chéo lên nhau. Bên cạnh đó, các chính sách thường xuyên thay đổi, còn nhiều bất cập. Điều này gây khó khăn rất nhiều cho công tác thu thập thông tin và tiến hành thẩm định tài chính dự án. Trong nhiều trường hợp, sự thay đổi liên tục của chính sách đã khiến cho các giả định trong thẩm định dự án đầu tư không thể phản ánh sát với tình hình thực tế dự án, có thể dẫn đến rủi ro trong hoạt động cho vay của ngân hàng.

- Môi trường kinh tế luôn biến động theo chiều hướng không thuận lợi trong những năm gần đây

Trong thời gian qua, nền kinh tế trong và ngoài nước phải trải qua một giai đoạn phát triển vô cùng khó khăn. Năm 2008, khủng hoảng tài chính lan rộng toàn cầu khiến cho các chỉ số kinh tế vĩ mô trong và ngoài nước sụt giảm. Bước sang năm 2009 và 2010 nền kinh tế bắt đầu đi vào phục hồi nhưng tỷ lệ lạm phát lại tăng cao. Giá cả và lãi suất trên thị trường luôn biến động không ngừng. Điều này đã khiến cho các dự án của chi nhánh đang trong giai đoạn triển khai hoạt động gặp nhiều khó khăn, khả năng trả nợ giảm vì vậy mà tỷ lệ nợ xấu và nợ quá hạn trong hoạt động cho vay của chi nhánh cao trong những năm gần đây. Bên cạnh đó, diễn biến thất thường của nền kinh tế gây khó khăn cho việc xác định những giả định tính toán trong thẩm định tài chính dự án, ảnh hưởng tới chất lượng thẩm định tài chính của chi nhánh.

- Chất lượng thông tin trên thị trường còn thấp

Nguồn thông tin cung cấp trên thị trường không đáng tin cậy, thiếu tính chuyên nghiệp. Hoạt động công bố thông tin trên thị trường ở Việt Nam còn nhiều yếu kém và chưa thực sự được chú ý đầu tư để phục vụ cho nhu cầu phân tích, đánh giá. Sự quản lý lỏng lẻo về thông tin khiến chất lượng thông tin cung cấp trên các phương tiện truyền thông còn tùy tiện, mang tính chủ quan của người viết. Bên cạnh đó, những bài phân tích, đánh giá chuyên đề của các cơ quan chuyên ngành còn ít. Những thông tin được cung cấp bởi tổng cục thống kê lạc hậu, không cập nhật. Nguồn thông tin hạn chế trên thị trường làm cho cán bộ thẩm định khó khăn trong

54

việc thu thập thông tin phục vụ công tác thẩm định, buộc họ phải sử dụng thông tin của chủ dự án khiến cho kết quả thẩm định bị sai lệch, không đáng tin cậy để ra quyết định cho vay.

- Sự cạnh tranh gay gắt trong hoạt động cho vay theo dự án giữa các Ngân

hàng thương mại

Với sự gia tăng mạnh về số lượng các NHTM cũng như chi nhánh trong cùng hệ thống trong thời gian qua khiến cho sự cạnh tranh trong hoạt động tín dụng nói chung và cho vay theo dự án nói riêng càng trở nên gay gắt. Điều này đã khiến chi nhánh nới lỏng các điều kiện về cho vay, rút ngắn thời gian thẩm định nhằm mang lại sự thỏa mãn cho khách hàng. Nhiều dự án chỉ được tiến hành thẩm định sơ sài dẫn đến kết quả thẩm định không được chính xác, là một trong những nguyên nhân khiến cho tỷ lệ nợ xấu, nợ quá hạn của chi nhánh còn cao.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Trong chương 2, luận văn đã tập trung phân tích thực trạng hoạt động thẩm định tài chính dự án đầu tư tại NHTMCP CTVN - Chi nhánh Đống Đa qua các tiêu chí như: nội dung thẩm định, thời gian thẩm định, chi phí thẩm định, hiệu quả và chất lượng tín dụng của hoạt động cho vay theo dự án.

Trên cơ sở đó, luận văn đi sâu phân tích, đánh giá để chỉ ra những kết quả đạt được cũng như hạn chế còn tồn tại của hoạt động thẩm định tài chính dự án tại ngân hàng TCCPCTVN - Chi nhánh Đống Đa nói riêng và VietinBank nói chung ... ; phân tích nguyên nhân của những hạn chế nêu trên để từ đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Vietinbank Đống Đa nói riêng và VietinBank nói chung trong thời gian tới.

55

CHƯƠNG 3

GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG

VIỆT NAM - CHI NHÁNH ĐỐNG ĐA •

3.1. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔPHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM - CHI NHÁNH ĐỐNG ĐA TRONG

Một phần của tài liệu 0851 nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tại NHTM CP công thương việt nam chi nhánh đống đa luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 60 - 66)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(110 trang)
w