Nâng cao năng lực thẩm định tại chi nhánh

Một phần của tài liệu 0851 nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tại NHTM CP công thương việt nam chi nhánh đống đa luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 80 - 81)

Dưới giác độ ngân hàng, công tác thẩm định dự án trong hoạt động tín dụng trước tiên là vì lợi ích của chính bản thân ngân hàng nhằm nâng cao hiệu quả của đồng vốn tín dụng và phòng ngừa các rủi ro có thể xảy ra đối với ngân hàng khi dự án đầu tư hoạt động không có hiệu quả. Khi thẩm định dự án đòi hỏi cán bộ tín dụng phải nắm vững chủ trương, chính sách phát triển kinh tế - xã hội của nhà nước, của ngành và của địa phương, phải biết xác định và kiểm tra toàn diện, chính xác tất cả các chỉ tiêu kinh tế-kỹ thuật trong dự án, đồng thời phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chuyên môn để có ý kiến đánh giá xác đáng.

Như vậy, khi thẩm định một dự án đầu tư, nhất là những dự án lớn, một cán bộ tín dụng rất khó đáp ứng được yêu cầu đó. Do đó, theo Tác giả cần có một số giải pháp tháo gỡ như sau:

Tách chức năng thẩm định và chức năng theo dõi, quản lý khoản cho vay tại các chi nhánh.

Theo cách thức tổ chức hiện nay, cán bộ tín dụng vừa là người thẩm định, vừa là người theo dõi, quản lý khoản cho vay, tức là chưa có sự chuyên môn hóa giữa chức năng thẩm định và chức năng theo dõi, quản lý khoản cho vay. Điều này phần nào ảnh hưởng đến chất lượng công tác thẩm định. Nhiều trường hợp những kết luận sai lầm trong khâu thẩm định dẫn đến sai lầm trong quyết định cho vay, bỏ qua các DA hiệu quả hoặc đầu tư vào các DA kém hiệu quả.

Để đảm bảo tính chính xác, khách quan trong thẩm định tài chính DA, cần tách biệt thẩm định tín dụng nói chung, thẩm định DA nói riêng khỏi chức năng cho

10

vay và quản lý các khoản cho vay theo DA. Theo tác giả, cần thành lập tổ thẩm định thuộc phòng kinh doanh tại chi nhánh. Tổ thẩm định có nhiệm vụ nghiên cứu nắm bắt kịp thời các chủ trương, đường lối phát triển kinh tế - xã hội, pháp luật nhà nước và thể lệ, chế độ của ngành để áp dụng có hiệu quả trong công tác thẩm định. Tổ thẩm định có trác nhiệm thẩm định các dự án đầu tư, lập tờ trình kết quả thẩm định cho Ban giám đốc hoặc Hội đồng tín dụng và chịu trách nhiệm về kết quả thẩm định. Khi dự án được phê duyệt, tổ thẩm định sẽ chuyển cho cán bộ tín dụng chuyên quản để hướng dẫn chủ đầu tư làm thủ tục vay vốn theo chế độ hiện hành. Cán bộ tín dụng chuyên quản có trách nhiệm nhận hồ sơ dự án, hướng dẫn thủ tục cho chủ đầu tư và kiểm tra sử dụng vốn trong và sau khi phát tiền vay, theo dõi thu hồi nợ gốc và lãi theo hợp đồng đã thoả thuận.

J Chuyên môn hóa cán bộ thẩm định theo từng nhóm ngành, lĩnh vực cụ thể.

Đối với một số dự án phức tạp, có thể thuê chuyên gia để thẩm định, có như vậy chất lượng của công tác thẩm định mới thực sự có chất lượng.

Một phần của tài liệu 0851 nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tại NHTM CP công thương việt nam chi nhánh đống đa luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 80 - 81)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(110 trang)
w