3.3.4.1 Hoàn thiện quy trình thẩm định dự án
80
thẩm định các DA đầu tư. Nhận thức rõ điều đó, trong những năm qua, NHCTVN đã xây dựng và thực hiện thẩm định dự án đầu tư theo quy trình đã đề ra. Đó là: Các DA
do khách hàng đề nghị vay vốn tại ngân hàng trước hết được thẩm định tại chi nhánh.
Với những trường hợp DA xin vay của khách hàng nằm ngoài thẩm quyền phán quyết
tín dụng của giám đốc chi nhánh thì chi nhánh sẽ trình hồ sơ lên TSC xử lý.
Tuy nhiên, thực tế hiện nay cho thấy, do khâu thẩm định tại chi nhánh được thực hiện rất sơ sài trong khi những DA trình lên TSC thường rất phức tạp, có nhiều yếu tố rủi ro khó đánh giá. Nhiều chi nhánh tuân thủ quy trình còn chưa nghiêm ngặt, thể hiện: việc đánh giá tính cách và uy tín của chủ đầu tư, chủ yếu là về mặt đạo đức và năng lực pháp lý, chưa coi trọng đánh giá tầm nhìn và năng lực tổ chức quản lý, điều hành sản xuất - kinh doanh; việc phân tích năng lực tài chính còn phiến diện, chủ yếu xác định và đánh giá chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận, chưa xác định và đánh giá các chỉ tiêu khác như tỷ lệ thanh toán nhanh, chu kỳ thu hồi vốn trung bình chưa chú trọng phân tích và dự báo ảnh hưởng của môi trường kinh tế - xã hội đến sự vận hành và tính sinh lời của DA. Chính vì vậy, trong nhiều trường hợp, thay vì thực hiện chức năng tái thẩm định, các phòng chức năng tại TSC hầu như phải thực hiện thẩm định lại từ đầu. Điều này một mặt gây lãng phí về thời gian, công sức, mặt khác làm chậm tốc độ giải quyết công việc.
Khắc phục những nhược điểm trên, thực hiện tốt quy trình thẩm định sẽ góp phần đảm bảo thẩm định nhanh chóng, chính xác, chất lượng cao. Để thực hiện tốt quy trình thẩm định DA đầu tư, TSC cần chú ý các vấn đề sau:
- Trước hết cần nâng cao chất lượng công tác thẩm định tại chi nhánh. Trên cơ sở đó, các phòng Tín dụng TSC chỉ thực hiện chức năng tái thẩm định, chủ yếu sử dụng kết quả thẩm định của Chi nhánh thay vì thẩm định lại toàn bộ DA như hiện nay. Có như vậy mới rút ngắn được thời gian xử lý và ra quyết định cho vay đối với các DA.
- Cải tiến quy trình thẩm định DA theo hướng cụ thể hoá các bước và nội dung tiến hành cho phù hợp với hoạt động của ngân hàng hiện nay và năng lực, trình độ cán bộ tín dụng.
81
- Áp dụng kỹ thuật tính toán hiện đại trên cơ sở phần mềm máy tính để tính toán cảc chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật cần thiết trong quá trình thẩm định DA.
- Trong qui trình thẩm định dự án thì công tác thẩm định phương diện thị trường,
kỹ thuật, quản lý không thể tách rời với việc thẩm định tài chính của dự án. Căn cứ vào
việc thẩm định thị trường đầu vào và thị trường đầu ra, cán bộ thẩm định mới có thể dự
trù được doanh thu và chi phí của dự án và sự đứng vững của công trình khi đi vào hoạt
động (thị trường có chấp nhận sản phẩm với mức giá dự kiến như vậy hay không, sản
phẩm mới có tính ưu việt hơn sản phẩm cũ như thế nào, thói quen và tâm lý tiêu dùng
của khách hàng ra sao..). Căn cứ vào việc thẩm định kỹ thuật ngân hàng mới có thể dự
trù được công suất hoạt động và tính doanh thu. Thông thường, công suất hoạt động dự
án là không đồng đều trong các năm, những năm đầu công suất hoạt động thường thấp
hơn dự kiến, vậy thì việc tính doanh thu trong tất cả các năm phải có sự khác nhau, chứ
không thể tính đồng đều được.
3.3.4.2 Hoàn thiện công tác tổ chức thẩm định dự án
Hoàn thiện công tác tổ chức thẩm định thống nhất trong toàn hệ thống sẽ giúp cho các chi nhánh nắm bắt được một cách cụ thể và rõ ràng các công việc cần thực hiện trong công tác thẩm định tài chính dự án nói riêng và thẩm định dự án nói chung, từ đó góp phần làm giảm những sai sót, nâng cao chất lượng thẩm định, là cơ sở cho việc ra quyết định cho vay hiệu quả. Để thực hiện được điều này, trụ sở chính cần:
- Tách bạch giữa chức năng thẩm định dự án với chức năng phê duyệt cho vay để đảm bảo tính chất khách quan khi xem xét các dự án vượt thẩm quyền của chi nhánh. Bên cạnh đó, TSC cần kết hợp chuyên môn hóa cán bộ thẩm định theo quy mô khách hàng với ngành kinh tế, kỹ thuật. Đây chính là mô hình tổ chức bộ máy tín dụng của một ngân hàng hiện đại. Với cách thức tổ chức này, các cán bộ tín dụng và cán bộ thẩm định có điều kiện nghiên cứu chuyên sâu hơn về các ngành kinh tế kỹ thuật mà mình phụ trách. Điều này là tiền đề để nâng cao chất lượng các khâu thẩm định thị trường, thẩm định kỹ thuật,... làm cơ sở cho việc nâng cao chất lượng công tác thẩm định DA.
82
- Nâng cao hơn nữa vai trò điều hành, quản lý của TSC với các chi nhánh. Các phòng Tín dụng của TSC cần tăng cường thực hiện vai trò tham mưu cho Tổng giám đốc quản lý điều hành thông qua việc xây dựng, ban hành cơ chế, chính sách, quy định,
hướng dẫn rõ ràng thay vì thực hiện chức năng xử lý từng trường hợp cụ thể.
- Chú trọng công tác kiểm tra, đánh giá sau thẩm định: Việc kiểm tra, đánh giá các DA đã cho vay, trong thời gian qua đã được NHCT Việt Nam triển khai thực hiện nhưng chất lượng chưa cao. Nhiều báo cáo đánh giá của chi nhánh quá sơ sài, chưa phân tích nguyên nhân hoạt động kém hiệu quả của DA. Trong thời gian tới, cần tăng cường hơn nữa hoạt động này, từ đó rút kinh nghiệm trong công tác thẩm định, hạn chế tối đa khả năng mắc sai lầm loại 1 - cho vay những DA kém hiệu quả.
Bên cạnh đó, đối với các DA NHCT đã từ chối cho vay, hiện nay chưa thực hiện thống kê, đánh giá. Đây là một việc làm rất khó, đòi hỏi cán bộ tín dụng phải thực sự có tâm huyết. Tuy nhiên, việc thống kê đánh giá các DA này trên thực tế rất quan trọng trong việc rút kinh nghiệm trong công tác thẩm định, hạn chế khả năng mắc sai lầm loại 2 - từ chối cho vay những DA có hiệu quả.
- Thường xuyên tổ chức tập huấn cho CBTD các chi nhánh theo nội dung của sổ tay tín dụng: NHCTVN đã ban hành Sổ tay tín dụng hướng dẫn chi tiết qui trình, nội dung và phương pháp thẩm định cũng như cách tính toán các chỉ tiêu trong công tác cho vay. Tuy nhiên, để đảm bảo công tác thẩm định được thực hiện có chất lượng cao nhất và thống nhất trong toàn hệ thống, NHCTVN cần thường xuyên triển khai tập huấn một cách kỹ lưỡng nội dung Sổ tay tín dụng cho cán bộ làm công tác tín dụng và kiểm tra kiểm soát trong toàn hệ thống.
Tóm lại, để nâng cao chất lượng thẩm định DAĐT, NHCTVN phải tiến hành đồng thời các giải pháp. Tuy nhiên, để đạt được điều đó còn phải có sự đóng góp của các nhân tố khác không thuộc phạm vi kiểm soát của ngân hàng, đó là sự quan tâm, phối hợp của các cấp, các ngành có liên quan trong việc ban hành các chính sách cũng như những quy chế cho toàn ngành.