6. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
3.2. GIẢI PHÁP HỒN THIỆN CƠNG TÁC QUẢN LÝ NGÂN SÁCH
3.2.2. Giải pháp quản lý thu, chi ngân sách nhà nước
3.2.2.1 Nhóm giải pháp về quản lý thu thuế
Thứ nhất: Cơ quan thuế trên cơ sở chủ động nắm bắt nhu cầu của người
nộp thuế, tổ chức tuyên truyền sát với yêu cầu, đặc điểm của từng nhóm đối tượng nộp thuế như theo thành phần kinh tế, theo ngành kinh tế, theo quy mô của công ty, doanh nghiệp, hộ kinh doanh trên địa bàn,.. với những hình thức hỗ trợ phong phú, đa dạng và phù hợp. Song song đó. Tăng cường các biện pháp tuyên truyền, giáo dục, giải thích về thuế như: bằng các phương tiện thông tin đại chúng, in tờ rơi, hội thảo trao đổi,.. tổ chức mạng lưới hướng dẫn của cơ quan thuế, của các Đồn thể, Mặt trận, Cơng đồn,.. tới từng đối tượng nộp thuế và các đơn vị sự nghiệp công lập.
Thứ hai: Tăng cường đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ trong
quản lý thu thuế. Có thể thấy hiện nay, thời kỷ cơng nghệ 4.0, thì việc chuyển quản lý thu thuế theo cách thủ công, lạc hậu sang phương pháp quản lý hiện đại với sự ứng dụng công nghệ thông tin là một trong những việc đặc biệt quan trọng có tính chất quyết định đến sự thành công của cải cách thuế.
Thời gian qua, công tác kê khai thuế qua mạng đã từng bước phát triển, tuy nhiên rõ ràng là việc quản lý nguồn thu từ thuế vẫn chưa đầy đủ. Vì vậy, tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong thời gian tới là vơ cùng cần thiết. Một chương trình hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin muốn khắc phục được các hạn chế đó phải đáp ứng được các yêu cầu sau:
- Hỗ trợ tuyên truyền và cung cấp dịch vụ cho đối tượng nộp thuế có chất lượng.
- Hỗ trợ chức năng thanh tra đạt hiệu quả nhằm mục tiêu tạo ra cơng cụ phân tích thơng tin tình trạng nộp thuế, tình hình biến động kinh doanh của từng doanh nghiệp và tham chiếu với các thông tin thu thập được phục vụ cho công tác thanh tra, kiểm tra đúng đối tượng, hạn chế lãng phí nhân lực và đem lại hiệu quả cao. Hỗ trợ chức năng quản lý các hộ được miễn thuế, giảm thuế.
- Hỗ trợ chức năng thu nợ và cưỡng chế thuế với mục tiêu hỗ trợ việc tính tốn số thuế cịn nợ đọng của từng đối tượng nộp thuế, phân tích tình trạng nợ đọng, khả năng thu hồi nợ để lập kế hoạch thu nợ thuế, hỗ trợ việc đưa ra quyết định sử dụng các biện pháp cưỡng chế thu hồi nợ thuế (nếu có).
- Hỗ trợ quản lý hiệu quả tổ chức ngành nhằm đem lại hiệu quả trong điều hành, phối hợp các đơn vị trong bộ máy tổ chức.
Từ chương trình trên, cần thực hiện những cơng việc cụ thể như sau:
- Xây dựng hệ thống mạng máy tính thống nhất, hiện đại, đảm bảo tính thống nhất trong hệ thống tin học ngành tài chính, đồng thời có khả năng trao đổi thơng tin với các ngành, đặc biệt là liên thông với các ngành tài chính: Hải quan, Tài chính, Thuế, Kho bạc.
- Xây dựng các phần mềm hỗ trợ cho quản lý nội bộ trong hệ thống thuế cũng như nâng cao các tính năng trong phần mềm quản lý thuế đáp ứng được nhiều thơng tin khi có nhu cầu.
- Xây dựng và triển khai kế hoạch toàn diện về tuyển dụng và phát triển nhân sự của phòng tin học; đầu tư thay thế đồng bộ trang thiết bị công nghệ thông tin lạc hậu.
- Theo dõi được số nộp cho số thuế phát sinh và số nộp cho nợ tồn đọng của đối tượng nộp thuế theo từng loại thuế, qua đó, xác định được tính chất, mức nợ, tuổi nợ của từng món nợ thuế để có biện pháp thu nợ phù hợp nhằm giảm các khoản nợ có mức nợ và tuổi nợ cao.
- Cơng tác thu nợ phải được thực hiện theo các quy trình được chuẩn hóa như lập các hồ sơ thu nợ đối với từng trường hợp (hồ sơ nợ bao gồm các thơng tin về tình trạng nợ thuế, tình hình tài chính, kinh doanh, các đối tác giao dịch chính của người nộp thuế,..). Trên cơ sở đó, tiến hành phân loại người nộp thuế theo mức độ rủi ro để lựa chọn trường hợp theo thứ tự ưu tiên đảm bảo có thể thực hiện thu hồi nợ.
Đẩy mạnh việc kê khai thuế qua mạng đạt hiệu quả, góp phần cải cách thủ tục hành chính thuế. Thực hiện cải cách hành chính trên mọi phương diện: bộ máy, thủ tục, tiêu chuẩn đội ngũ công chức, lề lối làm việc, hệ thống trang thiết bị, cơ sở vật chất phục vụ công tác,... để không ngừng nâng cao chất lượng phục vụ, hiệu quả công tác.
Thứ ba: Chú trọng công tác thanh tra, kiểm tra trong và ngoài đơn vị.
Cùng với thực hiện thanh tra, kiểm tra đối với đối tượng nộp thuế, công tác kiểm tra nội bộ cũng là một hoạt động không thể thiếu trong cơng tác quản lý thu thuế. Vì vậy, cần thiết phải tăng cường kỷ luật kỷ cương của ngành, kiên quyết không để cán bộ vi phạm. Đẩy mạnh công tác kiểm tra nội bộ và kịp thời giải quyết các đơn thư khiếu nại, tố cáo về thuế phát sinh trên địa bàn quản lý. Đồng thời với kiểm tra nội bộ, tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính với mục tiêu bãi bỏ, điều chỉnh một số thủ tục, cơng việc khơng cịn phù hợp với Luật quản lý thuế và các quy trình hiện nay.
3.2.2.2 Giải pháp quản lý chi ngân sách nhà nước
* Nâng cao hiệu quả quản lý chi đầu tư phát triển: Trong điều kiện hiện
nay, nâng cao hiệu quả quản lý chi đầu tư là yêu cầu cấp bách. Để nâng cao hiệu quả quản lý chi đầu tư cần tập trung thực hiện một số giải pháp sau:
- Hàng năm phải xây dựng kế hoạch đầu tư tuân thủ chặt chẽ những quy định của Nhà nước về quản lý đầu tư và xây dựng. Việc bố trí danh mục dự án chuẩn bị đầu tư, dự án quy hoạch, chuẩn bị thực hiện, thực hiện đầu tư phải tuân thủ chặt chẽ các điều kiện để được ghi vốn; cơ cấu vốn đầu tư phải đảm bảo định hướng phát triển KT-XH của thành phố, khơng bố trí dàn trải, bố trí vượt quá khả năng cân đối của ngân sách. Các cơng trình nhóm C phải bố trí vốn để đảm bảo thực hiện trong 2 năm, ưu tiên bố trí vốn các cơng trình chuyển tiếp, các cơng trình đã được phê duyệt quyết tốn cịn thiếu vốn.
- Mạnh dạng khắc phục những tồn tại (nếu có), loại bỏ những dự án, cơng trình dỡ dang, nhưng xét thấy đầu tư khơng hiệu quả để tránh lãng phí về sau. Tập trung rà soát đánh giá hiệu quả đầu tư ở giai đoạn vừa qua, nhất là đánh giá các cơng trình thuộc các chương trình KT-XH của thành phố như: chương trình giao thơng nơng thơn và nâng cấp hẻm, chỉnh trang đơ thị. Chương trình kiên cố hóa trường học, việc thực hiện đề án tăng cường cơ sở vật chất cho các trường tiểu học dạy ngày 2 buổi,…
- Chấn chỉnh và nâng cao chất lượng các đơn vị thực hiện công tác tư vấn trong tất cả các khâu: lập dự án, lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật, lập thiết kế dự tốn, thẩm định, giám sát kỹ thuật thi cơng; nếu đơn vị tư vấn nào không đảm bảo chất lượng từ 02 cơng trình trở lên thì đưa vào danh sách khuyến cáo các chủ đầu tư không ký hợp đồng.
- Nâng cao chất lượng thẩm định và phê duyệt dự án. Muốn vậy phải nâng cao năng lực của người đề xuất đầu tư, cơ quan thẩm định đề xuất đó và người quyết định đầu tư.
- Tập trung đẩy mạnh cơng tác cải cách hành chính trong thủ tục đầu tư, ban hành quy trình cơng tác của các cơ quan chun mơn của UBND thành phố như: phịng Tài chính - Kế hoạch, Phịng Quản lý đơ thi, Ban quản lý dự án đầu tư và xây dựng,… về công tác thẩm định báo cáo kinh tế kỹ thuật, thẩm định thiết kế bản vẽ thi công, công tác đấu thầu, chỉ định thầu, cơng tác kiểm sốt thanh tốn, quyết tốn. Trong đó vấn đề các chủ đầu tư quan tâm nhất là việc quy định và niêm yết công khai các loại hồ sơ, chứng từ cần phải có khi các chủ đầu tư giao dịch và thời gian giải quyết các cơng việc đó.
- Chấp hành nghiêm luật đấu thầu đã được Quốc hội thông qua và các văn bản hướng dẫn thực hiện. Nâng cao chất lượng công tác đấu thầu, trong công tác đấu thầu phải thể hiện được nguyên tắc cơng khai, minh bạch, bình đẳng, xử lý nghiêm các trường hợp thông thầu.
- Chất lượng cơng tác kiểm sốt chi của KBNN cần được nâng cao thông qua việc kiểm tra chặt chẽ các hồ sơ thanh toán của chủ đầu tư, tuân thủ các chế độ, định mức chi phí của nhà nước đã quy định cho các loại chi phí trong xây dựng, trong đó đặc biệt chú ý là việc thanh tốn chi phí chuẩn bị đầu tư, chi phí xây lắp và các chi phí khác, cần lưu ý tính chính xác của số liệu cấp phát thanh tốn để tránh tình trạng phải thu hồi khi đã được cấp có thầm quyền phê duyệt quyết tốn.
- Tăng cường cơng tác quyết tốn vốn đầu tư của cơ quan tài chính, kiên quyết đưa ra khỏi giá trị quyết tốn những khoản chi khơng đúng chế độ quy định, không rõ ràng hoặc không đảm bảo hồ sơ thủ tục.
- Công tác thanh tra, kiểm tra đối với công tác đầu tư và xây dựng phải được tiến hành thường xuyên, liên tục để kịp thời phát hiện sai phạm; cần tham mưu người có thẩm quyền xử lý kiên quyết những sai phạm qua thanh tra, kiểm tra; thực hiện thu hồi nộp vào ngân sách các khoản tiền vi phạm và tiến hành xử lý nghiêm các đối tượng sai phạm.
- Thực hiện tốt cơng tác đền bù giải phóng mặt bằng. Muốn vậy các Ban quản lý dự án cần bố trí các cán bộ nắm vững các chế độ chính sách về cơng tác đền bù giải tỏa, công khai lấy ý kiến nhân dân vùng dự án về phương án đền bù, niêm yết cơng khai hồ sơ thủ tục đền bù, chính sách, giá cả đền bù. - Các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể thành phố và xã phường cùng làm tốt công tác tuyên truyền vận động nhân dân khơng khốn trắng, coi đây đơn thuần chỉ là việc của các ban quản lý dự án mà phải chung tay thực hiện góp phần đạt hiệu quả tích cực.
* Đổi mới quản lý chi thường xuyên:
- Ủy ban nhân dân thành phố cần chỉ đạo các ngành chức năng tiến hành rà soát lại hệ thống các định mức sử dụng ngân sách hiện hành, kiến nghị ngành cấp tỉnh, UBND tỉnh xóa bỏ những văn bản, chế độ khơng cịn phù hợp, qua đó kiến nghị ban hành các định mức, chế độ tài chính mới phù hợp vớ tình hình thực tế ở địa phương.
- Các cơ quan, các đơn vị và các ngành trên địa bàn thuộc địa phương quản lý không được tự ý đặt ra các chế độ định mức chi tiêu cho riêng mình, mà phải chấp hành và phục tùng tuyệt đối theo chế độ định mức của nhà nước và của thành phố ban hành (nếu có). Việc xác định các định mức chi thường xuyên bao gồm các khoản cần phải được định rõ mức chi tiêu, định mức chi tiêu này đòi hỏi địa phương phải dựa trên cơ sở mức chi tiêu của tỉnh và của nhà nước để từ đó xây dựng mức chi tiêu phù hợp với đặc điểm bộ máy tổ chức hành chính trên địa bàn tồn thành phố.
- Cơng tác lập, quyết định và phân bổ dự tốn ngân sách của các đơn vị thụ hưởng ngân sách, cơ quan tài chính, HĐND, UBND thành phố phải được nâng chất. Vì: trong điều kiện phân cấp ngân sách, định mức phân bổ ngân sách hiện còn chưa thật sự hợp lý, thì vấn đề đặt ra là làm sao phân bổ được tối ưu các nguồn lực tài chính được phân cấp này là hết sức cần thiết.
- Đối với một số khoản chi thường xuyên lớn phải thay đổi phương thức thực hiện, quản lý, cụ thể là đối với khoản chi sự nghiệp kinh tế, sự nghiệp môi trường. Đây là khoản chi chiếm tỷ trọng lớn trong chi thường xuyên, cần thay đổi theo hướng tổ chức xây dựng hoặc kiến nghị tỉnh chỉ đạo Sở Xây dựng dựa trên hệ thống định mức kinh tế kỹ thuật do Bộ Xây dựng ban hành để tiến hành xây dựng bộ đơn giá cho công tác phục vụ công cộng trên địa bàn thành phố, chủ yếu tập trung vào các công việc như: chiếu sáng cơng cộng, vệ sinh cơng cộng, chăm sóc cây xanh, bảo trì, sửa chữa hệ thống điện chiếu sáng cơng ích,.. trình UBND tỉnh ban hành. Kiên quyết chuyển từ phương thức giao kế hoạch đối với công tác phục vụ công ích như hiện nay sang phương thức đấu thầu, đây cũng là phương thức quản lý tiên tiến hiện nay đã được một số thành phố lớn đã và đang thực hiện, qua đó nhằm huy động mọi khả năng của các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế cùng tham gia vào công tác này, đồng thời giảm bớt gánh nặng cho NSNN. Điều này cũng nhằm nâng cao chất lượng cơng tác phục vụ cơng ích trên địa bàn thành phố ngày càng tốt hơn, thành phố ngày càng xanh, sạch, đẹp hơn.
- Thực hiện nghiêm pháp luật phòng chống tham nhũng, luật thực hành tiết kiệm chống lãng phí và các văn bản dưới luật, đặc biệt là tổ chức thực hiện một cách có hiệu quả Chương trình thực hành tiết kiệm, chống tham nhũng, lãng phí do UBND thành phố ban hành.
- Thực hiện nghiêm quy định của Nhà nước trong việc mua sắm trang thiết bị phương tiện làm việc trong các cơ quan hành chính, thành phố cần nghiên cứu ban hành quy định liên quan đến lĩnh vực này nhằm tăng cường phân cấp cho các đơn vị đi đôi với tăng cường trách nhiệm. Nâng cao hiệu quả sử dụng các khoản chi thường xuyên của NSNN, sử dụng tài sản công. Nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan, đơn vị trong việc quản lý sử dụng kinh phí thường xuyên của đơn vị.
- Tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị định 130/2005/NĐ-CP ngày 17/10/2005 [7]; Nghị định 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 [8] và Nghị định 16/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ [9], coi đây là biện pháp để nâng cao hiệu quả cơng tác của bộ máy hành chính, tăng cường trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức trong thực thi nhiệm vụ đồng thời góp phần tăng thu nhập cải thiện cuộc sống cho cán bộ, công chức, viên chức và người lao động.
Thời gian tới cần cần tập trung thực hiện một số biện pháp sau:
+ Đẩy mạnh công tác tuyên truyền quán triệt trong cán bộ, công chức các cơ quan hành chính, cơ quan Đảng, Đồn thể, các tổ chức chính trị - xã hội về các nội dung cơ bản của chủ trương này, để mọi người nhận thức rõ những lợi ích do thực hiện khốn mang lại, tránh nhận thức đơn thuần khốn kinh phí chỉ là để tăng thu nhập. Từ đó các đơn vị chủ động bàn bạc, thảo luận, xây dựng các giải pháp để tổ chức thực hiện.
+ Kiến nghị chính phủ và UBND tỉnh tiếp tục ban hành hệ thống các văn bản hoàn thiện cơ chế khốn biên chế và khốn chi hành chính cũng như ban hành các văn bản quy định các tiêu chí để đánh giá, lượng hóa mức độ hồn thành nhiệm vụ của các đơn vị nhận khốn. Đây cũng là căn cứ để các đơn vị xây dựng các định mức công việc nội bộ phục vụ cho việc đánh giá mức độ hồn thành nhiệm vụ của cán bộ, cơng chức.
+ Tăng cường thực hiện chương trình cải cách hành chính, rà soát sắp xếp lại bộ máy quản lý nhà nước theo hướng tinh gọn, giảm đầu mối, bỏ trung