Hạn chế trong quản lý ngân sách nhà nước tại thành phố Hà Tiên

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ HOÀN THIỆN CÔNG tác QUẢN lý NGÂN SÁCH THÀNH PHỐ hà TIÊN, TỈNH KIÊN GIANG (Trang 81 - 83)

6. Tổng quan vấn đề nghiên cứu

2.3.2. Hạn chế trong quản lý ngân sách nhà nước tại thành phố Hà Tiên

Trong những năm qua, công tác quản lý và điều hành ngân sách thành phố Hà Tiên đã đạt được nhiều kết quả tích cực. Song, vẫn còn có những hạn chế, thiếu sót, tồn tại nhất định từ khâu lập, chấp hành đến quyết toán NSNN.

2.3.2.1 Công tác lập dự toán

Một số đơn vị dự toán lập dự toán hàng năm còn chậm, do vậy việc lập dự toán chung cho toàn thành phố đôi lúc gặp khó khăn, chưa toàn diện; việc dự tính, dự báo các nguồn thu chưa thật sự sát, các đơn vị dự toán chưa tính được hết nhu cầu chi cho năm kế hoạch, do vậy dự toán chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế, dẫn đến việc thường xuyên điều chỉnh bổ sung.

Với nguyên tắc là dự toán ngân sách cấp huyện, nên phải căn cứ từ dự toán của các đơn vị lập dự toán. Tuy nhiên, thực tế cơ bản lại do phòng Tài chính - Kế hoạch tham mưu cho thường trực UBND thành phố ấn định cho các đơn vị dự toán theo chỉ tiêu, định mức UBND tỉnh giao.

Các tiêu chí để phân bổ ngân sách còn thiếu linh hoạt và chưa khoa học; hiện tượng thực hiện chế độ tinh giản biên chế theo hình thức kiêm nhiệm không được phân bổ kinh phí chi công việc đối với chức danh kiệm nhiệm; chưa tính được dự toán chi tăng lương niên hạn bình quân vào trong dự toán đầu năm, dẫn đến phải lập dự toán đề nghị xem xét cấp bổ sung kinh phí lương khi đơn vị có cán bộ, công chức được xếp nâng lương.

2.3.2.2 Công tác chấp hành dự toán

Tổng thể chi NSNN, phần lớn các nội dung chi hàng năm đều vượt so với dự toán đầu năm và phải điều chỉnh xin ý kiến biểu quyết của HĐND; chuyển nguồn ngân sách hàng năm đang ở mức cao, không phát huy hết giá trị tài chính của nguồn lực mang lại (năm 2018 là 75.957 triệu đồng; năm 2019 là 94.871 triệu đồng; năm 2020 là 230.027 triệu đồng).

Sự phối kết hợp giữa các cơ quan quản lý ngân sách còn nhiều hạn chế như: chế độ thông tin báo cáo chưa được thường xuyên theo quy định, đặc biệt là hệ thống báo cáo điện tử giữa ba ngành tài chính, thuế, KBNN chưa thống nhất, đồng bộ, chưa có sự kết nối giữa các ngành dẫn đến rất khó khăn trong việc theo dõi, tổng hợp báo cáo phục vụ cho quản lý và điều hành. Việc quản lý, khai thác nguồn thu còn bị bỏ sót,…

2.3.2.3 Công tác quyết toán ngân sách

Công tác quyết toán ngân sách đúng quy định, nhưng chất lượng đạt được chưa cao. Việc tổ chức xét duyệt và thẩm định quyết toán của các đơn vị dự toán và cơ quan tài chính đôi khi vẫn chưa đảm bảo đúng thời gian.

Chất lượng kế toán chưa tương xứng đáp ứng nhiệm vụ trong tình hình mới, còn chấp vá; một số nơi chưa bố trí sử dụng công chức đúng chuyên môn được đào tạo; một số đơn vị dự toán chấp hành chưa đúng pháp lệnh kế toán thống kê, về chế độ chứng từ, nguyên tắc ghi sổ, sử dụng tài khoản kế

toán; chế độ kế toán, báo cáo kế toán, báo cáo quyết toán còn gởi chậm, chế độ lưu trữ hồ sơ kế toán chưa thật sự khoa học.

2.3.2.4 Công tác thanh tra, kiểm tra

Công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát việc quản lý và sử dụng NSNN tại các đơn vị dự toán, các xã, phường chưa được quan tâm đúng mức; chưa được làm thường xuyên, chỉ mang tính vụ việc. Việc kiểm tra, giám sát chưa nghiêm túc, còn mang tính thủ tục.

Công tác lưu trữ chứng từ kế toán tại một số đơn vị, và xã phường chưa thật sự khoa học; sự phối kết hợp giữa đơn vị dự toán với ngành chuyên môn trực tiếp chưa thật sự chặt chẽ, sâu sát.

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ HOÀN THIỆN CÔNG tác QUẢN lý NGÂN SÁCH THÀNH PHỐ hà TIÊN, TỈNH KIÊN GIANG (Trang 81 - 83)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(118 trang)
w